Chương VII: QUẢ VÀ HẠT Bài 32: CÁC LOẠI QUẢ
Bài 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu:
+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ trang 108 SGK Sinh học 6 5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập - Đọc mục “ Em có biết”
- Đọc trước Bài 37.
* Rút kinh nghiệm bài học:
………
…..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
+ Khắc sâu và củng cố những kiến thức đã học về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản của cây có hoa: hoa, quả, hạt.
+ Phân biệt được các nhóm thực vật: tảo, rêu. quyết.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, quan sát mẫu vật rút ra kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV : Bảng phụ, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của HS : Ôn lại các kiến thức đã học từ bài 28 đến bài 39.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài học
A. Khởi động: (3p)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên cho học sinh đặt các mẫu cây đã chuẩn bị đến lớp, yêu cầu học sinh xếp chúng vào các nhóm khác nhau. Học sinh có thể xếp thành các nhóm theo quan điểm cá nhân, ví dụ: nhóm cây ăn quả, nhóm cây lương thực, thực phẩm, cây một lá mầm, hai lá mầm... Giáo viên hỏi lý do vì sao sắp xếp như thế. Gv kết luận: Trong sinh học người ta sắp xếp chúng như thế nào, dựa trên cơ sở nào để sắp xếp, phân loại -> nghiên cứu trong nội dung bài học.
B. Hình thành kiến thức (30p)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Hoa và sinh sản hữu tính.
Mục tiêu: Khắc sâu và củng cố những kiến thức đã học về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản của cây có hoa: hoa, quả, hạt.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
B1:GV : yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống : Hoa gồm các bộ phận chính là :...
ở hoa bộ phận quan trọng nhất là :...
Nhị có hạt phấn mang ...
Nhuỵ có bầu nhuỵ chứa... mang...
Hoa có đủ nhuỵ và nhị là hoa...
Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ là hoa ...
B2:GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức trả lời các câu hỏi sau ?
? Thế nào là hiện tượng thụ phấn, có những hình thức thụ phấn nào ? Nêu đặc điểm của cây thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió.
? Thế nào là hiện tượng thụ tinh ?
? Thế nào là sinh sản hữu tính.
B3:GV yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức.
HS nhớ lại kiến thức cũ hoàn thành bài tập:
Yêu cầu nêu được:
Đài, tràng, nhị và nhuỵ nhị và nhuỵ
tế bào sinh dục đực noãn, tế bào sinh dục cái lưỡng tính
đơn tính
HS nêu được khái niệm thụ phấn, đặc điểm của cây thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió.
Nêu được sự thụ tinh
Hình thức sinh sản hữu tính.
Đại diện HS trả lời HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Quả và hạt
Mục tiêu: Phân biệt được các nhóm thực vật: tảo, rêu. quyết.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức trả lời các câu hỏi và bài tập sau ?
? Dựa vào đặc điểm vỏ quả, người ta chia quả thành mấy loại ? VD.
? Nêu cấu tạo của hạt, phân biệt hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm.
- HS nhớ lại kiến thức trả lời các câu hỏi của GV :
- 2 loại : quả thịt và quả khô
- Hạt gồm phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Lấy hạt tốt và hạt xấu đen gieo trên bông ẩm…… đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc.
So sánh, rút ra kết luận.
Ghi nhớ SGK/ 117
- Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV đưa bài tập: Nối câu ở cột B với cột A sao cho có câu trả lời đúng:
Cột A (Hình thức phất tán) Cột B (Đặc điểm của các hình thức phát tán)
Trả lời
1. Tự phát tán 2. Phát tán nhờ gió 3. Phát tán nhờ động vật.
a. Quả và hạt có cánh hoặc có túm lông nhẹ.
b. Vỏ quả không tự tách ra
c. Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để hạt rơi ra ngoài
d. Quả và hạt có gai, móc hoặc là thức ăn của động vật.
1 – 2 – 3 –