Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5.2. Bố trí thí nghiệm
2.5.2.1. Khảo sát hoạt lực diệt sâu ăn tạp (Spodoptera litura) của 4 chủng nấm M. anisopliae trong điều kiện phòng thí nghiệm
❖ Nguồn nấm: sử dụng các chủng nấm trong bảng 2.1.
❖ Bố trí thí nghiệm:
Các chủng nấm sau khi tăng sinh trong erlen chứa môi trường gạo lức, dịch huyền phù nấm được chuẩn bị theo mục 2.5.1.6.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 5 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức lặp lại 10 cá thể sâu đồng cỡ.
Các nghiệm thức thí nghiệm gồm:
- NT1 (đối chứng): phun nước cất vô trùng.
- NT2: phun dịch bào tử nấm M1 ở nồng độ 108 bào tử/ml.
- NT3: phun dịch bào tử nấm M2 ở nồng độ 108 bào tử/ml.
- NT4: phun dịch bào tử nấm M3 ở nồng độ 108 bào tử/ml.
- NT5: phun dịch bào tử nấm M4 ở nồng độ 108 bào tử/ml.
❖ Chỉ tiêu đánh giá:
Xác định hoạt lực diệt sâu của các chủng M. anisopliae theo công thức Abbott theo mục 2.5.1.6 để chọn chủng M. anisopliae có hoạt lực diệt sâu mạnh trong số các chủng nghiên cứu để dùng cho các thí nghiệm tiếp theo.
2.5.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào tử của chủng nấm M. anisopliae
❖ Nguồn nấm: sử dụng các chủng nấm M. anisopliae có hoạt lực diệt sâu mạnh đã được ghi nhận trong thử nghiệm 2.5.2.1.
❖ Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 8 nghiệm thức tương ứng với 8 loại môi trường (bảng 2.2), 5 lần lặp lại.
Các nghiệm thức thí nghiệm gồm:
- NT1: nuôi nấm trên môi trường MT1.
- NT2: nuôi nấm trên môi trường MT2.
28 - NT3: nuôi nấm trên môi trường MT3.
- NT4: nuôi nấm trên môi trường MT4.
- NT5: nuôi nấm trên môi trường MT5.
- NT6: nuôi nấm trên môi trường MT6.
- NT7: nuôi nấm trên môi trường MT7.
- NT8: nuôi nấm trên môi trường MT8.
❖ Chỉ tiêu đánh giá:
Sau 12 ngày nuôi cấy theo mục 2.5.1.2, tiến hành xác định mật độ bào tử M.
anisopliae theo mục 2.5.1.4 để chọn ra các môi trường thích hợp cho sự phát triển bào tử của M. anisopliae.
2.5.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của các loại khoáng bổ sung vào môi trường nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào tử của chủng nấm M. anisopliae
❖ Nguồn nấm: sử dụng các chủng nấm M. anisopliae có hoạt tính diệt sâu mạnh đã được ghi nhận trong thử nghiệm trước (2.5.2.1).
❖ Bố trí thí nghiệm:
Môi trường dùng để khảo sát: sử dụng môi trường với các thành phần cơ chất mà chủng nấm M. anisopliae hình thành bào tử cao đã được ghi nhận trong thử nghiệm trước (mục 2.5.2.1) và sử dụng các dung dịch khoáng (bảng 2.3) để thay thế lượng nước sao cho môi trường đạt độ ẩm 45%.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 3 loại môi trường (bảng 2.3) và mẫu không không bổ sung khoáng chỉ dùng nước, 5 lần lặp lại.
Các nghiệm thức thí nghiệm gồm:
- NT1 (đối chứng): nuôi nấm trên môi trường MS0.
- NT2: nuôi nấm trên môi trường MS1.
- NT3: nuôi nấm trên môi trường MS2.
- NT4: nuôi nấm trên môi trường MS3.
29
❖ Chỉ tiêu đánh giá:
Dựa vào số lượng bào tử thu được sau khi nuôi cấy (bào tử/gram cơ chất) ở các các loại môi trường khoáng khác nhau trong 12 ngày để chọn ra môi trường khoáng thích hợp cho chủng M. anisopliae.
2.5.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên sự hình thành bào tử của các chủng M. anisopliae
❖ Nguồn nấm: sử dụng các chủng nấm M. anisopliae có hoạt tính diệt sâu mạnh đã được ghi nhận trong thử nghiệm trước (2.5.2.1).
❖ Bố trí thí nghiệm:
Môi trường dùng để khảo sát: sử dụng môi trường với thành phần cơ chất và hàm lượng khoáng theo kết quả thí nghiệm mục 2.5.2.2 và 2.5.2.3 để tăng sinh chủng M. anisopliae.
Thí nghiệm được thực hiện bằng cách nuôi cấy chủng M. anisopliae (mục 2.5.1.2) trên môi trường và điều kiện thích hợp đã chọn. Tiến hành thu nhận bào tử và đếm mật độ ở các mốc thời gian 6, 8, 10, 12 ngày.
❖ Chỉ tiêu đánh giá:
Dựa vào mật độ bào tử thu được ở các mốc thời gian nuôi cấy khác nhau để chọn ra thời gian nuôi cấy thích hợp nhằm thu nhận bào tử M. anisopliae bằng phương pháp nuôi cấy bán rắn.
2.5.2.5. Khảo sát lại hoạt tính của các chủng M. anisopliae được tăng sinh trong các điều kiện nuôi cấy đã chọn và chọn ra nồng độ xử lý thích hợp
❖ Nguồn nấm: sử dụng các chủng nấm M. anisopliae có hoạt tính diệt sâu mạnh đã được ghi nhận trong thử nghiệm trước (2.5.2.1).
❖ Bố trí thí nghiệm:
Dịch huyền phù nấm được chuẩn bị theo mục 2.5.1.6.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 10 cá thể sâu đồng cỡ.
30 Các nghiệm thức thí nghiệm gồm:
- NT1 (đối chứng): phun nước cất vô trùng.
- NT2: phun dịch nuôi cấy ở nồng độ 106 bào tử/ml.
- NT3: phun dịch nuôi cấy ở nồng độ 107 bào tử/ml.
- NT4: phun dịch nuôi cấy ở nồng độ 108 bào tử/ml.
Các nghiệm thức được lặp lại 5 lần, mỗi lần nhắc lại 10 cá thể sâu non.
❖ Chỉ tiêu đánh giá:
Ghi nhận kết quả sau 2, 4, 6, 8, 10 và 12 ngày.
Dựa vào hoạt lực diệt sâu của các chủng M. anisopliae được xác định theo công thức Abbott theo mục 2.5.1.6 để chọn chủng M. anisopliae có hoạt lực diệt sâu mạnh trong số các chủng nghiên cứu và chọn được mật độ bào tử thử nghiệm hoạt lực hợp lý.
2.6.2.6. Xử lý số liệu
Tổng hợp số liệu và phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences).
31