Các công trình đơn vị

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung KCN vĩnh lộc TP HCM (Trang 40 - 51)

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH LỘC VÀ

2.2 Hiện trạng xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Vĩnh Lộc

2.2.4 Các công trình đơn vị

Hình 2.2Song chắn rác thô

Cấu tạo:

Song chắn rác đặt vuông góc với dòng chảy, gồm các thanh kim loại không gỉ đặt cách nhau 20 mm trong khung thép hình chữ nhật, dễ dàng trượt lên xuống dọc theo 2 khe ở mương dẫn và có thể kéo lên khi cần vệ sinh.

Bảng 2.5 Các thông số thiết kế song chắn rác thô

Tên thông số Số liệu thiết kế

Chiều dài 1,5 m

Chiều rộng 0,6m

Chiều cao xây dựng 0,9m

Số khe 30 khe

 Chức năng:

Sử dụng song chắn rác để loại bỏ các vật liệu như giẻ, giấy, bao bì, nilon… và tạp chất rắn có kích thước > 20mm trước khi nước thải đi vào công trình xử lý sau đó.Việc sử dụng song chắn rác trong các công trình xử lý nước thải nhằm bảo vệ hệ thống bơm của nhà máy như tắc nghẽn bơm, van, đường ống cũng như ngăn cản không cho chúng đi vào các giai đoạn xử lý sau.Vì nước thải đi về nhà máy đều đặn mỗi ngày với lưu lượng ổn định, để tránh ứ đọng rác và gây tổn thất áp lực quá lớn, song chắn rác thường được vệ sinh mỗi ngày bởi nhân viên vận hành.

2.2.4.2 Bể thu gom

Hình 2.3Hố thu gom

Cấu tạo:

Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép, được thiết kế âm dưới đất, chiều sâu đáy bể thấp hơn mực nước ống đầu vào 3m.

Kích thước bể thu gom: dài x rộng x cao = 6m x 4m x 6,35m.

Chức năng:

Tiếp nhận tất cả các nước thải doanh nghiệp trong KCN, lưu nước trong khoảng thời gian ngắn để ổn định lưu lượng nước trước khi bơm lên hệ thống xử lý.

Bể thu gom có nhiệm vụ nhận nước thải từ các trạm bơm trung chuyển, sau đó bơm lên thiết bị lọc rác tinh nhờ hệ thống bơm chìm đặt trong bể.

Hoạt động của bơm dựa vào cảm ứng mực nước. Các bơm sẽ cài đặt hoạt động luân phiên nhờ vào thiết bị trong phòng điều khiển. Nếu xảy ra sự cố đối với một trong các bơm thì đèn báo lỗi của bơm tương ứng sẽ hiển thị trên tủ điều khiển báo cho người vận hành biết để ngắt bơm, đồng thời bơm dự phòng sẽ tự vận hành.

Khi mực nước đến mức “High level” thì còi báo động sẽ tự động cho biết trong bảng điều khiển.

Một lưu lượng kế điện tử để hiển thị lưu lượng (đo lưu lượng bơm của các bơm trong một giờ và tổng lưu lượng nước đã bơm) đặt trên đường ống sau 3 bơm và

báo về phòng điều khiển.

Hiện trạng của bể:

Hiện tại bể thu gom vẫn hoạt động tốt, các bơm vẫn làm việc hiệu quả.

2.2.4.3 Thiết bị lọc rác tinh

Hình 2.4 Lưới lọc rác tinh

 Cấu tạo:

Vị trí: Đặt trên bể điều hòa Lược rác tinh, khe 2mm Thiết bị tự động

Kích thước: dài x rộng = 1,8m x 1,2m

 Chức năng:

Lọc rác tinh có tác dụng nhằm tách các chất rắn lơ lửng còn sót lại sau khi qua song chắn rác thô, nó có thể loại bỏ những chất rắn lơ lửng có kích thước > 0,5 mm.

Theo định kỳ nhân viên vận hành trong nhà máy sẽ vệ sinh và bảo trì để đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy.

Hoạt động:

Nước thải sau khi qua lọc rác tinh sẽ được chuyển qua bể cân bằng và bắt đầu giai đoạn xử lý tiếp theo.

2.2.4.5 Bể điều hòa

Hình 2.5 Bể điều hòa

 Cấu tạo:

Cấu tạo bằng bê tông cốt thép

Kích thước bề: dài x rộng x cao = 31,7m x 9m x 6,5m Thể tích: 1854,5 m3

Số bơm chìm: 2 bơm hoạt động luân phiên nhau, công suất mỗi bơm 250m3/h Máy thổi khí: 2 cái hoạt động với công suất mỗi máy Q = 14,2 Nm3/phút

 Chức năng:

Bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo điều kiện ổn định và

hiệu quả cho các công trình quản lý phía sau, tránh hiện tượng quá tải.

Đồng thời các máy thổi khí làm thoáng cung cấp oxy vào nước thải nhằm tránh phát sinh mùi hôi ở đây và giảm thiểu được 20-30% hàm lượng COD, BOD trong nước thải.

Việc sử dụng bể điều hòa trong hệ thống mang lại hai lợi ích sau:

Tăng cường hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, giảm thiểu chất thải về bể SBR do tải trọng tăng đột ngột, giảm thiểu đến mức thấp nhất tác hại của các chất gây ức chế cho quá trình xử lý sinh học.

Ổn định pH của nước thải mà không cần tiêu tốn nhiều hóa chất.

Giúp cung cấp nước thải vào bể SBR được liên tục theo từng mẻ khi các nhà máy sản xuất trong KCN không xả nước hoặc xả nước với lưu lượng thấp.

 Hoạt động:

Nước thải từ hố thu gom qua lược rác tinh rồi qua bể điều hòa, tại đây 2 máy khuấy trộn sẽ hoạt động đồng thời và liên tục để trộn đều các thành phần có trong nước thải và ngăn ngừa quá trình lắng xảy ra trong bể.

Hoạt động của bơm sẽ kiểm soát bởi cảm biến mực nước và chu kỳ hoạt động của bể SBR. Các bơm sẽ hoạt động luân phiên nhau.

Ngoài ra trong bể điều hòa có đặt thiết bị đầu dò pH sẽ đọc giá trị pH trong bể nếu thấp hoặc cao hơn mức cho phép thì nó sẽ báo tín hiệu để mở các bơm hóa chất.

Nguyên lý hoạt động của bơm NaOH: mở bơm khi pH < 6 và dừng bơm khi pH >

7,49

Hiện trạng của bể:

Hiện tại hai máy bơm trong bể điều hòa vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên dây coroa ở hai máy thổi khí đã bị dãn nhiều, bọt khí trong hệ thống khuếch tán khí của máy thổi khí hoạt động không đồng đều làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy thổi khí, giảm hiệu quả làm việc của bể điều hòa.

2.2.4.5 Bể SBR (bể phản ứng sinh học theo mẻ)

Hình 2.6a Bể SBR (giai đoạn sục khí) Hình 2.6b Bể SBR (giai đoạn lắng)

Cấu tạo:

Cấu tạo bằng bê tông cốt thép Số bể: 2 bể

Kích thước bể: dài x rộng x cao = 35m x 12,5m x 6,5m Thể tích: 2843,8m3

Máy khuấy chìm: 6 cái Số bơm chìm: 2 bơm

Máy thổi khí: 4 cái, công suất mỗi máy Q = 27,9 Nm3/phút

Chức năng:

SBR (sequencing batch reactor) : bể phản ứng theo mẻ là dạng công trình xử lý

nước thải dựa trên phương pháp bùn hoạt tính, nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra gián đoạn trong cùng một kết cấu.

Hệ thống SBR là hệ thống dùng để xử lý nước thải sinh học chứa chất hữu cơ và

Nito cao. Hệ thống hoạt động liên tục bao gồm quá trình làm đầy - sục khí - lắng - xả nước, xả bùn trong đó quá trình sục khí hay còn gọi là quá trình tạo hạt (bùn hạt hiếu khí), quá trình này phụ thuộc vào khả năng cấp khí, đặc điểm chất nền trong nước thải đầu vào. Nói chung, công nghệ SBR đã chứng tỏ được là một hệ thống xử

lý có hiệu quả do trong quá trình sử dụng ít tốn năng lượng, dễ dàng kiểm soát các sự cố xảy ra, xử lý với lưu lượng thấp, ít tốn diện tích rất phù hợp với những trạm có công suất nhỏ, ngoài ra công nghệ SBR có thể xử lý với hàm lượng chất ô nhiễm có nồng độ thấp hơn.

Ưu điểm:

Hệ thống SBR linh động có thể xử lý nhiều loại nước thải khác nhau với nhiều thành phần tải trọng.

Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng thiết bị (các thiết bị ít) mà không cần tháo nước cạn, chỉ tháo nước khi bảo trì các thiết bị như: cánh khuấy, motor, máy thổi khí, hệ thống thổi khí.

Hệ thống có thể điều khiển hoàn toàn tự động.

TSS đầu ra thấp, hiệu quả khử Phospho, Nitrat hóa và khử Nitrat rất cao.

Quá trình lắng ở trạng thái tĩnh nên hiệu quả cao.

Có khả năng nâng cấp hệ thống.

Nhược điểm:

Do hệ thống hoạt động theo mẻ nên cần phải có nhiều thiết bị hoạt động với nhau.

Công suất xử lý thấp (do hoạt động theo mẻ).

Người vận hành cần có kỹ thuật cao.

Hiện trạng của bể:

Hiện tại bể SBR hoạt động tốt, nhưng 2 bơm bùn trong bể thường xuyên bị nghẹt khiến quá trình bơm bùn sang bể chứa bùn hay bị gián đoạn.

2.2.4.6 Bể khử trùng

Hình 2.7.Bể khử trùng

Cấu tạo:

Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép, thiết kế Ziczac qua từng ngăn để trộn đều nước thải với Chlorine vào nước sau xử lý.

Kích thước bể: dài x rộng x cao = 17,4m x 10,8m x 2,3m

Thể tích: 432,22 m3

Số vách ngăn hướng đổi dòng : 4 vách.

 Chức năng:

Khử trùng nước thải sau khi xử lý từ bể SBR để tiêu diệt các loại vi trùng, virus gây bệnh có trong nước và giảm nhu cầu oxy sinh hóa của nguồn tiếp nhận.

Thiết bị dùng trong khử trùng:

-Bồn chứa hóa chất Ca(OCl)2

- Bơm định lượng Ca(OCl)2

Hoạt động:

Nước thải sau khi xử lý sẽ được đưa sang bể khử trùng, bể khử trùng được thiết kế

theo vách ngăn, có các tấm chắn dòng làm nhiệm vụ trộn đều hóa chất Chlorine.

Chlorine được châm vào bể khử trùng theo liều lượng được xác định tùy thuộc vào số liệu cảm ứng báo đầu dò Chlorine để khử trùng nước khi xả thải ra môi trường.

Sau bể khử trùng, NMXLNT tập trung KCN Vĩnh Lộc có lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý.

2.2.4.6 Bể chưa bùn

2.2.4.7 Bể nén bùn

Hình 2.9. Bể nén bùn

Bùn được bơm hút từ bể SBR sau mỗi mẻ xử lý sang bể nén bùn, bể nén bùn có

dạng hình phiễu và bên dưới có thiết bị gom bùn, bùn từ bể nén bùn được bơm sang máy ép bùn bằng bơm bùn nén. Polymer 2% được bơm vào đường ống dẫn bùn để tăng khả năng kết dính của bùn.

Phần nước sau khi ép sẽ được chuyển về bể thu gom, bánh bùn sau khi ép theo băng chuyền chuyển ra sân chứa bùn, sau đó sẽ được giao cho các đơn vị có chức năng xử lý.

2.2.4.8 Máy ép bùn

Hình 2.10. Máy ép bùn

Chức năng:

Tách nước ra khỏi bùn với mục đích giảm khối lượng vận chuyển, bùn khô để đưa vào chôn lấp hay xử lý có hiệu quả cao hơn bùn ướt, giảm thể tích nước ở bãi chôn lấp. Giảm chi phí cho việc xử lý bùn.

Hoạt động:

Với máy nén bùn ly tâm, bùn được ép giảm bớt nước rồi theo băng chuyền bùn được chuyển ra sân chứa bùn.

Bùn sau khi được ép sẽ được bán cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung KCN vĩnh lộc TP HCM (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)