Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong thủ tục phá sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về phá sản doanh nghiệp hợp tác xã tại tòa án (Trang 25 - 29)

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ VÀ THỦ TỤC PHÁ SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2014

1.2 Khái quát về thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2014 và những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong thủ tục phá sản

1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong thủ tục phá sản

Luật Phá sản nói chung và quy định pháp luật về Pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã tại Tòa án nói riêng đều chịu sự ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tồn tại khách quan trong xã hội. Tòa án có thẩm quyền tuyệt đối được pháp luật quy định cụ thể trong Luật Phá sản. Nhưng khi xác định Pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong thủ tục phá sản pháp luật phải dựa trên các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng nhất định. Hay nói cách khác, trong số các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến việc xác định Pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong thủ tục phá sản, cần phải kể đến là:

Tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế; Thực tiễn năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và cơ chế thực thi phán quyết của Tòa án nói riêng; Văn hoá pháp lý và ý thức của các nhà kinh doanh.

 Tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế

21

Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất không chỉ đối với sự ra đời mà còn đối với cả nội dung cơ bản của luật phá sản. Như chúng ta đã biết, phá sản với tư cách là một hiện tượng kinh tế - xã hội, không đặc trưng cho mọi nền kinh tế, do đó, pháp luật phá sản với tư cách là một chế định pháp luật không phải ở chỗ nào cũng tồn tại. Một nền kinh tế mà ở đó, các chủ thể kinh doanh không được tự do sở hữu, tự do hành nghề, tự do quyết định các công việc của mình thì ở đó đương nhiên không có cạnh tranh, không có phá sản và do đó, không thể nói đến sự tồn tại và phát triển của pháp luật về phá sản. Như vậy, kinh tế thị trường là nguồn gốc kinh tế - xã hội sâu xa và cơ bản nhất của pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã tại Tòa án nói chung và việc xác định Pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong thủ tục phá sản nói riêng10. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giải quyết phá sản cũng như các hậu quả pháp lý nghiêm trọng mà nó có thể gây ra cho xã hội, nền kinh tế nói chung và các bên có liên quan nói riêng nên về nguyên tắc, việc giải quyết phá sản không thể được giao cho một cơ quan nào khác ngoài Toà án thực hiện. Tuy nhiên, tên gọi, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, nhiệm vụ của Toà án của các nước có nền kinh tế phát triển khác nhau được quy định là không giống nhau. Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những sự khác biệt này phải kể đến chính là mức độ phát triển của nền kinh tế mà biểu hiện bên ngoài của nó là sự nhộn nhịp, đa dạng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, tính khốc liệt của các hành vi cạnh tranh trên thương trường.

 Thực tiễn năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và cơ chế thực thi phán quyết của Tòa án nói riêng

Xét về khả năng được thực thi như thế nào thì pháp luật có thể được chia thành 2 loại. Thuộc loại thứ nhất là các văn bản pháp luật mà tự chúng có thể đi vào cuộc sống mà không cần đến sự hỗ trợ đáng kể nào của Nhà nước. Trong số các văn bản pháp luật này, có thể nhắc đến là Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại và các văn bản pháp luật có tính tư khác (luật tư). Các quy định trong các đạo luật này có thể “tự hành” vào cuộc sống vì việc thực hiện chúng phần nhiều phụ thuộc vào ý chí và tính chủ động của người có quyền. Loại pháp luật thứ hai là loại pháp luật mà khả năng “tự hành”

của nó là rất kém và do đó, việc thực thi nó có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước [18]. Trong số các đạo luật này có Bộ luật Hình sự, Luật Cạnh tranh và Luật Phá sản. Giải quyết phá sản chủ yếu là công việc của toà án mà thẩm phán là người đại diện. Vì vậy, một Toà án yếu về mặt

10 Lê Tuấn Anh (2013), Vai trò của Tòa án trong các giai đoạn giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ Luật học, tr. 25

22

chuyên môn, kém về trang thiết bị vật chất - kỹ thuật và các điều kiện khác sẽ là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà lập pháp phải tính đến quan tâm khi giải quyết các vấn đề thuộc nội dung của Luật Phá sản, nhất là vấn đề xác định phạm vi áp dụng của Luật Phá sản, vấn đề xác định thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ cho Toà án trong quá trình giải quyết một vụ việc phá sản cụ thể. Rõ ràng là, khi Nhà nước chưa đủ sức để đảm đương một số công việc rất lớn thì việc hạn chế như vừa nêu trên là hoàn toàn có cơ sở lý luận và thực tiễn.

 Văn hoá pháp lý và ý thức của các nhà kinh doanh

Khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định Pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã tại Tòa án không chỉ phải căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cơ chế thực thi phán quyết của Tòa án mà còn phải tính đến văn hoá pháp lý nói chung và ý thức của các nhà kinh doanh nói riêng. Giải quyết phá sản thực chất là giải quyết mối xung đột về quyền lợi vật chất giữa các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Một thực tế hiện nay ở Việt Nam là các nhà kinh doanh có xu hướng “dĩ hòa vi quý”, luôn chịu tác động của nguyên tắc “đảm bảo chữ tín trong kinh doanh”, ngại khiếu kiện ra cơ quan công quyền mà thường có tâm lý tìm đến các phương thức khác đòi nợ trước, chỉ khi không thể đòi nợ được thì mới nhờ cậy đến cơ quan công quyền. Rõ ràng là, mọi việc sẽ được giải quyết một cách êm thấm, yên ổn và nhanh gọn hơn nhiều nếu các chủ thể có liên quan đến việc phá sản này hiểu nhau, thông cảm cho nhau, biết lắng nghe nhau và biết giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Trong hoàn cảnh như vậy, chắc chắn là thẩm quyền của Toà án sẽ đơn giản đi rất nhiều. Điều này giải thích tại sao ở các nước có nền kinh tế phát triển, rất nhiều công việc đã được Luật Phá sản giao cho Hội nghị chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán tự thực hiện còn Toà án chỉ giải quyết những việc mà xét về mặt bản chất họ không thể được làm. Điều này cũng giải thích tại sao ở Việt Nam, Toà án lại luôn luôn được xây dựng thành một chủ thể có vị trí trung tâm, chủ thể có thẩm quyền quyết định trong quá trình giải quyết phá sản. Ý thức của nhà kinh doanh còn hạn chế, không nhận biết được những mặt tích cực của thủ tục phá sản, không yêu cầu hoặc không hợp tác với Tòa án trong việc giải quyết tuyên bố phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong hoàn cảnh như vậy, Nhà nước ta, mà cụ thể là Toà Kinh tế không thể đứng ngoài cuộc mà buộc phải trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý một vụ việc phá sản cụ thể. Khi những hạn chế như vừa nêu trên của các nhà kinh doanh được khắc

23

phục thì chắc chắn rằng, thẩm quyền của Toà án nước ta sẽ thay đổi một cách đáng kể, theo hướng chỉ phải làm những việc đáng phải làm.

Kết luận chương

Chương này trình bày khái quát về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã tại Tòa án cũng như thẩm quyền của Tòa án trong thủ tục giải quyết phán sản.

Chủ thể kinh doanh được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại nhằm mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, trong môi trường kinh tế thị trường, giữa các doanh nghiệp luôn cạnh tranh với nhau nhằm thực hiện mục đích của họ.

Chính vì sự cạnh tranh quyết liệt, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã do quản lý kém hoặc do những nguyên nhân khác nhau đã dần yếu đi mà dẫn đến sản xuất kinh doanh đình đốn, nợ nần chồng chất, đi tới chỗ mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của họ - doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào trình trạng mất khả năng thanh toán theo Luật Phá sản năm 2014.

Luật Phá sản năm 2014 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán vì Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền xét xử của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ việc phá sản được quy định cụ thể trong các quy phạm của Luật Phá sản năm 2014 như giai đoạn nhận - xem xét - thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, giai đoạn mở Hội nghị chủ nợ và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, giai đoạn tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản thanh lý tài sản, các khoản nợ.

24

Một phần của tài liệu Pháp luật về phá sản doanh nghiệp hợp tác xã tại tòa án (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)