CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN
1.5. Những nguyên tắc cơ bản về hoạt động xét xử của Tòa án có liên quan đến Hội Thẩm nhân dân
1.5.4. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số
Đây là nguyên tắc hiến định và được thể hiện đầy đủ trong Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Bản chất của nguyên tắc này thể hiện ở việc bảo đảm tính toàn diện, đầy đủ, khách quan của việc nghiên cứu, thẩm vấn, giải quyết các vụ án hình sự và bảo đảm tính đúng đắn, công bằng, khách quan của các bản án và quyết định của Toà án, tránh được tính chủ quan, độc đoán và tùy tiện trong hoạt động xét xử.
Như đã đề cập ở các nguyên tắc trên thì Hội thẩm là một trong những thành viên của Hội đồng xét xử vì thế theo nguyên tắc này, việc xét xử các vụ án hình sự ở mọi cấp đều do Hội đồng xét xử được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện. Điều này cũng có nghĩa rằng pháp luật tố tụng hình sự nước ta chỉ thừa nhận việc xét xử do Hội đồng xét xử thực hiện, mà không thừa nhận việc xét xử do một cá nhân thực hiện. Khi xét xử, Toà án quyết định theo đa số. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết mọi vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu vào hồ sơ.22
Đây là nguyên tắc quan trọng trong hoạt động xét xử, nguyên tắc này được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Xét xử tập thể và quyết định theo đa số là hai vấn đề quan trọng trong quá trình xét xử các vụ án hình sự. Nếu xét xử tập thể mà lấy kết quả giải quyết vụ án dựa trên quan điểm của một người, một cá nhân hoặc lấy ý kiến của thiểu số thì thiết nghĩ không cần phải quy định thành lập Hội đồng xét xử làm gì, do đó khi xét xử tập thể thì quyết định theo đa số là kết quả của quá trình xét xử của các thành viên trong Hội đồng xét xử, nó là lý do để tồn tại việc xét xử tập thể. Ngược lại khi quyết định theo đa số mà không có tập thể tham gia xét xử thì cũng không tồn tại khái niệm quyết định theo đa số. Do đó, xét xử tập thể và quyết định theo đa số là hại nội dùng trong một vấn đề không thể tách rời nhau.23
Vì vậy, việc xét xử của Tòa án phải khách quan, đúng pháp luật. Muốn có bản án, quyết định khách quan, đúng pháp luật đòi hỏi phải phát huy trí tuệ tập thể. Do đó, trong công tác xét xử tất cả các vụ án, ở tất cả trình tự tố tụng đều phải thành lập Hội đồng xét xử. Theo nguyên tắc này, việc xét xử các vụ án ở mọi cấp (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm) đều được thực hiện theo nguyên tắc Hội đồng xét xử chứ không phải do một cá nhân (Thẩm phán hoặc Hội thẩm ) tiến hành. Trong thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, hành chính thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một
22 PGS. TS. Hà Thị Mai Hiên – TS. Trần Văn Biên (Đồng chủ biên), “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung 2011, Viện Nhà nước và Pháp luật”, http://www.luatsurieng.vn/bo-luat-to-tung-dan-su--khai-quat/toa-xet-xu-tap-the.html.
23Hoàng Trí Lý (2015), “Chế định Hội thẩm nhân dân trong luật Tố tụng hình sự Việ Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội [16].
Thẩm phán và hai Hội thẩm, (trường hợp đặc biệt, trong tố tụng hình sự thì Hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba Hội thẩm). Hội đồng xét xử làm việc tập thể, cùng nghiên cứu hồ sơ vụ án, cùng hỏi để xác minh các chứng cứ và chịu trách nhiệm tập thể trước Tòa án cấp mình và Tòa án cấp trên về kết quả phiên tòa. Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số trong thủ tục tố tụng có Hội thẩm tham gia vừa thể hiện tính khách quan, toàn diện, chống độc đoán vừa thể hiện tính đặc trưng của hoạt động xét xử là: Việc phán quyết một vụ án phải do một tập thể chứ không phải do một cá nhân nào quyết định. Hội thẩm, với cương vị là một thành viên trong Hội đồng xét xử, phải phát huy hết kinh nghiệm xã hội và kiến thức của mình, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để đánh giá chứng cứ cũng như áp dụng đúng các quy định của pháp luật để quyết định của đa số thành viên trong Hội đồng xét xử được đúng và chính xác.24
Những nguyên tắc trên là những nguyên tắc cơ bản nhất về hoạt động xét xử của Tòa án đã được quy định rõ trong Hiến pháp. Vì vậy, khi tiến hành hoạt động xét xử không chỉ có Hội đồng xét xử mà tất cả những người tiến hành hoạt động xét xử phải tuân theo những nguyên tắc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia tố tụng.
24 Nguyễn Văn Trạng (2013), “Chế định Hội thẩm nhân dân – thực trạng và giải pháp hoàn thiện” , Khoa Luật - Đại học Cần Thơ [22].
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua chương 1 đã giúp chúng ta hiểu được thế nào là một Hội thẩm nhân dân cũng như sự hình thành, phát triển và nêu lên được ý nghĩa của việc Hội thẩm nhân dân tham gia vào xét xử vụ án, mang tiếng nói của người dân vào hoạt động xét xử. Bên cạnh đó, còn nêu lên các tiêu chuẩn và các cách thức để bầu ra một Hội thẩm nhân dân xứng đáng để thay mặt nhân dân lao động giám sát các hoạt động xét xử của Tòa án. Đồng thời, là cầu nối giữa Tòa án và nhân dân giúp nhân dân hiểu hơn về pháp luật nước nhà.
Ngoài ra, còn đề cập đến những nguyên tắc về hoạt động xét xử của Tòa án có liên quan đến Hội Thẩm nhân dân càng cho thấy đây là một chế định không thể thiếu trong hoạt động xét xử ở nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hạn chế chưa được nêu lên ở chương 1 thì ở chương 2 sẽ làm rõ những hạn chế, bất cập trên thực tế hiện nay và còn đưa ra những kiến nghị, đóng góp giúp cho chế định Hội thẩm nhân dân ngày càng được tin tưởng và áp dụng rộng rãi trong các hoạt động xét xử.
CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ Ở TÒA ÁN