CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH LỘC VÀ
2.2 Hiện trạng xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Vĩnh Lộc
2.2.3 Công nghệ xử lý
2.2.3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý
Nước thải
Dưỡng khí
Hóa chất điều chỉnh pH Hóa chất dinh dưỡng
Dưỡng khí bùn dư nước dư
Lược rác thô
Bể gom nước thải
Lược rác tinh
Bể cân bằng
Bể SBR
Bể khử trùng
Bể chứa bùn dư
Bể nén bùn
chôn lấp chôn lấp
Cặn rác
Cặn rác
Javen
2.2.3.2 Mô tả công nghệ
Nước thải từ các nhà máy sản xuất trong Khu công nghiệp được thu gom và dẫn về bể gom nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung. Trước khi vào bể thu gom, nước thải được dẫn qua lược rác thô để loại bỏ cặn rắn có kích thước lớn hơn 20mm ra khỏi dòng thải. Từ bể gom nước thải, nước thải được bơm lên thiết bị lược rác tinh, lược bỏ các cặn rắn có kích thước lớn hơn 0.5mm, sau đó nước thải sẽ tự
chảy sang bể cân bằng. Tại bể cân bằng, nước thải sẽ được trộn trực tiếp với các hóa chất Acid/Bazo để trung hòa, điều chỉnh pH ở khoảng thích hợp cho các công trình xử lý tiếp theo, đồng thời một lượng chất dinh dưỡng cũng sẽ được bổ sung nếu nước thải đầu vào không đủ dinh dưỡng cho quá trình xử lý sinh học. Bể cân bằng cũng được bố trí hệ thống cấp khí nhằm tạo sự xáo trộn giữa các dòng thải với nhau (mỗi dòng thải có thành phần ô nhiễm khác nhau) nhằm tạo môi trường đồng nhất cho dòng nước thải trước khi qua các bước xử lý tiếp theo, bể cân bằng được tính toán có thể tích lớn, đủ để chứa nước thải trong trường hợp có sự cố đột ngột về lưu lượng hoặc bể SBR có sự cố hay phải bảo trì, bảo dưỡng. Từ bể cân bằng, nước thải sẽ được bơm lên các bể xử lý sinh học hiếu khí SBR.
Xử lý chất hữu cơ trong bể SBR là công nghệ xử lý bằng bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng, dạng mẻ. Nguyên tắc hoạt động của bể SBR bao gồm chuỗi chu trình xử lý
liên tiếp với các chu kỳ sau:
Bước 1: Nạp nước thải vào bể (Fill), bước này được chia làm 2 giai đoạn:
+ Bước 1a: Bơm nước vào bể và khuấy trộn (Mixed)
+ Bước 1b: Bơm nước vào bể, khuấy trộn và sục khí (Aeration)
Bước 1 ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong điều kiện thiếu khí (hàm lượng oxy hòa tan gần bằng 0) để phân hủy chuyển hóa các liên kết Nito trong nước thải bằng quá trinh nitrate hóa và khử nitrate hóa (nittification and denittification). Việc kiểm soát thời gian sục khí trong bước 1 để điều chỉnh hiệu
Bước 2: Sục khí (aeration)
Bước 2 ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật hiếu khí (bao gồm vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn hiếu khí tùy tiện,nấm, tảo, động vật nguyên sinh) dưới tác động của oxy được cung cấp từ không khí qua các máy thổi khí và được hòa tan vào trong nước thải nhờ các máy làm thoáng chìm sẽ giúp cho vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa chúng thành CO2, H2O, các sản phẩm vô cơ và các tế bào sinh vật mới.
Bước 3: lắng (Settlement)
Sau thời gian làm thoáng, nước thải trong các bể SBR sẽ được để yên và thực hiện quá trình lắng.
Bước 4: Xả nước (Efluent decant) và bơm xả bùn dư (Excess sludge discharge) Sau thời gian lắng, phần nước trong phía trên trong bể SBR – qua các thiết bị thu nước dạng phao nổi di động sẽ được dẫn sang bể khử trùng. Một phần bùn hoạt tính dư lắng dưới đáy bể sẽ được các bơm bùn bơm sang bể chứa bùn, đồng thời chuẩn bị bắt đầu cho mẻ xử lý kế tiếp. Giai đoạn xả bùn hoàn tất, nước thải tiếp tục được nạp vào bể SBR bắt đầu một chu kỳ mới.Các bể SBR sẽ hoạt động nối tiếp, luân phiên đảm bảo quá trình xử lý diễn ra liên tục. Nước sau xử lý tại bể SBR sẽ tiếp tục chảy vào bể tiếp xúc, để trộn đều Chlorine diệt khuẩn trước khi xả ra môi trường. Để hiệu quả xử lý của bể SBR ổn định, lượng bùn vi sinh trong bể luôn được duy trì ở một giá trị nhất đinh bằng thiết bị đo mức bùn. Phần bùn dư được lấy ra và được xử lý trong các công đoạn xử lý bùn trước khi trả về môi trường.
Về công tác xử lý bùn: Bùn dư từ các bể xử lý sinh học SBR sẽ được bơm vào bể
khi ép được đổ vào thiết bị thu bùn khô và chuyển đi chôn lấp theo quy định, nước dư lại trở về trạm bơm nước thải.