Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý nước thải và giải pháp tuần hoàn nước thải sau hệ thống xử lý của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái (Trang 70 - 73)

- Đào tạo, nâng cao môn cho đội ngũ vận hành công trình xử lý nước thải để vận hành đảm bảo theo đúng quy trình và xử lý kịp thời các tình huống liên quan đến sự cố của công trình xử lý nước thải.

- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, vận hành công trình xử lý nước thải của nhà máy theo đúng tài liệu hướng dẫn vận hành của nhà thiết kế, thi công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trình xử lý nước thải của nhà máy (Hướng dẫn hệ thống vận hành xử lý nước thải Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên công suất 2.900 m3/ngày.đêm của Công ty Cổ phần Kỹ thương Đại Việt).

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của toàn bộ cán bộ, công nhân trong Nhà máy về các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm hoạt động sản xuất bền vững của nhà máy gắn với bảo vệ môi trường.

- Thực hiện duy trì chế độ kiểm tra, giám sát định kỳ chất lượng nước thải sau xử lý, để đảm bảo chất lượng nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận hoặc tuần hoàn lại phục vụ sản xuất.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân xung quanh khu vực về việc đầu tư, vận hành công trình xử lý nước thải của nhà máy.

- Giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước thải của nhà máy phục vụ sản xuất và hiệu quả kinh tế mang lại:

Với việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện nay của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên và kết quả phân tích mẫu cho thấy hiện nay nước thải sau hệ thống xử lý về cơ bản các thông số ô nhiễm đều đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cho phép.

Theo thông tin cung cấp của Lãnh đạo Nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên, thì mỗi niên vụ sản xuất Nhà máy phải thực hiện nộp phí nước thải công nghiệp khoảng hơn 200 triệu đồng/năm (cụ thể: Quý I, II 2015: 59.724.408 đồng; Quý IV 2015: 45,392,520 đồng; Quý IV 2017: 124.600.288 đồng; Quý I, II 2018: 104.681.582 đồng; Quý IV 2018: 90.275.320 đồng; Quý I, II 2019:

152.192.296 đồng; Quý IV 2019: 92.698.704 đồng). Trung bình 1 năm Nhà máy hoạt động sản xuất khoảng 5 tháng, tương đương mỗi tháng phải đóng khoảng 40.000.000 đồng.

Đối với nước phục vụ sản xuất hiện nay Nhà máy đang bơm từ sông Hồng lên để xử lý sau đó đưa vào để phục vụ sản xuất, sinh hoạt chi phí khoảng 1.300 đồng/m3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Qua nghiên cứu trao đổi với Lãnh đạo Nhà máy về phương án tuần hoàn nước thải sau xử lý để rửa củ sắn thì sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nếu phương án được đầu tư thì sẽ giảm thiểu chi phí cho hoạt động sản xuất của Nhà máy như sau:

Với công suất đang sản xuất như hiện nay thì lượng nước cấp phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của Nhà máy trung bình khoảng 58.000 m3/tháng, nếu việc sử dụng tuần hoàn lại 70% nước thải phục vụ sản xuất tương đương là 40.600 m3/tháng sẽ giảm được chi phí sản xuất khoảng 80.700.000 đồng/tháng (trong đó: giảm được khoảng 28.000.000 đồng tiền phí nước thải công nghiệp và khoảng 52.780.000 đồng tiền phải bơm nước từ sông Hồng lên để xử lý phục vụ sản xuất).

Theo thông tin của Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái cung cấp, thì kinh phí đầu tư cho hệ thống lọc nước sau xử lý để đảm bảo cột A chi phí mất khoảng 500.000.000 đồng. Như vậy, với việc đầu tư thêm hệ thống lọc nước đảm bảo cột A để tuần lại nước thải sau xử lý với lượng nước dự kiến tuần hoàn khoảng 70% thì trong vòng 6 tháng đủ để xây được hệ thống lọc nước sau hệ thống xử lý nước thải.

Với việc tái tuần hoàn nước thải sau xử lý sẽ tiết kiệm, chống lãng phí được nguồn tài nguyên nước ngày càng khan hiếm, giảm giá thành chi phí sản xuất cho doanh nghiệp nghiệp và tăng trưởng phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đây là chủ trương hiện nay Đảng và Nhà nước Việt Nam đang khuyến khích thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)