CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

Một phần của tài liệu Giáo án tuần 14 lớp 4A - Buổi 1 - Năm học 2019 -2020 (Trang 30 - 34)

1. Kiến thức:

- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miểu tả trong phần thân bài.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cái trống trường.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, phát triển ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được - Câu hỏi: thế nào là miêu tả

- Nhận xét.

2. Bài mới: 30 phút 2.1.Giới thiệu:

2.2. Bài mới

Hoạt động 1: Hd tìm hiểu bài.

Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài văn - Học sinh đọc chú giải.

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu

- Bài văn tả cái gì?

- Tìm các phần mở bài và kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?

- Các phần mờ bài, kết bài đó giống với những cách mở bài , kết bài nào đã học - Mở bài trực tiếp là như thế nào?

- Thế nào là kết bài mở rộng?

- Phần thân bài tả cái cối xay theo trình tự như thế nào?

Bài 2:

- Khi tả 1 đồ vật, ta cần tả những gì?

*Ghi nhớ:

- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.

Hoạt động 2: Luyện tập

- Gọi học sinh đọc tên và yêu cầu

- Học sinh trao đổi theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- Câu văn nào tả bao quát cái trống?

- Tên các bộ phận của cái trống được miêu tả?

- 2 học sinh lên bảng viết - Học sinh trả lời

- Lắng nghe

- Học sinh đọc - HS quan sát

- Tả cối xay gió bằng tre

- Mở bài: “ Cái cối xay... nhà trống”

- Kết bài: “Cái cối xay... anh đi”

- Mở bài giới thiệu cái cối

- Kết bài nói lên tình cảm của bạn nhỏ với các đồ dùng trong nhà.

- Mở bài trực tiếp , kết bài mở rộng trong văn kể chuyệ

- Là giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối xay

- Kết bài mở rộng là bình luận thêm về đồ vật.

- Khi tả ta cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tà những đặc điểm nổi bật & thể hiện được tình cảm của mình với đồ vất ấy.

- HS đọc - HS đọc - HS trao đổi

- Dùng bút chì gạch chân câu văn tả bao quát cái trống, những bộ phận cái trống được miêu tả , những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống

- Câu : “Anh chàng... bảo vệ”

- Mình trống

- Ngang lưng trống - Hai đầu trống

- Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống?

- Yêu cầu học sinh viết thêm mở bài, kết bài cho thân bài trên.

- Gọi học sinh trình bày bài làm - Giáo viên sửa lỗi

3. Củng cố, dặn dò: 3 phút

- Khi viết văn cần miêu tả những gì?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà viết đoạn mở bài, kết bài

- Hình dáng: Tròn như cái chum, mình được ghép những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa khum nhỏ ở hai đầu;

ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

- Âm thanh: tiếng trống ồm ồm giục giã

“Tùng! Tùng! Tùng!-giục trẻ em rảo bước tới trưòng, trống cầm càng theo nhịp “Cắc tùng…

- HS viết

- HS trình bày

- HS trả lời

- Lắng nghe và ghi nhớ ---

TUẦN 14 I. Nhận xét tuần qua

1. Các tổ trưởng lên nhận xét tổ mình trong tuần qua 2. Lớp trưởng lên nhận xét

3. GV nhận xét chung

*) Ưu điểm:

...

...

...

...

...

*) Nhược điểm:

...

...

...

...

...

*) Tuyên dương:

- Cá nhân:...

- Tổ:...

II. Phương hướng tuần 15

...

...

...

Sinh hoạt Đội (20p)

GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

I. Mục tiêu

- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân.

- HS nêu được một số gương liệt sỹ tiêu biểu, trả lời được một số câu hỏi về truyền thống của quân đội, từ đó giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.

- Thi hát, đọc thơ về đề tài Anh bộ đội Cụ Hồ.

- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tổ chức hoạt động, kĩ năng hợp tác.

II. Tài liệu và phuơng tiện - Loa, đài

III. Các hoạt động chính

* Hoạt động 1: Thông tin - Gv nêu Y/c nội dung tiết học.

- Hai em Khánh Linh và Minh Hằng lên đọc truyền thống ngày quân đội nhân dân Việt Nam.

Khánh Linh: Cách đây 70 năm, ngày 22/ 12/ 1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Buổi đầu chỉ với 34 chiến sĩ do bác Hoàng Sâm làm đội trưởng. Trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đến nay, quân đội ta đã trở thành một trong những quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới.

Khánh Linh: Lịch sử quân đội ta gắn liền với lịch sử của cách mạng, của dân tộc. Bởi Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Suốt 70 năm đồng hành cùng dân tộc, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, quân đội ta đã làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đã đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, mang lại độc lập, tự do cho Tổ quốc; đã thực hiện những nghĩa vụ quốc tế cao cả. Những tấm gương chiến đấu và hi sinh anh dũng của các chiến sĩ quân đội như Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Viết Xuân, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc… luôn luôn sống mãi cùng chúng ta. Và hôm nay, trong công cuộc đổi mới của toàn đảng, toàn dân, quân đội lại tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

* Hoạt động 2: Giao lưu tìm hiểu về truyền thống của quân đội

Khánh Linh: Hôm nay, nhân kỉ niệm 70 năm ngày thành lập quân đội, chúng ta cùng tìm hiểu truyền thống hào hùng của quân đội ta. Mời các bạn cùng tham gia.

Minh Hằng: Và sau đây, mỗi lớp các bạn chọn ra 5 bạn cùng lên trả lời câu hỏi. Mỗi câu hỏi nêu ra, trong vòng 10 giây, các bạn phải có tín hiệu trả lời. Ai có tín hiệu trước, sẽ giành được quyền trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được tính 5 điểm, trả lời sai không có điểm. Các bạn đã sẵn sàng chưa?

Câu hỏi 1: Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?

(Đáp án: Ngày 22/12/1944)

Câu hỏi 2: Lúc mới thành lập, quân đội ta có tên gọi là gì?

(Đáp án: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân).

Câu hỏi 3: Đội trưởng của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân ngày đó là ai?

(Đáp án: Bác Hoàng Sâm)

Câu hỏi 4: Ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã trận đầu giành chiến thắng, đó là những trận thắng nào? (Trận Phai Khắt và trận Nà Ngần).

Câu hỏi 5: Ai là người được mệnh danh là Người anh cả của Quân đôi?

(Đáp án: Cố đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).

Câu hỏi 6: Ai là người được coi là người cha của các lực lượng vũ trang nhân dân?

(Đáp án: Bác Hồ).

Câu hỏi 7: Từ ngày thành lập đến nay, quân đội ta đã đổi tên mấy lần?

(Đáp án: 3 lần: Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Giải phóng quân và Quân đội nhân dân Việt Nam).

Câu hỏi 8: Ngày 7 tháng 5 năm 1954 nhắc bạn nhớ tới sự kiện lịch sử nào?

(Đáp án: Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ, kết thúc vang dội chín năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp).

Câu hỏi 9: Hãy nêu tên của người anh hùng liệt sĩ đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?

(Đáp án: Phan Đình Giót).

Câu hỏi 10: Ai là người đã nói câu nói nổi tiếng Nhằm thẳng quân thù, bắn!

(Đáp án: Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân)

Câu hỏi 11: Ai là tác giả của cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi? (Đáp án:

Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc).

Câu hỏi 12: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày kỉ niệm sự kiện lịch sử nào?

(Đáp án: Quân ta đại thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước).

* Hoạt động 3: Thi hát, đọc thơ về Anh bộ đôi.

Hai bạn dẫn chương trình cho các lớp chọn đội tuyển để tham gia thi (cũng có thể để các em tham gia tự do).

* Hoạt động 4: Tổng kết

Minh Hằng: Ôn lại những trang sử vinh quang của quân đội ta, chúng ta càng biết ơn sâu sắc và vô cùng kính trọng Anh bộ đội Cụ Hồ. Chúng ta hãy làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc các tượng đài liệt sĩ ở địa phương, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các bác thương binh,…những người đã hi sinh xương máu của mình, đã dâng cho tổ quốc những đứa con rứt ruột sinh ra của mình để bảo vệ độc lập cho tổ quốc, tự do cho dân tộc, hòa bình cho làng xóm, quê hương…

Tuyên dương các bạn đã tích cực tham gia

Khánh Linh : Chúng ta hãy cùng nhau làm tốt năm điều Bác dạy để trở thành những công dân có ích cho đất nước mai sau các bạn nhé!

--- HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

(dạy sách Văn hóa giao thông)

Một phần của tài liệu Giáo án tuần 14 lớp 4A - Buổi 1 - Năm học 2019 -2020 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w