Khái quát về thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2014

Một phần của tài liệu Pháp luật về phá sản doanh nghiệp hợp tác xã tại tòa án (Trang 20 - 25)

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ VÀ THỦ TỤC PHÁ SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2014

1.2 Khái quát về thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2014 và những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong thủ tục phá sản

1.2.1 Khái quát về thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2014

Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, Tòa án có vị trí trung tâm và có thẩm quyền quyết định trong các giai đoạn của tố tụng phá sản ở Việt Nam. Chỉ Tòa án nhân dân mới là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã9 và doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là phá sản về mặt pháp lý khi và chỉ khi có quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan Tòa án có thẩm quyền. Việc trao cho Tòa án một thẩm quyền to lớn như vậy là một nét đặc thù cơ bản của Luật Phá sản nước ta. Điều này được quy định bởi các đặc điểm của nền kinh tế và xã hội nước ta.

Hiện tượng phá sản ở nước ta diễn ra gay gắt, trong khi đó, giải quyết phá sản lại là một quá trình hết sức phức tạp kéo dài. Pháp luật về phá sản có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, cho các doanh nghiệp bị mắc nợ, cho người lao động, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và góp phần có hiệu quả vào việc cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, việc trao nhiều quyền hạn cho Tòa án trong việc giải quyết phá sản kể từ khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã cho tới khi giải quyết xong mối quan hệ tài sản giữa chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản là phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của nước ta.

Về cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được hiểu dưới các khía cạnh sau:

 Thứ nhất, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản là phạm vi, quyền hạn của Tòa án trong việc thực hiện quy định pháp luật về giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;

 Thứ hai, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản là toàn bộ các hoạt động tố tụng thực hiện quyền hạn mà Tòa án được phép tiến hành, bằng sự chủ động, độc lập, tôn trọng sự thật khách quan, trên nền tảng các quy định của pháp luật giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ các hoạt động đó;

9 Điều 9 Luật Phá sản năm 2014.

16

 Thứ ba, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là sự phân định quyền hạn giữa Tòa án với các cơ quan khác trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tóm lại, có thể nói: Thẩm quyền của Tòa án trong thủ tục phá sản còn là căn cứ để phân định quyền hạn giữa các Tòa án với nhau. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật tố tụng, Tòa án là cơ quan có chức năng giải quyết các vụ án, các tranh chấp được quy định trong luật nội dung. Tuy nhiên, từng cấp Tòa án có thẩm quyền khác nhau về phạm vi giải quyết các tranh chấp nói chung và giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã nói riêng.

Khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án chỉ định Thẩm phán thay mặt Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến phá sản.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Phá sản năm 2014:

“Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc một Tổ Thẩm phán gồm 3 thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản”.

Lúc này thẩm quyền của Tòa án được thể hiện thông qua thẩm quyền của Thẩm phán trong việc đôn đốc chỉ đạo quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Việc trao cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã xuất phát từ cơ sở sau:

 Xuất phát từ bản chất của hiện tượng phá sản

Phá sản về bản chất chính là việc con nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình cho các chủ nợ. Ngoài ra, phá sản còn kéo theo nhiều hậu quả xấu cho xã hội như tình trạng thất nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, ảnh hưởng doanh nghiệp, hợp tác xã khác. Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, khi giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có rất nhiều điểm tranh luận lớn không giải quyết được, đó là việc điều hòa giữa lợi ích của con nợ với lợi ích của chủ nợ; đó là việc tìm kiếm cách thức phân chia tài sản của con nợ cho các yêu cầu chính đáng của chủ nợ trong khi tổng giá trị của tài sản nhỏ hơn tổng giá trị các yêu cầu chính đáng của chủ nợ. Để góp phần hạn chế những mâu thuẫn trên pháp luật các nước đều trao thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản cho Tòa án.

17

 Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Tòa án trong hệ thống cơ quan nhà nước

Các nước trên thế giới đều giao quyền tư pháp cho Tòa án, Tòa án sẽ có quyền nhân danh nhà nước đưa ra các phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể khác, và quyết định này sẽ được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế.

Khi tham gia giải quyết yêu cầu phá sản, Tòa án với tư cách người thứ ba không có quyền lợi liên quan sẽ nhân danh nhà nước đứng ra giúp chủ nợ, con nợ và những người liên quan đạt được những thỏa thuận liên quan đến việc phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, Tòa án tạo cơ hội cho doanh nghiệp, hợp tác xã tự cứu mình.

Giải quyết phá sản là một quá trình phức tạp với rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể có liên quan, khi mà ý thức và sự hiểu biết pháp luật của đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã là chưa cao thì việc trao thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã cho Tòa án là cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của Luật Phá sản năm 2014 – Đó là bảo vệ lợi ích của chủ nợ, con nợ, người lao động, góp phần tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội...

Theo pháp luật phá sản nước ta, khi tham gia vào giải quyết phá sản, Tòa án là chủ thể giữ vị trí trung tâm và thẩm quyền quyết định không chỉ trong các vấn đề mang tính pháp lý mà còn trong cả các vấn đề mang tính kinh tế như quyết định công nhận hoặc sửa đổi phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thẩm quyền, nhiệm vụ, cụ thể của Tòa án theo Luật phá sản năm 2014 và Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP ngày 16/8/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản, gồm:

 Nhận - xử lý đơn - thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thụ lý và quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản. Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc thụ lý cũng như quyết định mở thủ tục phá sản (Điều 7 Luật Phá sản năm 2014). Trong trường hợp thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ

18

doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức liên quan để xem xét, kiểm tra căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu không có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì Tòa án sẽ ra quyết định không mở thủ tục phá sản (Điều 42 Luật Phá sản năm 2014).

 Quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (Điều 61, 62 Luật Phá sản năm 2014).

Hoàn thiện cơ chế bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, Luật Phá sản năm 2014 trao cho Thẩm phán một số quyền hạn sau đây:

 Tuyên bố vô hiệu các giao dịch mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán đã thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của chủ nợ không có bảo đảm (Điều 59, 60 Luật Phá sản năm 2014);

 Quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đó có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã theo yêu cầu của chủ nợ (Điều 61 Luật Phá sản năm 2014).

 Triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ.

Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ.

Theo quy định của Điều 75 Luật Phá sản năm 2014, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kể từ ngày kiểm kê xong tài sản (Điều 65 Luật Phá sản năm 2014), Gửi giấy đòi nợ (Điều 66 Luật Phá sản năm 2014), lập danh sách chủ nợ (Điều 67 Luật Phá sản năm 2014), lập danh sách người mắc nợ (Điều 68 Luật Phá sản năm 2014) của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chủ trì. Thẩm phán có quyền quyết định hoãn Hội nghị chủ nợ nếu không đủ điều kiện, trong trường hợp Hội nghị chủ nợ không thành thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản (Điều 80 Luật Phá sản năm 2014).

19

 Quyết định công nhận và giám sát thực hiện Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ, Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Thẩm phán phụ trách vụ việc phá sản xem xét phương án hồi phục để quyết định đưa ra Hội nghị chủ nợ; nếu phương án phục hồi hoạt động kinh doanh chưa đảm bảo các yêu cầu về mặt hình thức do pháp luật quy định thì Thẩm phán có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì Nghị quyết này chỉ có hiệu lực đối với các bên có liên quan sau khi được Thẩm phán ra quyết định công nhận (Điều 92 Luật Phá sản năm 2014). Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã nếu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện xong phương án phục hồi hoặc được sự đồng ý của các chủ nợ (Điều 95 Luật Phá sản năm 2014). Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản (Điều 96 Luật Phá sản năm 2014).

 Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã khi thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Thẩm quyền giám sát, kiểm tra của Tòa án đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thể hiện ở các quy định sau:

 Giám sát, ngăn ngừa doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản hoặc thực hiện các hành vi làm thiệt hại lợi ích chung của các chủ nợ như: thanh toán nợ không có bảo đảm, từ bở hoặc giảm bớt quyền đòi nợ, chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (Điều 48 Luật Phá sản năm 2014);

 Các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã về cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng, cho, cho thuê tài sản; nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng;

chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lục; vay tiền; bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản; thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh

20

doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo cho Thẩm phán (Điều 49 Luật Phá sản năm 2014).

 Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

Theo quy định tại Điều 106, 107 của Luật Phá sản năm 2014, Tòa án nhân dân giải quyết theo thủ tục thông thường và ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản đối với các trường hợp sau: Hội nghị chủ nợ không thành; Nghị quyết đề nghị tuyên bố phá sản của Hội nghị chủ nợ; doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán.

 Xử lý trường hợp có tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; Xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

Trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản, thanh lý tài sản, các khoản nợ, có thể xuất hiện các trường hợp xảy ra tranh chấp tài sản, hoặc phát sinh tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xử lý các trường hợp này (Điều 114, 115 của Luật Phá sản năm 2014).

Một phần của tài liệu Pháp luật về phá sản doanh nghiệp hợp tác xã tại tòa án (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)