Chi lan kim tuyến (Anoectochilus) được Carlvon Blume mô tả đầu tiên năm 1810 thuộc phân họ Orchidoideae. Trên thế giới đã thống kê được 51 loài. Ở việt nam hiện thống kê được 12 loài, trong đó loài lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) được biết đến chủ yếu với công dụng làm thuốc (Sách đỏ Việt Nam, 2007).
Các loài lan kim tuyến sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500 – 1600m. cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng, yêu cầu đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí. Trên thế giới, lan
23
kim tuyến có mặt ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), Ấn Độ, Lào, Indonexia,…
Riêng ở Việt Nam, nó phân bố ở Lào Cai (Sapa), Hà Giang (Quản Bạ), Yên Bái, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Trị (Đồng Chè), Kontum (Đắc Tô, Đắc Uy), Gia Lai (Kbang, Kon Hà Nừng)… (Phùng Văn Phê và cs, 2010).
1.4.2. Phân loại.
Bộ: Asparagales Họ: Orchidaceae Phân họ: Orchidoidea Chi: Anoectochilus Loài: A.setaceus
Tên khoa học: Anoectochilus setaceus
Hình 1.2. Lan kim tuyến ở ngoài vườn ươm (nguồn: skhcn.daknong.gov.vn)
1.4.3. Đặc điểm hình thái
24
Cây lan kim tuyến hay còn gọi là cây kim cương, lan gấm, mộc sơn thạch tùng, là cây thân thảo, mọc ở đất, có thân rễ mọc dài, thân trên đất mọng nước, mang các lá mọc xòe sát đất.
Rễ
Rễ được mọc ra từ các mẫu trên thân rễ. Đôi khi rễ cũng được hình thành từ thân khí sinh. Rễ thường đâm thẳng xuống đất. Thông thường mỗi mẫu chỉ có một rễ, đôi khi có vài rễ cùng được hình thành từ một mẫu trên thân rễ. Số lượng và kích thước rễ cũng thay đổi tuỳ theo cá thể. Số rễ trên một cây thường từ 3 - 10. Chiều dài của rễ thay đổi từ 0,5 - 8 cm, rễ dài nhất trung bình là 6,07 cm và ngắn nhất trung bình là 1,22 cm.
Thân
Thân rễ: nằm ngang sát mặt đất, đôi khi hơi nghiêng, bò dài. Chiều dài thân rễ từ 5 - 12 cm. Đường kính thân rễ từ 3 - 4 mm. Số lóng trên thân rễ từ 3 - 7 lóng.
Chiều dài của lóng từ 1 - 6 cm. Thân rễ thường có màu xanh trắng, đôi khi có màu nâu đỏ, thường nhẵn, không phủ lông.
Thân khí sinh: thường mọc thẳng đứng trên mặt đất, ít khi mọc nghiêng.
Chiều dài thân khí sinh từ 4 - 8 cm. Đường kính thân khí sinh từ 3 - 5 mm. Thân khí sinh mang nhiều lóng, các lóng có chiều dài khác nhau. Số lóng trên thân khí sinh thay đổi từ 2 - 4 lóng. Chiều dài mỗi lóng từ 1- 4 cm. Thân khí sinh thường mọng nước, nhẵn, không phủ lông, thường có màu xanh trắng, đôi khi có màu hồng nhạt.
Lá
Lá mọc cách xoắn quanh thân, xoè trên mặt đất. Lá hình trứng, gần tròn ở gốc, đầu lá hơi nhọn và có mũi ngắn, thường dài từ 3 - 5 cm và rộng từ 2 - 4 cm. Lá có màu nâu đỏ ở mặt trên và phủ lông mịn như nhung. Hệ gân lá mạng lưới lông chim, thường có 5 gân gốc. Các gân này thường có màu hồng ở mặt trên và nổi rất rõ. Đôi khi gân ở giữa có màu vàng nhạt. Mặt dưới lá có màu nâu đỏ nhạt, nhẵn với 5 gân gốc nổi rõ. Các gân bên ở phía rìa lá nổi rõ, gân ở giữa lá ở mặt dưới không rõ.
25
Cuống lá dài 0,6 - 1,2 cm, thường nhẵn và có màu trắng xanh, đôi khi hơi đỏ tía ở bẹ lá. Bẹ lá nổi rõ và nhẵn. Số lá trên một cây thay đổi từ 2 – 6 lá, thông thường có 4 lá.
Kích thước của lá cũng thay đổi. Các lá trên một cây thường có kích thước khác nhau rõ rệt.
Hoa, quả
Cụm hoa dài 10 - 20 cm ở ngọn thân, mang 4 - 10 hoa mọc thưa. Lá bắc hình trứng, dài 6 – 10 mm, màu hồng. Cây ra hoa 1 lần vào tháng 10 - 12. Mùa quả chín từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau.
1.4.4. Điều kiện sinh sống của lan kim tuyến
Lan kim tuyến sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500 – 1600 m. Cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng, yêu cầu đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí (Liu, Su, 1978 và Teuscher, 1978). Chúng thường mọc rải rác hoặc thành các đám nhỏ lẫn trong lớp thảm mục hoặc ở hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, chịu được thời tiết có sương mù dài ngày.
Khí hậu nơi loài lan kim tuyến phân bố thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm. Lượng mưa trung bình năm là 1,826 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%. Nhiệt độ trung bình năm từ dưới 200C đến 220C - 230C.
1.4.5. Giá trị dược liệu của lan kim tuyến
Lan kim tuyến không chỉ đơn thuần là loài hoa đẹp làm cảnh mà người ta còn sử dụng lan kim tuyến để chế tạo thảo dược, làm thuốc chữa bệnh. Lan kim tuyến là loài cây thuốc rất đặc biệt có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh. Loài lan này được dùng làm thuốc chữa bệnh trị lao phổi, phong thấp, đau nhức khớp xương, viêm dạ dày mãn tính (Nguyễn Tiến Bân, Dương Đức Huyền).
26
Trước đó, lan kim tuyến là một trong những dược thảo quý giá, giúp bổ máu, dưỡng âm, chữa trị nóng phổi và nóng gan (Tạ A Mộc và Trần Kiến Đào, 1958).
Trung y sư Thái Cát Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hội nghiên cứu cây thuốc thực vật thành phố Gia Nghĩa tuyên bố: Kim tuyến liên là một vị thuốc hết sức quý giá trong tiệm thuốc bắc Đài Loan, là cây thuốc mang tính mát và có vị ngọt, thanh nhiệt, thanh huyết, giải trừ u uất, tiêu đờm, giải độc, hạ huyết áp, trợ tim, lợi tiểu, trị bệnh đái tháo đường, chữa viêm gan, trị mụn dùng cây tươi sắc uống. Nghiên cứu của Đại học Y Tapei (Đài Loan) chứng minh dịch chiết từ lan kim tuyến có khả năng làm ngưng sự phát triển của tế bào ung thư. Chính vì lan kim tuyến có nhiều công dụng chữa các loại bệnh khác nhau như vậy nên trở thành thảo dược quý hiếm cần được bảo tồn.
1.4.6. Nhân giống cây lan kim tuyến
Nhân giống bằng hạt
Nhân giống bằng hạt hay còn gọi là nhân giống vô tính, trong thiên nhiên sự thụ phấn của lan là do côn trùng thực hiện, cấu trúc hoa hoàn toàn thích ứng với sự thụ phấn đó. Hoa lan là một loài hoa lưỡng tính, nhưng do cấu trúc của hoa và sự chín của các cơ quan sinh dục trong hoa không đều nên sự giao phấn nhờ sâu bọ có tính bắt buộc đối với tất cả các loài setaceus. Sự thụ phấn của hoa trong môi trường tự nhiên được côn trùng thực hiện trên cở sở của mùi thơm, mật, màu sắc sặc sỡ và những cấu tạo của hoa là nhân tố chính để thu hút các tác nhân thụ phấn từ khoảng cách xa (Phí Thị Cẩm Miện, 2012).
Ở vườn trồng lan, để đảm bảo kết quả của sự giao phấn cao và tạo ra các giống lai theo ý muốn, con người phải tiến hành thụ phấn nhân tạo, có thể cùng cây hoặc khác cây. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, dễ làm, giá thành hạ, thu được nhiều cây khỏe, không bị bệnh, ngoài ra do đặc điểm của thụ phấn chéo có thể thu được những dòng biến dị cho vật liệu chọn tạo giống. Tuy nhiên trong thực tế hạt lan kim tuyến rất hiếm, số lượng hạt rất nhiều nhưng tỷ lệ nảy mầm ít, hơn nữa thời gian khá lâu để cây ra hoa có chất lượng tốt (Phí Thị Cẩm Miện, 2012).
27
Nhân giống bằng cây con
Khi rễ cây con tương đối nhiều, cây có từ 3 – 5 lá, cây cứng cáp có thể tách để trồng riêng. Đây là cách nhân giống đơn giản, dễ làm.
Phương pháp giâm cây
Lấy một giả hành cắt ra làm nhiều đoạn, mỗi đoạn có nhiều mấu. Đặt các đoạn này vào nơi ẩm, chỉ cần cát và rêu. Sau vài tuần sẽ xuất hiện những cây con có thể đem trồng vào các chậu mới. Phương pháp này cổ điển, dễ làm, quen với tập tính, kinh nghiệm của người lao động, giá thành thấp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số trở ngại: chậm (tăng khoảng 2 – 4 cây/năm), chất lượng giống không cao, cây hoa trồng lâu bị thoái hóa, bệnh virus có nhiều khả năng lan truyền và phát triển, từ đó làm giảm phẩm chất hoa (Phí Thị Cẩm Miện, 2012).
Nhân giống in vitro
Để nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt lan kim tuyến, hiện nay người ta dùng nấm Rhizoctonia cộng sinh với hạt, đã làm tăng tỷ lệ nảy mầm lên 80% trong môi trường OMA, gồm bột yến mạch, dịch chiết nấm men và agar (Ling-Chin Chou and Doris Chi-Ning Chang, 2003).
1.4.7. Tình hình nghiên cứu cây lan kim tuyến
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chi lan kim tuyến (Anoectochilus) đã nghiên cứu chủ yếu ở Trung Quốc một cách toàn diện cả về đặc điểm hình thái, kỹ thuật nhân giống, khả năng trồng, thành phần hóa học và công dụng phòng, chữa bệnh (Lai Wan Yu, Lai Wan Nian, 2005).
Chow và cs (1982) đã nghiên cứu về nguồn vật liệu sử dụng cho nhân sinh khối in vitro loài Anoectochilus formosanus rất đa dạng. Năm 1987, Liu và cs đã chọn chồi đỉnh để nuôi cấy mô. Cũng năm 1987, Ho và cs, năm 1992, Lee và cs đã sử dụng phôi hạt để làm vật liệu nuôi cấy.
28
Năm 2001, các tác giả Yih-juh Shiau, Abhay Psagare, Uei-Chin Chen, Shu- Ru Yang và Hsin-Sheng Tsay đã nghiên cứu thành công loài lan kim tuyến (Anoectochilus formosanus Hayata) từ hạt với công thức môi trường vào mẫu là: 1/2 MS + 0,2% than hoạt tính + 8% dịch chiết chuối. Môi trường được sử dụng để nhân nhanh chồi là: 1/2 MS + 0,2% than hoạt tính + 8% dịch chiết chuối + 2 mg/l BAP + 0,5 mg/l NAA.
Năm 2002, Tsay và CS đã cắt các mắt đốt thân lấy từ cây Anoectochilus formosanus Hayata 2 năm tuổi cấy vào môi trường MS lỏng dung tích 500 ml + 2 mg/l BAP + 0,5 mg/l NAA + 2% than hoạt tính.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Những năm gần đây, nước ta đã có một số đề tài nghiên cứu về đặc điểm hình thái, phân bố và kỹ thuật nhân giống in vitro loài lan kim tuyến như:
Năm 2004, Nguyễn Văn Kiệt cũng đưa ra quy trình nhân giống in vitro thành công cho loài lan kim tuyến Anoectochilus formosanus với vật liệu ban đầu là từ chồi đỉnh tại đại học Chungbuk, Hàn Quốc. Môi trường tạo vật liệu khởi đầu là H3 (Hyponex: 6,5N-4,5P-19K 1 g/l + 20N-20P-20K 1 g/l) + 2 g/l peptone. Môi trường nhân nhanh là: H3 + 1 mg/l BAP (hoặc 1 - 2 mg/l TDZ) + 1% than hoạt tính.
Năm 2010, Phùng Văn Phê, Nguyễn Thị Hồng Gấm, Nguyễn Trung Thành, đã đạt những kết quả bước đầu trong nhân nhanh chồi in vitro loài lan kim tuyến – Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.
Năm 2010, Phan Ngọc Khoa, trường Đại học Khoa học Huế đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến nhân giống in vitro lan kim tuyến.
29