CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả đánh giá hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV bổ sung các loại dịch chiết qua các thời gian bảo quản
3.1.7. Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 6 tháng bảo quản
Bảng 3.9 Hiệu lực diệt sâu của NPV sau 6 tháng bảo quản
Công thức Hiệu lực diệt sâu sau…ngày phơi nhiễm
4 5 6 7 8 9 10
NPV+trà xanh
8,4 26,7 41,7 53,4 60,0 73,4 91,7
NPV+acid boric
1,7 26,7 43,3 55,0 58,3 74,9 86,6
NPV+cà phê
5 23,4 36,7 41,7 41,7 60,1 73,4
NPV 10 33,4 43,4 50,0 53,3 65,0 81,6
Từ số liệu bảng 3.9 cho thấy, sau 6 tháng bảo quản chế phẩm NPV hiệu lực diệt sâu của công thức NPV + trà xanh vẫn đạt trên 90,0 %. Trong khi đó công thức NPV + cà phê đã giảm xuống dưới 73,4 %, đến ngày thứ 8 phơi nhiễm hiệu lực vẫn chưa đạt 50,0 %. Công thức NPV + acid boric và NPV vẫn đạt trên 80,0 % và giảm lần lượt là 13,4 % và 16,8 %. Xử lý thống kê cho thấy có sự khác biệt giữa các công thức với mức ý nghĩa 0,05.
Như vậy sau 6 tháng bảo quản công thức NPV + trà xanh và công thức NPV + acid boric vẫn thể hiện tốt hiệu lực của chế phẩm NPV đạt lần lượt 91,7
% và 86,6 %, không có sự khác biệt giữa 2 công thức. Công thức NPV đạt 81,6
% và không có sự khác biệt với công thức NPV + acid boric, tuy nhiên công thức NPV có xu hướng tăng thời gian ủ bệnh đối với sâu. Công thức NPV + cà phê đã giảm mạnh và đạt hiệu lực thấp.
Trang 51
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của các công thức đến hiệu lực diệt sâu của NPV
Công thức Hiệu lực (%)
NPV+trà xanh 91,7a
NPV+acid boric 86,6ab
NPV 81,6bc
NPV+cà phê 73,4c
P-Value = 0,0161
Hình 3.7 Đồ thị hiệu lực diệt sâu của NPV sau 6 tháng bảo quản
Trang 52
Bảng 3.11 Hiệu lực diệt sâu của các công thức NPV sau các thời gian bảo quản
Tháng bảo quản Công thức Hiệu lực (%)
Trước bảo quản NPV + trà xanh 98,3
NPV + acid boric 100
NPV + cà phê 98,4
NPV 98,4
1 tháng NPV + trà xanh 98,4
NPV + acid boric 96,7
NPV + cà phê 95,0
NPV 94,9
2 tháng NPV + trà xanh 96,7
NPV + acid boric 95,0
NPV + cà phê 90,1
NPV 88,4
3tháng NPV + trà xanh 95,0
NPV + acid boric 93,4
NPV + cà phê 88,4
NPV 86,6
Trang 53
4 tháng NPV + trà xanh 95,0
NPV + acid boric 90,0
NPV + cà phê 88,4
NPV 85,0
5 tháng NPV + trà xanh 94,9
NPV + acid boric 86,7
NPV + cà phê 85,1
NPV 81,7
6 tháng NPV + trà xanh 91,7
NPV + acid boric 86,6
NPV + cà phê 73,4
NPV 81,6
Trang 54
3.2. Kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV qua 4 tháng bảo quản khi phun trên cây trồng trong chậu
Bảng 3.12 Mật độ sâu khoang (con/m2) trên các công thức thí nghiệm
Nghiệm thức Mật độ sâu (con/m2)
TP 1nsp 3nsp 5nsp 7nsp 9nsp
Đối chứng 57,3 56,0 49,3 42,7 40,0 34,7
NPV nồng độ 107 PIB/ml 58,7 56,0 38,7 26,7 10,7 0,0 NPV nồng độ 5 x 106
PIB/ml 57,3 50,7 41,3 32,0 13,3 1,3
NPV nồng độ 2 x 106
PIB/ml 52,0 49,3 38,7 32,0 17,3 5,3
NPV nồng độ 2 x 106
PIB/ml + Trà xanh 52,0 49,3 40,0 32,0 10,7 2,7 Thuốc Sherpa 0,2 % 64,0 32,0 21,9 18,7 10,7 5,3 Ghi chú : nsp : ngày sau phun
Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy mật độ sâu trước khi phun thuốc biến động từ 50 đến 70 con/m2 . Sau khi phun 1 ngày mật độ sâu ở công thức phun sherpa thì giảm hẳn so với trước đú (chỉ cũn ẵ so với trước phun). Trong khi đú, cụng thức đối chứng và các công thức còn lại mật độ sâu không sai khác so với trước phun.
Điều này cho thấy thuốc hóa học Sherpa có hiệu quả nhanh và tức thời đối với sâu khoang ăn tạp. Còn NPV ở các liều phun vẫn chưa thể hiện tác dụng. Đến 3 ngày sau khi phun mật độ sâu ở công thức phun Sherpa vẫn tiếp tục giảm đáng kể. Mật độ sâu ở các công thức phun NPV bắt đầu giảm nhẹ và thời điểm 3 ngày sau khi phun. Đến 7 ngày sau khi phun thuốc mật độ sâu ở các công thức phun NPV đã giảm hẳn tương đương với công thức ở phun Sherpa và thấp hơn hẳn so với công thức đối chứng. Điều này cho thấy NPV thể hiện hiệu lực chậm. Vào thời điểm 9 ngày sau xử lý, mật độ sâu ở các công thức phun NPV giảm hẳn, và có xu hướng thấp hơn so với công thức phun thuốc sherpa, trừ công thức NPV
Trang 55
nồng độ 2x106 PIB/ml không bổ sung phụ gia có mật độ tương đương với phun Sherpa.
Hiệu lực diệt sâu cao của NPV cộng với hoạt động của các thiên địch có sẵn trên đồng đã làm cho mật độ sâu ở các công thức phun NPV thấp hơn hẳn so với công thức phun Sherpa 0,2 %.
Kết quả ở bảng 3.12 và đồ thị 3.8 cho thấy mật độ sâu ở công thức có bổ sung trà xanh vào thời điểm 5 ngày,7 ngày và 9 ngày sau khi phun đều có xu hướng thấp hơn so với công thức không bổ sung dịch chiết (NPV nồng độ 2x106 PIB/ml). Điều này cho thấy phụ gia trên đã góp phần bảo vệ hoạt lực diệt sâu của virus.
Hình 3.8 Đồ thị mật độ sâu qua các ngày theo dõi sau khi phun
Đồ thị 3.8 Cho thấy rõ mật độ sâu giảm rất nhanh ở công thức phun thuốc Sherpa 0,2 %, tới ngày thứ 9 theo dõi thì mật độ sâu ở công thức phun sherpa tương đương với công thức phun NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml.
Trang 56
Bảng 3.13 Hiệu lực trừ sâu của các công thức thí nghiệm
Công thức
Hiệu lực diệt sâu các ngày sau phun (%) 1nsp 3nsp 5nsp 7nsp 9nsp NPV nồng độ 107 PIB/ml 2,3 23,4 38,9 73,9 100,0 NPV nồng độ 5 x 106 PIB/ml 9,5 16,2 25,0 66,7 96,2 NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml 2,9 13,6 17,3 52,2 83,2 NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml
+ Trà xanh 2,9 10,6 17,3 70,6 91,5
Thuốc Sherpa 0,2 % 48,8 60,2 60,8 76,1 86,2
Kết quả bảng 3.13 cho thấy vào thời điểm 1 ngày sau khi phun Sherpa đã đạt hiệu lực diệt sâu xấp xỉ 49%, các công thức còn lại hiệu lực không đáng kể.
Đến 3 ngày sau khi phun hiệu lực trừ sâu ở công thức phun Sherpa đã lên đến 60,2 % trong khi các công thức sử dụng NPV chỉ đạt từ 10 - 23,4 %. Hiệu lực diệt sâu của thuốc sherpa 76% và 86% tương ứng 7 và 9 ngày sau phun. Trong khi đó hiệu lực diệt sâu của NPV tăng nhẹ từ 3 đến 5 ngày sau phun và chỉ thể hiện rõ hiệu lực từ 7 ngày sau khi phun trở đi, vào thời điểm 7 ngày sau phun các công thức phun NPV đều đạt hiệu lực xấp xỉ 70% trừ công thức NPV 2 x 106 PIB/ml không bổ sung dịch chiết. Đến 9 ngày sau phun hiệu lực trừ sâu của các công thức phun NPV đều đạt trên 90 % trừ công thức NPV 2 x 106 PIB/ml có hiệu lực tương đương với thuốc hóa học (Sherpa 0,2 %).
Trang 57
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của các công thức đến hiệu lực diệt sâu của NPV
Công thức Hiệu lực (%)
NPV nồng độ 107 PIB/ml 100,0a
NPV nồng độ 5 x 106 PIB/ml 96,2ab
NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml + Trà xanh 91,5abc
Thuốc Sherpa 0,2 % 86,2bc
NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml 83,2c
P-Value = 0,0642
Hình 3.9 Đồ thị hiệu lực diệt sâu của các công thức các ngày sau phun
Trang 58
Như vậy, NPV nồng độ 5 x106 PIB/ml và NPV nồng độ 107 PIB/ml đạt hiệu lực cao hơn thuốc hóa học và không có sự khác biệt giữa 2 công thức, còn NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml có hiệu lực tương đương thuốc hóa học. Việc bổ sung dịch chiết trà xanh (nồng độ 2%) đã làm tăng hiệu lực diệt sâu của NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml lên so với NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml không bổ sung.
Không có sự khác biệt giữa công thức NPVnồng độ 2 x 106 PIB/ml + Trà xanh, NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml và NPV nồng độ 5 x 106 PIB/ml.
Tóm lại, kết quả thử nghiệm trong chậu sau 4 tháng bảo quản chế phẩm NPV cho thấy, NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml cho hiệu lực trừ sâu khoang ăn tạp tương đương với thuốc Sherpa 0,2% và đạt 83,2 % sau 9 ngày phun thuốc, việc tăng nồng độ NPV có thể tăng hiệu lực lên đến 100% với nồng độ 107 PIB/ml, việc bổ sung dịch chiết trà xanh 2 % vào NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml có xu hướng duy trì hiệu lực diệt sâu của NPV.
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của NPV và thuốc hóa học đến mật độ bọ rùa trước và sau khi phun
Công thức
Mật độ Bọ rùa (con/m2)
Trước phun Sau phun % giảm
Đối chứng 6,7 6,7 0,0
NPV nồng độ 107 PIB/ml 13,3 10,7 19,5
NPV nồng độ 5 x 106 PIB/ml 5,3 5,3 0,0
NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml 9,3 8,0 14,0
NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml +
Trà xanh 8,0 6,7 16,3
Thuốc Sherpa 0.2 % 8,0 0,0 100
Trang 59
Số liệu bảng 3.15 cho thấy trước khi phun thuốc mật độ bọ rùa tồn tại trên cây khá cao và phân bố đều khắp trên toàn bộ các công thức, thức ăn của bọ rùa chủ yếu là rệp. Tuy nhiên, bọ rùa còn ăn cả sâu khoang tuổi nhỏ. Sau khi phun thuốc mật độ bọ rùa ở công thức phun thuốc hóa học bị tiêu diệt hầu hết. Trong khi đó ở các công thức phun NPV mật độ bọ rùa giảm không đáng kể (19,5 % ở công thức phun NPV liều107 PIB/ml, 14,0 % ở công thức phun NPV liều 2 x 106 PIB/ml và công thức NPV liều 2 x 106 PIB/ml có bổ sung dịch chiết trà xanh là 16,3 %), các nghiên cứu trước đây cho biết NPV không ảnh hưởng đối với thiên địch, vì vậy nguyên nhân giảm ở các công thức phun NPV có thể giải thích là do mật độ sâu non giảm, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của Bọ rùa trong các công thức phun NPV.
Hình 3.10 Đồ thị mật độ bọ rùa trước và sau khi phun
Kết quả này cũng cho thấy thuốc Sherpa có khả năng tiêu diệt rất lớn đến Bọ rùa bắt mồi, và khi sử dụng NPV trên cây trồng trong chậu thì không ảnh hưởng nhiều đến Bọ rùa trên đồng.