CHƯƠNG 2: NHỮNG LỢI ÍCH VÀ BẤT LỢI VỀ MẶT PHÁP LÝ CỦA VIỆT
2.2 Những bất lợi về mặt pháp lý của Việt Nam khi tham gia vào Công ƣớc Viên
Khi Việt Nam gia nhập CISG, sẽ có hai nguồn luật cùng điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam: CISG sẽ chỉ được áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước (không có yếu tố quốc tế) thì không áp dụng CISG mà áp dụng pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa. Như vậy, mối quan hệ giữa CISG và pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa là bổ sung cho nhau. Sự tồn tại của một số quy định khác biệt giữa hai nguồn luật này là bình thường do mỗi nguồn luật sẽ có mối quan hệ được điều chỉnh khác nhau.
19 Hệ thống Dân luật (Civil Law) hay gọi đơn giản hơn là hệ thống pháp luật Pháp – Đức: Đây là hệ thống pháp luật có nền tảng bắt nguồn từ hệ thống pháp luật của Pháp và pháp luật của một số nước lục địa Châu Âu. Trong đó pháp luật của Pháp là quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn tới pháp luật của các nước khác trong hệ thống pháp luật này. Hệ thống pháp luật của các nước này nhìn chung đều chịu ảnh hưởng của Luật La Mã
Tuy nhiên, Các doanh nghiệp tại Việt Nam cần lưu ý và nắm vững các quy định tại các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế lúc nào nên áp dụng CISG, lúc nào nên áp dụng luật quốc gia hay luật các quốc gia khác sao cho giảm thiểu nhất các tình huống dẫn đến tranh chấp. Bên cạnh những lợi ích về mặt pháp lý khi tham gia vào Công ước Viên, Việt Nam có thể gặp một số trở ngại về pháp lý sau:
Thứ nhất, các quy định của Công ước Viên 1980 và pháp luật của Việt Nam có sự khác biệt gây ảnh hưởng cho việc áp dụng.
+ Khái niệm về mua bán hàng hóa quốc tế chưa tương thích: Điều 1 Công ước Viên 1980 yếu tố của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định bởi một yếu tố duy nhất là trụ sở thương mại của các bên phải đặt tại các quốc gia khác nhau mà không phụ thuộc vào địa điểm ký kết.
Tại Điều 27 Luật Thương mại 2005 thì mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm 5 hình thức là xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập và chuyển khoản. Theo Luật Thương mại Việt Nam điều này chưa phù hợp với CISG vì CISG phạm vi áp dụng dựa trên duy nhất một điều kiện là các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau.
+ Hình thức của hợp đồng: khoản 2 Điều 27 Luật thương mại 2005 quy định mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (điện báo, telex, fax, thông tin dữ liệu)
Tại Điều 11 Công ước viên 1980 “Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng”. CISG công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa hai nước có thể ký kết bằng văn bản hoặc ở một trường hợp nào đó có thể thành lập bằng lời nói, bằng hành vi có thể được chứng minh bằng mọi cách có thể bằng nhân chứng.
Từ hai quy định thấy rằng đây là một sự khác biệt cơ bản giữa Công ước Viên 1980 và pháp luật Việt Nam. Khi tham gia vào Công ước Việt Nam đã bảo lưu Điều 96. Việc bảo lưu Điều 96 có nghĩa là các hợp đồng được ký kết phải được xác lập bằng văn bản giữa các doanh nghiệp nước ngoài khi hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp của Việt Nam.
+ Thời hạn kiểm tra hàng hóa và khiếu nại hàng hóa: Điều 38 Công ước Viên về việc kiểm tra hàng hóa quy định phải được người mua thực hiện trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Điều 39 của Công ước Viên 1980 quy định về việc kiểm tra hàng hóa nếu phát hiện sản phẩm không phù hợp của hàng hóa thì phải thông báo trong thời hạn hợp lý cho người bán sau khi phát hiện hoặc phải phát hiện ra.
Việc có mất quyền khiếu nại về hàng hóa của người mua hay không tùy thuộc vào thời hạn hợp lý người mua có phát hiện hàng hóa không phụ thuộc đó không. Luật thương mại Việt Nam không có quy định này.
Về việc khiếu nại hàng hóa theo Luật Thương mại 2005 thời hạn khiếu nại là ba tháng đối với khiếu nại về số lượng, sáu tháng đối với khiếu nại về phẩm chất tính từ ngày giao hàng. Theo quy định tại Công ước Viên thời hạn khởi kiện tối đa là hai năm kể từ ngày giao hàng. Cần linh hoạt trong việc lựa chọn áp dụng Công ước Viên hay pháp luật trong nước trong việc khiếu nại hay kiểm tra hàng hóa.
+ Chế tài hủy bỏ hợp đồng:
Chế tài hủy bỏ hợp đồng chỉ được áp dụng khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng theo Điều 25 Công ước Viên và Luật Thương mại 2005 đều thống nhất vi phạm cơ bản là vi phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm làm cho bên này không đạt được mục đích giao kết. Tuy nhiên, Công ước viên có quy định một trường hợp được hủy hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn được gia hạn thêm theo khoản 1 Điều 49 Công ước Viên 1980 “Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng khi người bán không thực hiện nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm của hợp đồng và trường hợp người bán không giao hàng trong thời gian mà người mua gia hạn thêm cho họ” và tại khoản 1 Điều 64 Công ước Viên 1980 quy định “Người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng khi người mua không thực hiện nghĩa vụ của họ trong hợp đồng hoặc người mua không thi hành nghĩa vụ nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời hạn bổ sung”. Luật Thương mại Việt Nam không quy định về trường hợp hủy bỏ hợp đồng này.
+ Chế tài buộc thực hiện hợp đồng: Điều 46 Công ước Viên 1980 và Điều 297 Luật Thương mại 2005 quy định rằng nếu bên bán vi phạm hợp đồng trong trường hợp người vi phạm hợp đồng là bên bán thì người mua có quyền buộc người bán thực hiện một trong hai biện pháp là sửa chữa hoặc thay thế hàng hóa. Bên cạnh đó còn có sự mâu thuẫn giữa CISG và quy định của pháp luật Việt Nam. Chế tài buộc thực hiện hợp đồng của CISG người mua chỉ có thể yêu cầu người bán phải giao hàng thay thế nếu sự
không phù hợp của hàng hóa được giao đó cấu thành một vi phạm cơ bản. Luật Thương mại Việt Nam không quy định rõ căn cứ lựa chọn biện pháp sửa chữa hay thay thế đối với các hợp đồng nội địa.
+ Nguyên tắc chào hàng: Điều 16 Công ước Viên 1980 quy định về nguyên tắc, một chào hàng có thể bị hủy ngang. Tuy nhiên, điều kiện để hủy bỏ chào hàng là nếu thông báo về việc hủy bỏ tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 16 CISG quy định hai ngoại lệ quan trọng trong đó chào hàng không thể bị hủy ngang là:
“a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị hủy ngang, hoặc
b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể hủy ngang và đã hành động theo chiều hướng đó”.
Trong khi đó tại Điều 390 Bộ luật dân sự 2015 có cách tiếp cận ngược lại, quy định bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Như vậy theo pháp luật Việt Nam, một đề nghị về nguyên tắc sẽ không bị hủy ngang, trừ khi quyền hủy ngang được bên đề nghị quy định trước trong đề nghị.
+ Chế định bồi thường thiệt hại:
Trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, thì vấn đề bồi thường thiệt hại là vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của các bên. Vì thế Công ước Viên 1980 dành mục II chương 5 cho chế tài bồi thường thiệt hại và Luật Thương mại Việt Nam 2005 có những quy định về chế tài bồi thường thiệt hại trong các Điều 303, 306. Tuy nhiên, những quy định trên lại có các thuật ngữ, cách giải quyết và thực tiễn áp dụng khác nhau:
• Về tính dự đoán trước của thiệt hại: CISG theo thuyết dự đoán trước thiệt hại khi nêu cụ thể rằng thiệt hại phải là những tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán hoặc buộc phải dự đoán trước thời điểm ký kết hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra đối với vi phạm hợp đồng đó [14]. Xét theo quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam thì không có tính dự đoán trước, nhưng có thể từ tính trực tiếp và thực tế mà suy luận ra tính dự đoán trước. Tuy nhiên việc suy luận có mặc hạn chế.
Thứ nhất, tính thực tế, tính trực tiếp và tính dự đoán trước không phải là một. Thứ hai, thiệt hại là trực tiếp và thực tế thì thiệt hại đó phải có mối quan hệ với hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, không phải bất cứ một thiệt hại có tính nhân quả nào cũng có tính dự đoán trước. Như vậy, tính xác thực không nhất thiết đi cùng dự đoán trước. Trong mỗi hợp đồng được ký kết nên có điều khoản về tính dự đoán trước của thiệt hại.
• Về giá trị tính toán của những khoản bồi thường thiệt hại: CISG có phương thức tính toán thiệt hại gần giống nhau trong trường hợp hợp đồng bị hủy. Điều 75 Công ước 1980 đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy và bên bị thiệt hại đã ký một hợp đồng thay thế. Lúc này bên bị thiệt hại sẽ được bồi thường khoản tiền chênh lệch giữa hợp đồng bị hủy và hợp đồng thay thế. Điều 76 của Công ước Viên 1980 cũng đưa ra cách tính toán trong trường hợp hợp đồng bị hủy mà không ký hợp đồng thay thế. Tuy nhiên không tìm thấy những quy định này trong Luật Thương mại Việt Nam, mặc dù đây là cách tính toán khá thông dụng trên thực tế.
• Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại: Điều 304 Luật Thương mại 2005 quy định nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thuộc về bên yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ đựợcc hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Về vấn đề trên, Công ước Viên không quy định về tính xác thực của thiệt hại và cũng không xác định mức độ mà bên bị thiệt hại cần chứng minh về tổn thất được đền bù.
• Điều khoản tiền lãi: Công ước Viên 1980 tại Điều 78 quy định về việc tính tiền lãi trên khoản tiền chưa trả nếu một bên trong hợp đồng không thanh toán tiền hàng hoặc thanh toán nhưng không đủ với một khoản tiền nào đó thì bên còn lại có quyền được hưởng tiền lãi tính trên khoản tiền mà không ảnh hưởng đối với bất cứ yêu cầu nào về bồi thường thiệt hại có thể nhận được theo quy định của Công ước. Theo luật thương mại Việt Nam 2005, Điều 306 quy định về tiền lãi: “Trong trường hợp bên vi phạm chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian trả chậm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Tiền lãi theo Điều 306 được tính theo lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm thanh toán. Do CISG không có quy định cụ thể về điều khoản tiền lãi nên thực tiễn áp dụng hiện nay các nước đều áp dụng luật quốc
gia điều chỉnh hợp đồng để ấn định mức lãi suất. Trong một số hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Việt Nam cũng áp dụng luật quốc gia hay một nguồn luật của một quốc gia khác cho điều khoản này trong hợp đồng.
Đây là một tranh chấp cụ thể giữa công ty Việt Nam và Công ty của Singapore sẽ thấy được điểm bất lợi giữa quy định của Công ước Viên và hệ thống pháp luật Việt Nam có sự xung đột trong quy định phạt vi phạm dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam. Tranh chấp đó là:
Tóm tắt vụ tranh chấp20:
+ Vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa Công ty Lợi Lợi và Công ty Wilson bắt đầu từ năm 2008. Cụ thể, ngày 29-8-2008, Lợi Lợi và Wilson ký kết hợp đồng mua bán phân bón trị giá 3.025.000 đô la Mỹ (hợp đồng thứ nhất). Theo đó, Lợi Lợi bán cho Wilson 5.000 tấn urê Prilled đóng bao với giá hàng là 605 đô la Mỹ/tấn. Tiếp đó, ngày 1-9-2008, Lợi Lợi và Wilson lại ký hợp đồng mua bán phân bón trị giá 3.050.000 đô la Mỹ (hợp đồng thứ hai). Lần này giá bán phân bón urê Prilled là 610 đô la/tấn.
+ Cả hợp đồng thứ nhất và hợp đồng thứ hai đều quy định Lợi Lợi chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa và Wilson chịu trách nhiệm chỉ định tàu để nhận hàng tại Cảng Hải Phòng. Thời gian vận chuyển hàng được quy định chậm nhất là ngày 25-9- 2008 (hợp đồng thứ nhất) và 30-9-2008 (hợp đồng thứ 2). Thực hiện hợp đồng, Lợi Lợi vận chuyển hàng nhưng Wilson không chỉ định tàu đến nhận hàng như cam kết. Hai bên không thể thỏa thuận được nên Lợi Lợi khởi kiện Wilson tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam như điều khoản trong hợp đồng quy định.
Kết quả xét xử: Trọng tài quốc tế Việt Nam đã sử dụng quy định trách nhiệm hợp đồng của Công ước Viên trong việc giải quyết tranh chấp này. Ngày 11-9-2012, Trọng tài quốc tế Việt Nam đã đưa ra phán quyết, buộc Wilson phải trả cho Lợi Lợi các khoản tiền, như: tiền phạt do vi phạm hợp đồng thứ nhất là 60.500 đô la Mỹ; bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thứ nhất là 1.025.000 đô la Mỹ và 34.770.045 đồng; tiền phạt do vi phạm hợp đồng thứ hai là 61.000 đô la Mỹ; tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thứ hai là 1.050.000 đô la Mỹ; và phí trọng tài là 464.068.047
20 Luật sư Lê Thành Kính Trưởng phòng luật sư Lê Nguyễn, đại diện cho quyền lợi của của Công ty Lợi Lợi đã trao đổi nhắc đến vụ tranh chấp phân bón ure giữa Công ty Lợi Lợi và công ty Wilson vào năm 2008 cho thời báo kinh tế Sài Gòn online, truy cập ngày 26/09/2013 tạihttps://www.thesaigontimes.vn/103090/Singapore-thua- nhan-mot-phan-quyet-cua-trong-tai-Viet-Nam.html
đồng. Phán quyết của trọng tài nói rõ các khoản tiền nói trên phải được trả trong vòng 30 ngày kể từ ngày có phán quyết.
Kết luận: Doanh nghiệp Lợi Lợi ở Việt Nam khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại với số tiền hơn 2 triệu USD cho những thiệt hại về chi phí kho bãi, vận chuyển, tổn thất hàng, tìm người mua mới,…Nhưng khi xét xử Trọng tài Quốc tế Việt Nam xử lý thiệt hại dựa vào quy định của Công ước Viên nên mức bồi thường mà doanh nghiệp Việt Nam nhận được ít hơn so với mức dự kiến. Luật Việt Nam và CISG đều quy định các thiệt hại được bồi thường gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ. Pháp luật Việt Nam nhấn mạnh tính trực tiếp và thực tế, Công ty Wilson không nhận hàng đúng thời hạn thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, chi phí kho bãi nằm chờ để bên mua nhận hàng, tốn thời gian để tìm người mua mới nên nếu có bồi thường thiệt hại ngoài bồi thường tổn thất bị bỏ lỡ ra thì sẽ được bồi thường thêm các khoản như tổn thất trên. Tuy nhiên, CISG nhấn mạnh đến tính có thể dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi phạm “Giới hạn bồi thường thiệt hại ở mức vi phạm tiên liệu trước” việc bồi thường dựa vào Công ước Viên bên bị thiệt hại chỉ nhận được tiền bồi thường thiệt hại ở mức đã tiên liệu trước. Điều này khiến cho công ty Lợi Lợi tổn thất về kinh phí và cả thời gian. Đây là điểm bất lợi khi áp dụng Công ước Viên trong việc giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế. Trong các hợp đồng kinh doanh thương mại các doanh nghiệp nên đưa quy định về tính dự đoán trước của thiệt hại. Đây là bài học các doanh nghiệp tại Việt Nam cần rút ra trong việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ hai, Công ước viên không bao trùm mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Công ước Viên được đa số các nước trên thế giới áp dụng với phạm vi vô cùng lớn nhưng CISG không giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế giữa các nước với nhau. Để việc ký kết hợp đồng diễn ra thuận lợi thì các bên ký kết hợp vừa quan tâm đến Công ước Viên vừa phải quan tâm đến các nguồn luật khác. Trong Công ước Viên không có một số quy định cụ thể gây khó khăn trong việc tranh chấp có thể xảy ra như:
+ Chế tài phạt vi phạm hợp đồng:
Tại Điều 300 và Điều 301 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam quy định khá rõ ràng. Theo đó bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận và mức phạt này không được vượt quá 8%