Đề xuất hướng giải quyết về mặt pháp lý giúp cho Việt Nam thuận tiện

Một phần của tài liệu Lợi ích và bất lợi đối với việt nam khi tham gia công ước viên 1980 (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 2: NHỮNG LỢI ÍCH VÀ BẤT LỢI VỀ MẶT PHÁP LÝ CỦA VIỆT

2.3 Đề xuất hướng giải quyết về mặt pháp lý giúp cho Việt Nam thuận tiện

Công ước Viên 1980 mang lại cho Việt Nam những thuận lợi hết sức to lớn giúp phát triển nền kinh tế, là một nguồn luật thống nhất dễ áp dụng trong hoạt động thương mại. Bên cạnh mặt lợi ích pháp lý mà CISG mang lại còn có nhiều điểm bất lợi cần khắc phục để cho việc áp dụng các quy định giữa Công ước Viên 1980 và các quy định tại pháp luật Việt Nam sẽ thuận tiện hơn giúp tránh xảy ra tranh chấp. Công ước Viên 1980 và Luật Thương mại 2005 của Việt Nam có nhiều điểm chưa tương đồng với nhau nên đề nghị cần thay đổi hoặc bổ sung thêm một số quy định trong Luật thương mại 2005. Luật Thương mại 2005 ra đời và áp dụng cho đến ngày nay trải qua 12 năm với nhiều sự thay đổi qua từng năm thì Luật thương mại của Việt Nam nên thay đổi sao cho phù hợp với xu thế của đất nước và thế giới. Đề nghị bổ sung sửa đổi một số quy định sau đây: bổ sung quy định căn cứ lựa chọn biện pháp sửa chữa hay thay thế đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa hay cần thêm quy định về tính dự đoán trước của thiệt hại giúp cho hợp đồng ký kết sẽ được rõ ràng hơn, việc tính toán bồi thường thiệt hại hiệu quả hơn và cuối cùng là cần bổ sung các chế tài hủy bỏ hợp đồng. Ngoài việc sử đổi một số quy định pháp luật Việt Nam thì nên có một văn bản hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng Công ước Viên 1980.

Việc mong muốn pháp luật Việt Nam có một số thay đổi cũng cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa các vấn đề pháp lý có liên quan đến Công ước Viên. Chính phủ cần

nâng cao nhận thức về lợi ích mà Công ước Viên đã mang lại cho đối tượng là các trọng tài viên, các thẩm phán hay tại các hệ thống giáo Việt Nam nhất là bậc đại học.

Cần có nhiều buổi thảo luận trao đổi kinh nghiệm về nội dung Công ước các bản án để từ đó rút ra kinh nghiệm để các trọng tài viên hay thẩm phán có thể hiểu rõ Công ước hơn nữa để việc giải quyết tranh chấp của họ tốt hơn tránh làm sai lệch ý nghĩa các quy định có trong Công ước. Hiện nay, CISG chỉ được giảng dạy tại các trường có chuyên ngành luật hay các trường đào tạo ngành kinh doanh quốc tế. Tại các hệ thống pháp giáo dục Việt Nam cần đưa Công ước Viên vào giảng dạy giúp nâng cao kiến thức của sinh viên trong nước nhất là các sinh viên học chuyên ngành luật kinh tế để bớt bỡ ngỡ khi áp dụng Công ước Viên 1980 sau này trong công việc. Mặt khác, nhà nước ta nên thu hút và khuyến khích các chuyên gia, nhà chuyên môn về lĩnh vực luật kinh tế, thương mại tại Việt Nam nghiên cứu kỹ hơn phân tích những vấn đề tiêu biểu của CISG về nội dung, những ảnh hưởng của CISG đến hoạt động kinh tế hay ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của Việt Nam hơn nữa.

Có một số nguồn để các thẩm phán, các trọng tài viên hay mọi người mong muốn tìm hiểu CISG là: xem các bài viết của nhóm nghiên cứu CISG tại Việt Nam, các án lệ CISG tại hai nguồn là Pace và Unilex, hay các bài viết của các trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đại học Ngoại Thương và cuối cùng cần phải xem bình luận của Ban thư ký Uncitral về hướng dẫn áp dụng CISG như thế nào.

Ngoài ra còn có một số nguồn luật khác mà mọi người có thể tìm hiểu như các tạp chí, các bình luận của các học giả Schiechtriem và Schwenzer.

Kết luận Chương 2:

Chương 2 là những lợi ích và bất lợi về mặt pháp lý của Việt Nam khi tham gia vào Công ước Viên 1980. Trong chương ra sẽ nêu rõ về những lợi ích về mặt pháp lý để các doanh nghiệp khi hợp tác kinh doanh thương mại quốc tế sẽ an tâm khi áp dụng Công ước Viên trong các hợp đồng của mình. Những lợi ích về mặt pháp lý đó là: Thứ nhất, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam giúp thống nhất pháp luật mua bán hàng hóa giữa Việt Nam và các nước là thành viên của Công ước Viên 1980; Thứ hai, có được một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Thứ ba, thuận tiện và dễ dàng cho việc áp dụng CISG trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh những lợi ích về mặt pháp lý thì còn có những hạn chế về mặt pháp lý, những hạn chế đó là: Thứ nhất, các quy định của Công ước và pháp luật của Việt Nam có sự khác biệt gây ảnh hưởng cho việc áp dụng; Thứ hai, Công ước viên không bao trùm mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Thứ ba, Công ước Viên không được sửa chữa và cập nhật những vấn đề pháp lý mới; Thứ tư, Công ước Viên còn khá mới so với hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong phần những bất lợi về pháp lý mà Công ước Viên mang lại, hạn chế thứ nhất và thứ hai là hai hạn chế các doanh nghiệp cần nắm rõ nhất tránh những tranh chấp phát sinh. Ngoài ra, trong phần này có đưa ra ví dụ về vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa Công ty Lợi Lợi và Công ty Wilson. Đây là một trường hợp hạn chế của Công ước Viên khi xét xử Trọng tài quốc tế Việt Nam xử lý thiệt hại dựa vào quy định của Công ước viên nên mức bồi thường mà doanh nghiệp Việt Nam nhận được ít hơn so với mức dự kiến. Trong các hợp đồng kinh doanh thương mại các doanh nghiệp nên đưa quy định về tính dự đoán trước của thiệt hại. Đây là bài học các doanh nghiệp tại Việt Nam cần rút ra trong việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Một phần của tài liệu Lợi ích và bất lợi đối với việt nam khi tham gia công ước viên 1980 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)