CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Nôi dung nghiên cứu
Đánh giá hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV bổ sung các loại dịch chiết qua các thời gian bảo quản trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Đánh giá hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV qua 4 tháng bảo quản khi phun trên đồng.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Đánh giá hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV bổ sung các loại dịch chiết qua các thời gian bảo quản trong điều kiện phòng thí nghiệm
Trên cơ sở của các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Cao Đẳng (2013) và Phan Công Vẹn (2013) về dịch chiết phụ gia (trà xanh 2 %, bã cà phê 2 %, acid boric 1 %) bổ sung vào chế phẩm NPV có khả năng lọc tia cực tím duy trì được hiệu lực ban đầu của chế phẩm NPV. Sinh viên, tiến hành bổ sung các loại dịch chiết trà xanh 2 %, dịch chiết bã cà phê 2 %, acid boric nồng độ 1 % vào chế phẩm NPV và đánh giá hiệu lực diệt sâu qua các thời gian bảo quản.
2.4.1.1 Chuẩn bị:
- Xác định độ ẩm của nguyên liệu sau khi phơi khô:
Nguyên liệu sau khi được cắt nhỏ và phơi khô 2 ngày, sẽ được xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô – dựa trên cơ sở xác định độ ẩm dược liệu bằng phương pháp sấy khô trong tủ sấy (theo Nguyễn Hoàng Tuấn, 2012).
Tiến hành: Đặt cốc sứ vào tủ sấy (105 – 115oC) trong vòng 15 phút, lấy cốc ra và để trong chậu thủy tinh hút ẩm, cân khối lượng cốc (m1), cân khoảng 2g nguyên liệu (m2) đã phôi khô rồi cho vào cốc, đặt cốc trong tủ sấy và sấy
Trang 35
trong 1 h, cứ khoảng 15 phút đảo trộn nguyên liệu trong cốc, sau 1h lấy cốc ra và đặt vào bình hút ẩm, để nguội cốc hoàn toàn rồi đem cân (m3), độ ẩm của nguyên liệu được xác định theo công thức: Độ ẩm W (%) =m3−(m1+m2)
m1+m2
- Chuẩn bị dịch chiết:
Lấy 1 g nguyên liệu khô (trà, bã cà phê) pha với 50 ml nước cất, sau 24 h lọc lấy dịch chiết trà, cà phê tỷ lệ 2 % và cân 0,5 g acid boric pha với 50 ml nước cất được nồng độ 1 %. Dịch chiết sau khi lọc được bảo quản trong tủ lạnh (4oC) trước khi dùng để pha với dịch NPV.
- Pha dung dịch NPV thí nghiệm:
Pha dịch chiết với dịch NPV: dịch NPV với nồng độ ban đầu là 4x108 PIB/ml được coi là dịch gốc để làm thí nghiệm. Thêm dịch (đã chuẩn bị ở trên) vào dịch NPV gốc với tỷ lệ là 1:1 ( với mẫu NPV trắng thì dùng nước cất thay thế dịch chiết). Ta được nồng độ 2x108 PIB/ ml. Bổ sung thêm 3 giọt Tweem 20, lắc đều.
- Công thức bố trí:
Bảng 2.1 công thức bố trí thí nghiệm
Công thức NPV NPV + trà xanh
NPV + Cà phê
NPV + Acid boric Phương
pháp
250ml NPV + 250ml nước
cất
250ml NPV + 250ml dịch chiết trà xanh
(2 %)
250ml NPV + 250ml dịch
chiết bã cà phê (2 %)
250ml NPV + 250ml acid boric (1 %)
Trang 36
Mỗi công thức chia làm 20 hủ (25 ml/hủ), đánh số thứ tự từ 0 đến 19 cho mỗi công thức.
Sử dụng hủ 0 làm thí nghiệm đánh giá hiệu lực diệt sâu (đại diện cho 0 tháng), sử dụng 19 hủ còn lại làm thí nghiệm đại diện cho lần lượt 19 tháng.
2.4.1.2 Tiến hành thí nghiệm:
Sử dụng phương pháp nhúng lá để đánh giá hiệu lực diệt sâu trong điều kiện phòng thí nghiệm
- chuẩn bị:
Lá thầu dầu hái về rửa sạch sau đó để ráo.
Hộp đựng sâu thí nghiệm được khử trùng bằng nước sôi, để ráo và lau lại bằng cồn.
Lấy 1ml dịch virus NPV pha với 99ml nước cất ta được nồng độ 2x106 PIB/ml, sau đó chuyển vào cốc để nhúng lá.
- Tiến hành:
Nhúng lá thầu dầu vào dịch virus đã pha loãng sao cho ướt đều hai mặt lá, sau đó chuyển vào hộp đã khử trùng và để khô tự nhiên ( mỗi hộp khoảng 3 lá, cho sâu đủ ăn trong trong 24h).
Đợi đến khi lá khô cho sâu khoang tuổi 4 vào hộp với số lượng 20 sâu / hộp. Mỗi công thức lặp lại 3 lần.
Bố trí công thức đối chứng (lá thầu dấu không nhúng dịch virus).
Sau 1 ngày chuyển sâu sang thức ăn nhân tạo không nhiễm dịch NPV và theo dõi hàng ngày cho đến khi sâu chết hoặc vào nhộng hết.
2.4.1.3 Chỉ tiêu theo dõi:
Trang 37
Hiệu lực diệt sâu (tỷ lệ sâu chết %).
Bảng 2.2 theo dõi tỷ lệ sâu chết
Công thức NPV NPV + Trà xanh
NPV + Cà phê
NPV + Acid boric
Đối chứng
Lần 1 Lấn 2 Lần 3
2.4.2. Đánh giá hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV qua 4 tháng bảo quản khi phun trên cây trồng trong chậu
Trên cơ sở kết quả của thí nghiệm 2.4.1, sinh viên chọn ra công thức NPV bổ sung dịch chiết trà xanh 2 %. Tiến hành đánh giá hiệu lực diệt sâu trên cây trồng trong chậu của công thức trên cùng với các công thức NPV nồng độ khác nhau sau 4 tháng bảo quản, có bổ sung đánh giá hiệu lực diệt sâu của thuốc trừ sâu hóa học Sherpa.
Thí nghiệm được bố trí trong chậu theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, nhắc lại 3 lần với các công thức sau:
- CT 1: Không phun
- CT 2: Thuốc Sherpa 0,5 ml/250 ml nước (nồng độ 0,2 %) - CT 3: NPV nồng độ 107 PIB/ml
- CT 4: NPV nồng độ 5 x 106 PIB/ml - CT 5: NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml
- CT 7: NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml + Trà xanh 2 % (1:1)
Trang 38
Tiến hành trồng đậu đen (loại ký chủ ưa thích của sâu khoang) trong chậu với mật độ 20 cây/chậu. Khi cây đậu lớn, có hoa (20 ngày tuổi) thì tiến hành thí nghiệm. Do mật độ sâu trong điều kiện trồng trong chậu khá thấp nên chúng tôi tiến hành thả bổ sung trứng sâu. Sau khi thả 2 ngày, trứng nở sâu. Đợi cho sâu phát triển sang cuối tuổi 2, 3 thì tiến hành điều tra lại. Nếu số lượng sâu > 20 sâu/thùng, khoảng 0,5 sâu/cây thì tiến hành phun thuốc.
Phương pháp điều tra: Điều tra mật độ sâu và mật độ thiên địch vào thời điểm trước phun 01 ngày và sau khi phun (3, 5, 7, 9 ngày) để tính hiệu lực trừ sâu của NPV và thuốc hóa học đến sâu khoang cũng như đến thiên địch.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được đưa vào xử lý thống kê, bằng chương trình Microsoft Excel, Statgraphic centurion.
Đối với thí nghiệm trong phòng, hiệu lực diệt sâu (%) được tính theo công thức của Abbott : 𝐇𝐢ệ𝐮 𝐥ự𝐜 𝐝𝐢ệ𝐭 𝐬â𝐮 (%) =𝐂−𝐓𝐂 𝐱 𝟏𝟎𝟎
Trong đó:
− C: Tỷ lệ % sâu sống ở nghiệm thức đối chứng.
− T: Tỷ lệ % sâu sống ở nghiệm thức có xử lý thuốc.
Đối với thí nghiệm trên đồng ruộng, hiệu lực diệt sâu (%) được tính theo công thức của Henderson-Tilton:
Ta x Cb
Hiệu lực (%) = (1 - --- ) x 100 Tb x Ca
Trang 39
Trong đó:
− Ta: Mật độ sâu sống ở công thức xử lý sau phun.
− Tb: Mật độ sâu sống ở công thức xử lý trước phun.
− Ca: Mật độ sâu sống ở công thức đối chứng sau phun.
− Cb: Mật độ sâu sống ở công thức đối chứng trước phun.