Sau khi thực hành xong bài này, học sinh sẽ:
1. Kiến thức: Biết được lòng tự trọng là gì và tầm quan trọng của lòng tự trọng đối với con người.
2. Kĩ năng: Hiểu được một số yêu cầu để xây dựng lòng tự trọng.
3. Thái độ: Vận dụng một số yêu cầu đã biết để xây dựng lòng tự trọng qua các tình huống cụ thể.
II. CHUẨN BỊ
- Sách Thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 5.
- Giấy A4, bút lông, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ. 3’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài. 1’
2. Hoạt động thực hành Hoạt động 1. Rèn luyện. 10’
- Giáo viên nêu câu hỏi: Các hành động nào sau đây thể hiện em là người có lòng tự trọng?, sau đó đọc các phương án và yêu cầu học sinh đánh dấu vào những nội dung em cho là đúng.
Hoạt động 2. Định hướng ứng dụng. 10’
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập: Tô màu các bậc thang thể hiện lòng tự trọng và gạch chéo các bậc thang chưa thể hiện lòng tự trọng.
- Giáo viên có thể tổ chức hoạt động theo các cách sau:
3. Hoạt động ứng dụng
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập:
Thực hiện và ghi lại hành trình
“Xây dựng lòng tự trọng” theo mẫu cho sẵn.
- Có thể thực hiện theo các cách sau
* Lưu ý:
Hoạt động ứng dụng cần tổ chức
sao cho sát với thực tế cuộc sống của học sinh, có tác
dụng thực tiễn nhằm rèn luyện kĩ năng xây dựng lòng tự trọng.
Tuyên dương, động viên những
học sinh có hành vi tích cực xây dựng lòng tự trọng.
- Mời một vài học sinh trình bày lựa chọn của mình. Giáo viên chốt ý.
+ Tổ chức hoạt động nhóm: Chia lớp thành hai nhóm. Các nhóm thực hiện yêu cầu của bài tập và cử đại diện nhóm trình bày trước lớp. Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt ý đúng.
+ Tổ chức hoạt động nhóm đôi: Yêu cầu các nhóm đôi đọc kĩ yêu cầu của bài tập và thực hiện, sau đó trao đổi bài làm với bạn cùng bàn. Giáo viên gọi 2 – 3 nhóm chia sẻ kết quả cùng với lớp, sau đó nêu ý đúng.
+ Cách 1: Giáo viên yêu cầu học sinh ghi lại các nội dung trong hành trình “Xây dựng lòng
tự trọng” theo mẫu, sau đó dặn dò học sinh thực hiện hoạt động này.
+ Cách 2: Cho học sinh xem clip về câu chuyện xây dựng lòng tự trọng :
Mời học sinh phát biểu cảm nghĩ, lập kế hoạch xây dựng lòng tự trọng và thực hiện theo yêu cầu bài tập.
--- Khoa học
Tiết 18: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại
2. Kĩ năng: HS nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại 3. Thái độ: Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK/38, 39 - Một số tình huống để đóng vai.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ. 5’
+ HIV lây truyền qua những đường nào?
+ Nêu những cách phòng chống lây nhiểm HIV?
- GV nhận xét B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Xác định các biểu hiện của việc trẻ em bị xâm hại về thân thể, tinh thần. 10’
- Yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3/38 SGK và trả lời các câu hỏi?
+ Chỉ và nói nội dung của từng hình theo cách hiểu của bạn?
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
- GV chốt: Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức. Các em cần lưu ý trường hợp trẻ em bị đòn, bị chửi mắng cũng là một dạng bị xâm hại.
3. Hoạt động 2: Nêu các quy tắc an toàn cá nhân. 10’
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Nếu vào tình huống như hình 3 em sẽ ứng xử thế nào?
- GV chốt: Một số quy tắc an toàn cá nhân.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS quan sát, trả lời câu hỏi
H1: Hai bạn HS không chọn đi đường vắng
H2: Không được một mình đi vào buổi tối
H3: Cô bé không chọn cách đi nhờ xe người lạ.
- Các nhóm trình bày, bổ sung
- HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày VD: sẽ kêu lên, bỏ chạy, quá sợ dẫn đến luống cuống, …
+ Không đi một mình ở nơi tối tăm vắng vẻ.
+ Không ở phòng kín với người lạ.
+ Không nhận tiên quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do.
+ Không đi nhờ xe người lạ.
+ Không để người lạ đến gần đếm mức họ có thể chạm tay vào bạn…
4. Hoạt động 3:Tìm hướng giải quyết khi bị xâm phạm. 10’
- GV yêu cầu các em vẽ bàn tay của mình với các ngón xòe ra trên giấy A4.
- Yêu cầu HS trên mỗi đầu ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, có thể nói với họ những điều bí mật đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình, khuyện răn mình…
- GV nghe HS trao đổi hình vẽ của mình với người bên cạnh.
- GV gọi một vài em nói về “bàn tay tin cậy” của mình cho cả lớp nghe - GV chốt: Xung quanh có thể có những người tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ ta trong lúc khó khăn.
Chúng ta có thể chia sẻ tâm sự để tìm chỗ hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, khó nói.
C. Củng cố, dặn dò. 1’
- Gọi HS đọc ghi nhớ - Nhận xét giờ học
- Dặn HS về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hành vẽ.
- HS ghi có thể chọn:
cha mẹ
anh chị
thầy cô
bạn thân
- HS đổi giấy cho nhau tham khảo - HS nêu
- HS đọc
---
HĐNGLL