Nhà nước quản lý phần vốn của mình trong các TĐKT thông qua đại diện chủ sở hữu nhà nước trong hội đồng quản trị của tập đoàn.

Một phần của tài liệu hình thành, phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam (Trang 25 - 30)

chủ sở hữu nhà nước trong hội đồng quản trị của tập đoàn.

2.2. Thực trạng Tập đoàn kinh tế Việt Nam trong thời gian qua

Hiện có 8 tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt đề án thí điểm công ty mẹ, công ty con như bưu chính viễn thông, than- khoáng sản, dầu khí, điện lực, công nghiệp tàu thuỷ, dệt may, cao su, tài chính – bảo hiểm. Đó có thể coi là các mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước đang có ở nước ta. Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp mạnh, liên kết các thế mạnh để hoạt động dưới một bộ máy điều hành chung, một thương hiệu chung tạo ra sự phát triển vượt bậc theo mô hình của các tập đoàn kinh tế tư nhân như FPT, Hoà Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm, Kinh Đô, Trung Nguyên…

Về trình độ tích tụ, tập trung hóa sản xuất kinh doanh

Đa số các tập đoàn kinh tế thế giới đều có quy mô lớn về vốn, doanh thu, lao động, máy móc thiết bị, số các doanh nghiệp thành viên. Năm 1999, giá trị cổ phiếu

của Tập đoàn General Electric là 259 tỉ USD, Tập đoàn Exxon là 172 tỉ USD, Tập đoàn Coca cola là142 tỉ USD, Tập đoàn Philipmorit có 112 tỉ USD, Tập đoàn Toyota motor là 86 tỉ USD. So với các tập đoàn kinh tế trên thế giới và khu vực, các tổng công ty của ta chưa thực sự là tập đoàn kinh tế xét theo tiêu chí quy mô (trước hết là về vốn). Tính đến tháng 6 năm 2003, 17 tổng công ty 91 có tổng số vốn nhà nước là 95.000 tỷ đồng, bình quân vốn nhà nước ở mỗi tổng công ty là 5.588 tỷ đồng (tương đương 355 triệu USD). Trong số 17 tổng công ty 91, có tới 14 tổng công ty có số vốn dưới 1000 tỷ đồng. Do mỗi nước có trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất và có những mục tiêu, yêu cầu cụ thể riêng, nên sự so sánh đơn giản ấy sẽ có thể dẫn tới nghi ngờ hoặc phủ định khả năng hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp này. Trong điều kiện nước ta hiện nay, để tập đoàn kinh tế hình thành và hoạt động có hiệu quả, phát huy được thế mạnh, cần có mức vốn thấp nhất là 12.000 tỷ đồng – tương đương 750 triệu USD.

Về mối quan hệ liên kết

Về thực chất, tập đoàn kinh tế là công ty cổ phần với mối liên kết kiểu công ty mẹ – công ty con. Hiện nay, mô hình công ty mẹ – công ty con là hình thức liên kết phổ biến của tập đoàn kinh tế ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu, mục đích xây dựng tập đoàn kinh tế ở nước ta.

Về môi trường kinh doanh

Bất cứ một loại hình tổ chức nào muốn ra đời, tồn tại và phát triển đều đòi hỏi phải có môi trường thích hợp. Môi trường kinh doanh vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực đến tập đoàn. Vì lẽ đó, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của tập đoàn là đòi hỏi búc xúc và quan trọng. Đó chính là điều kiện sống còn để hình thành và phát triển tập đoàn. Môi trường để tập đoàn kinh tế hình thành và hoạt động có hiệu quả bao gồm:

+ Môi trường pháp lý: Gồm hệ thống pháp lý và các văn bản pháp quy, trong đó đặc biệt quan trọng là các luật về kinh doanh, chống độc quyền và các quy chế khung về tổ chức và hoạt động của các loại hình tổ chức kinh doanh. Chúng ta cần phải có hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tự do liên kết

kinh tế để hình thành lợi nhuận bình quân, và có chính sách phân phối lợi nhuận theo vốn đầu tư. Hệ thống pháp luật có liên quan đến tập đoàn kinh tế phải có tác dụng tạo điều kiện cần thiết, khuyến khích tập đoàn kinh tế phát triển, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các mặt tiêu cực phát sinh trong hoạt động của tập đoàn kinh tế.

+ Môi trường kinh tế: Bao gồm sự phát triển của thị trường và các quan hệ kinh tế trên thị trường, sự phát triển của các quan hệ cạnh tranh và liên kết kinh tế giữa các chủ thể, sự khẳng định các quan hệ sở hữu tồn tại hợp pháp, sự phát triển của các quan hệ phân công, hiệp tác…

Về trình độ cán bộ quản lý

Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn và độ phức tạp cao trong tổ chức quản lý, nên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thực sự có năng lực, trình độ cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt, để quản lý điều hành bộ máy của tập đoàn hoạt động có hiệu quả. Sẽ là vô cùng nguy hiểm khi Nhà nước trao một lượng vốn lớn hàng ngàn tỷ đồng vào tay nhà quản lý, kinh doanh chưa đủ tầm, chưa đủ tài và kinh nghiệm để tổ chức quản lý quy mô tập đoàn kinh tế. Mặt khác, sẽ là quá mạo hiểm khi doanh nghiệp tư nhân nào lại đem doanh nghiệp và vốn của mình gia nhập tập đoàn kinh tế nhà nước mà đội ngũ cán bộ ở đó yếu kém. Cho nên, một trong những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế là phải có đội ngũ chủ doanh nghiệp, cũng như đội ngũ các nhà quản lý điều hành có tài, giàu kinh nghiệm quản lý và quản trị kinh doanh trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường để ngang tầm với quy mô tập đoàn kinh tế.

Hiện nay cả nước có 74 TCT 90 và 17 TCT 91. Về mặt tài sản tất cả đều thuộc sở hữu nhà nước. Các TCT hiện chiếm một số vốn khổng lồ khoảng 53.000 tỷ đồng, bằng 72% tổng số vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp. Về bản chất, các TCT này chịu sự chi phối của nhân tố tổ chức - hành chính thuần tuý hơn là nhân tố công nghệ - thị trường. Về mặt kinh doanh, hầu hết các TCT kinh doanh đơn ngành, đơn lĩnh vực. Điều đặc biệt cần nói là ngoại trừ những TCT có "điều

kiện hoặc ưu đãi đặc biệt" như dầu khí, bưu chính viễn thông, còn lại kết quả kinh doanh của các TCT đạt hiệu quả rất thấp.

Như trên có thể thấy rằng, chiến lược phát triển các tập đoàn kinh tế được xây dựng trên nền tảng các TCT vốn dĩ khá ốm yếu và chủ yếu sống được nhờ dựa vào trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Chúng ta đã bắt đầu quyết tâm thực hiện chiến lược của mình bằng cách đi ngược lại nguyên tắc sơ đẳng nhất trong kinh doanh, dù là chỉ những thực thể lành mạnh, kinh doanh cú hiệu quả mới có cơ hội phát triển cơ cấu tổ chức của mình. Chúng ta mong muốn xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh và kỳ vọng vào nó rất nhiều nhưng về bản chất các tập đoàn này chỉ là sự thoát thai từ những TCT Nhà nước được bao cấp nhưng vẫn yếu kém và thua lỗ kéo dài.

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam trong thời gian qua thời gian qua

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Trong số 8 tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt đề án thí điểm thành Tập đoàn kinh tế, một số Tập đoàn đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong phạm vi bài viết này xin nêu điển hình mô hình của hai Tập đoàn là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông

• Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/3/2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Ngày 17/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT

• Mô hình Tổ chức Tập đoàn Bưu chính Viễn thông:

Tập đoàn BC-VT đươc thành lập theo mô hình “công ty mẹ , công ty con”. Công ty mẹ là TĐ BC-VT , là công ty nhà nước do nhà nước quyết định thành lập và sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo luật DNNN, bao gồm :

Đơn vị quản lý đường trục viễn thông được hình thành trên cơ sở sắp sếp, tổ chức lại các Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), Công ty Viễn thông liên tỉnh(VTN).

Đơn vị quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn được hình thành trên cơ sở sắp sếp tổ chức lại Công ty Tài chính Bưu điện.

Các cơ quan quản lý, điều phối các nguồn lực về chiến lược phát triển, tài chính ,nguồn nhân lực, marketing...

Trung tâm Thông tin Bưu điện chịu trách nhiệm về các quan hệ công chúng, truyền thông.

Chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ là: Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào các Công ty con theo quy định của pháp luật, giữa quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, công nghệ thương hiệu, thị trường: điều hành thống nhất mạng lưới: trực tiếp quản lý và kinh doang mạng lưới viễn thông đường trục.

Đối với các Công ty con: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các Công ty con do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn: Các Công ty viễn thông vùng được thành lập trên cơ sở sáp nhập các Công ty quản lý mạng viễn thông tại các bưu điện tỉnh, thành phố, và các trường công nhân bưu điện; Các Công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông gồm: Công ty phát triển phần mềm và truyền thông (VASC), Công ty điện toán và truyền dữ liệu(VDC); Các đơn vị sự nghiệp gồm: Học viện công nghệ BCVT, các bệnh viện Bưu điện ...

Các Công ty con do công ty mẹ sở hữu vốn trên 50% gồm các công ty thông tin di động, các công ty tư vấn chuyên nghànhBCVT, các công ty cung cấp dịch vụ Internet và giá trị gia tăng.

Các Công ty do công ty mẹ sở hữu vốn dưới 50% gồm các công ty sản xuất thiết bị, các công ty công nghiệp phần mềm, các công ty xây lắp bưu điện, các công ty thương mại bưu điện, công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện công ty cổ phần du lịch bưu điện.

Các công ty liên doanh với nước ngoài về viễn thông và công nghệ thông tin có vốn góp của tập đoàn trên nguyên tắc tự nguyện.

• Mô hình của tập đoàn BCVT như sau:

29

Tập đoàn BC-VT Việt Nam (công ty mẹ) TCT Bưu chính: -64 bưu điện tỉnh -CTy VPS, VPSC -CTy in tem -Các CTy LD, CP Các CTy liên kết. -Các Cty LD -Các Cty CP -Các Cty liên kết tự nguyện CTy con (100% vốn): -Các CTy VT miền -CTy VASC -Đơn vị sự nghiệp + HVCNBCVT CTy con (>50% vốn): -CTy VMS, GPC -CTy VĐC -CTy tư vấn BC-VT CTy con (<50% vốn): -Các CTy công nghiệp -Các CTy xây lắp -CTy thương mại -CTy GT gia tăng -CTy phần mềm..

• Kết quả hoạt động kinh doanh

Sau khi chuyển đổi lên mô hình Tập đoàn, VNPT đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn cho Nhà nước.

Năm 2007, doanh thu của VNPT đạt 45.300 tỷ đồng (~2.8 tỷ USD), tăng 14.08% so với năm 2006. Nộp ngân sách Nhà nước 6.917 tỷ đồng, tăng 12.78% so với năm 2006. Năm 2007, VNPT đã phát triển mới được 9.88 triệu thuê bao điện thoại (trong đó có 8.8 triệu thuê bao di động)

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt nam

• Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được hình thành trên cơ sở tổ chức lại TCT Dỗu khí Việt nam và các đơn vị thành viên theo Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

• Mô hình Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam: cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm:

Một phần của tài liệu hình thành, phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam (Trang 25 - 30)