Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hình thành, phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam (Trang 36 - 38)

- Thứ sáu, chúng ta đã có khá nhiều văn bản pháp qui dưới luật nhằm hướng dẫn hoạt động của các Tổng công ty Và để kiểm soát hoạt động của bộ máy điều

1.Về phía doanh nghiệp

1.1. Việc hình thành TĐKT phải xuất phát từ nhu cầu nội tại của doanh nghiệp nghiệp

Cần phải hiểu rằng, mô hình tập đoàn là sản phẩm của một quá trình tích tụ tư bản kéo dài, đến khi đủ lớn thì bản thân nội tại của nó đủ tiềm năng sẽ trở thành tập đoàn dưới sự thừa nhận của thị trường, chứ không phải là một sự sắp xếp duy ý chí, sự lắp ghép cơ học một số doanh nghiệp như nhiều trường hợp đang diễn ra ở nước ta. Đẩy nhanh quá trình TĐKT là cần thiết nhưng không nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn và thành lập tràn lan. Bởi với cách làm như thế sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát những mâu thuẫn nội tại và cơ bản không giải quyết được những tiêu chí, bản chất của tập đoàn.

1.2 Nhận thức việc hình thành TĐKT nhằm tối ưu hóa việc sử dụngnguồn lực và lợi thế của doanh nghiệp trên cơ sở tận dụng sức mạnh liên kết giữa lực và lợi thế của doanh nghiệp trên cơ sở tận dụng sức mạnh liên kết giữa các thành viên

Cùng với sự tiến bộ của lực lượng sản xuất, trước hết là khoa học và công nghệ, quá trình hợp tác, liên kết gắn bó lâu dài, nhằm mục đích tăng cường tiềm lực cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp tự nguyện sáp nhập, hợp nhất, hoà hợp, kết hợp với nhau về cả phương diện liên kết ngang lẫn liên kết dọc thành một tập đoàn, công ty lớn hơn. Trong quá trình này, mối liên hệ giữa cạnh tranh và liên kết vận động phát triển một cách biện chứng không ngừng. Chính nhân tố cạnh tranh trên thị trường đã thúc đẩy các doanh nghiệp sáp nhập với nhau. Sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp làm hạn chế cạnh tranh trong nội bộ một ngành, nhưng đồng thời lại tăng cường sức cạnh tranh của tổ chức trên thị trường, nhất là thị trường

thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức đúng đắn vấn đề này, không nên lợi dụng mối liên kết để tạo ra “một lớp vỏ bọc hào nhoáng hoành tráng khuyết trương”. Phải tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang, xác lập mối quan hệ bạn hàng và nhanh chóng hình thành hệ thống phân phối. Cần nhận thức được rằng cạnh tranh và hợp tác luôn song hành trong hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

Vấn đề nguồn nhân lực trong TĐKT: việc quản trị một TĐKT với quy mô lớn với nhiều mối quan hệ chằng chịt, đan xen là một trong những thách thức đặt ra với các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, bản thân các nhà quản trị doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt kiến thức lẫn bản lĩnh kinh doanh để có thể đảm đương được vai trò của mình trong hành trình tiến ra biển lớn với những bứt phá mới. Nó đòi hỏi người thuyền trưởng ngoài sự thông hiểu về kiến thức hàng hải còn phải có một bản lĩnh vững vàng, sự năng động nhạy bén và khả năng ứng phó để sẵn sàng đương đầu với các thách thức, bão táp trong suốt cuộc hành trình trên đại dương.

1.3 Trước khi quyết định thành lập, các TĐKT phải tự chủ về chiến lược kinh doanh kinh doanh

Các doanh nghiệp được toàn quyền chủ động trong việc xác định các mục tiêu, định hướng và các giải pháp thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Tức là, các doanh nghiệp phải xác định được chiến lược mặt hàng và chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn đúng chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng mà đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, áp dụng các tiêu chuẩn ISO, hoàn thiện phương thức kinh doanh, tạo ra bản sắc riêng có, những nét độc đáo riêng có của doanh nghiệp mình thông qua đó mà thu hút khách hàng, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu.

1.4 Xây dựng bộ máy cán bộ quản trị điều hành TĐKT

Bước vào sân chơi toàn cầu hóa, việc thành công hay thất bại của các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào vị trí giám đốc điều hành bởi đây chính là “linh hồn” của một doanh nghiệp. Có thể nói rằng cho đến nay, điều hành về quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị TĐKT nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Các chương trình đào tạo của chúng ta vẫn còn mang nặng tính lý thuyết và xem nhẹ phần thực tiễn. Vì vậy, giải pháp trước mắt là cần thiết lập các chương trình liên kết với nước ngoài trong việc đào tạo đội ngũ nhân sự quản trị, điều hành TĐKT. Trong đó , cần coi trọng cả mặt lý thuyết và thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu “đi tắt đón đầu” trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho TĐKT đã, đang và sẽ hình thành trong tương lai.

Một phần của tài liệu hình thành, phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam (Trang 36 - 38)