1.2. Mạt cưa cao su- nguồn cơ chất tốt để trồng nấm
1.2.2. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên mạt cưa cao su
1.2.2.1. Xử lý nguyên liệu
Khi sử dụng mạt cưa cao su làm cơ chất trồng nấm, ta tận dụng được rất nhiều ưu điểm như:
- Chế biến và bổ sung dinh dưỡng cách dễ dàng - Có thể khử trùng và hạn chế nhiễm
- Thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hái - Thời gian thu hái ngắn lại
Phương pháp phổ biến khi sử dụng mạt cưa là dạng túi, có quá trình hấp khử trùng.
Mạt cưa mới sẽ có màu vàng tươi, không thể sử dụng ngay, đối với nấm bào ngư cần ủ mạt cưa từ 10-15 ngày. Sau khi ủ, mạt cưa sẽ có màu nâu nhạt, trong khối mạt cưa toả nhiệt khá nóng.
Dàn mỏng khối mạt cưa dày khoảng 10-15 cm, tưới ẩm bằng nước vôi và được phối trộn với các chất dinh dưỡng khác như vôi bột, MgSO4 0,3 %, tro bếp (tận dụng Kali)... công thức phối trộn tuỳ theo điều kiện của cơ sở. Mạt cưa được xới đảo trộn thật đều. Vôi giúp cho quá trình phân huỷ các chất diễn ra nhanh hơn và điều hoà độ ẩm.
Độ ẩm lúc này có thể đạt 60%, khi vắt 1 nắm mạt cưa vào trong lòng bàn tay, bóp mạnh. Nếu không thấy nước rịn ra ở kẽ tay, khi thả ra không bời rời là được.
SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 15
Màu mạt cưa càng sậm thì lượng nước càng cao, nguyên liệu thiếu nước vẫn tốt hơn nguyên liệu dư nước vì nó sẽ gây hiếm khí làm chết tơ.
Sàn mạt cưa thành đống, việc sàn này giúp loại bỏ dăm vụn của gỗ, than, giúp cho nguyên liệu được trộn đều thêm 1 lần nữa. Mạt cưa được để nguyên đống để ủ thêm ít nhất là ngày nữa.
Việc ủ đống giúp cho :
- Nguyên liệu có điều kiện thấm nước đều, lượng nước dư được loại bỏ
- Các vi sinh vật có lợi như xạ khuẩn sẽ phân huỷ một số thành phần khó phân huỷ trong nguyên liệu.
- Quá trình phân huỷ làm nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên còn giúp diệt bớt những mầm bệnh có trong nguyên liệu.
Thời gian ủ chỉ nên kéo dài không quá 3 ngày, vì khi lúc này nhiệt độ đống ủ giảm, cơ chất có nhiều thức ăn đơn giản tạo điều kiện cho nấm mốc, vi sinh vật phát triển tranh giành chất dinh dưỡng. màu của mạt cưa thay đổi, từ nâu đỏ sang xanh nhạt. [Lê Duy Thắng, 2006]
Hình 1. 4 Máy sàn mạt cưa
SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 16 1.2.2.2. Đóng bịch
Đóng bịch tới đâu xới mạt cưa đến đó, nhằm giữ nhiệt cho đóng mạt cưa.
Bịch đóng vừa tay, không quá mềm và không phù bịch, không quá thấp, không quá cao, cổ bịch được kéo căng, cột thun. Trọng lượng mỗi bịch có thể đạt từ 1-1,3kg.
+ Bịch mềm: khi vận chuyển vào lò, ra lò làm bịch bị lỏng, mạt cưa rời ra.
+ Bịch phù: quá cứng, khó cấy meo sau này (đối với meo cọng), khi vào vỉ rất khó.
+ Bịch thấp: không hiểu quả kinh tế.
+ Bịch cao: khó xếp vỉ, khi ra lò rất khó.
Bịch sau khi nén xong, làm cổ tạo điều kiện cho tơ hô hấp sau này. Sử dụng ống cổ bằng giấy hoặc bằng nhựa.
+ Với cổ giấy thì giá rẻ hơn, nhưng dễ bị biến dạng sau khi hấp, nên khó cấy meo giống.
+ Với cổ bằng nhựa cứng, cố định hình dạng của cổ sau khi hấp và giúp cấy giống dễ dàng nhưng giá thành khá cao, tận dụng lại vào lần sau. Dễ nứt khi va chạm mạnh, làm rách bịch, giá cao hơn.
Dùng 1 thanh sắt có đầu nhọn, dài khoảng 12-15cm, đâm thẳng từ trên trên xuống, giúp cho việc cấy giống sau này dễ dàng hơn nhất là khi ta cấy meo cọng.
Sử dụng bông phế thải (loại không thấm nước) để nhét lỗ, nhét vừa đủ chặt, không Hình 1. 5 Hai loại ống cổ
SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 17
quá sâu, trên nút cổ vẫn còn thấy 1 phần đầu bông. Nút bông phải gọn, nếu không hơi nước khi hấp sẽ thấm vào bịch, làm bịch quá ướt, khó ăn tơ.
1.2.2.3. Hấp khử trùng
Lò hấp là dạng cải biến của phương pháp hơi nước lưu thông. Đun nước trong chảo gang sôi, thấy hơi nước bay là là ở ngoài cửa, thì đóng kín cửa, theo dõi nhiệt độ. Khi nhiệt độ trong lò lên 100oC, châm nước, giữ lửa để nhiệt 100oC trong 4 giờ. Sau đó để nguội trong lò. Nếu lấy quá sớm bịch còn khá nóng dễ bị bể bịch,
lấy trễ bịch dòn, dính lại làm rách bịch.
1.2.2.4. Cấy meo giống
Sau 1 ngày ra lò bắt đầu cấy meo giống, không nên để lâu quá 3 ngày, như vậy sẽ làm chua môi trường, lúc này nấm mốc sẽ phát triển mạnh. Phạm vi làm việc sạch sẽ, luôn giữ miệng chai chứa giống và miệng bịch phôi trong khoảng 10-15 cm quanh ngọn lửa đèn cồn. Đèn cồn để trên bề mặt được cố định, tránh đèn bị đổ khi cấy, có thể gây phỏng, lượng cồn trong đèn phải đủ cấy xong chai hoặc bịch meo giống, ngọn lửa đèn cồn cao vừa phải. Đây là việc tương đối đơn giản nhưng rất quan trọng, nếu không cẩn thận, thao tác không nhanh rất dễ nhiễm nấm mốc, đặc biệt là mốc cam. Có thể sử dụng meo đang cọng hay dạng hạt.
Hình 1. 6 Lò hấp
SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 18
+ Đối với meo cọng : dạng thường dùng là cọng mì. Trước khi cấy, dùng kìm hoặc ben hơ qua ngọn lửa đèn cồn, rút nút bông, đâm lỗ vào. Hơ kìm qua ngọn lửa đèn cồn 1 lần nữa, gấp lấy cọng meo đâm vào lỗ vừa tạo. Không đưa cọng vào quá sâu trong mạt cưa, sẽ làm ngạt tơ, chừa 1 đoạn khoàng 1cm trên bề mặt mạt cưa. Hơ nút bông vào nút lại như ban đầu. Thao tát phải nhanh, gọn. Một chai meo cọng có cấy được 50 bịch phôi, nếu là dạng bịch cấy được nhiều hơn, 70-80 bịch. Meo để trong bịch dễ nhiễm khi cấy, do xé miệng bịch rộng.
+ Đối với meo hạt : thường dùng lúa hay bắp. Lúa dễ cấy hơn bắp. Rút nút bông, hơ miệng chai qua ngọn lửa đèn cồn, cho 1lượng vừa đủ (thường là vừa tới miệng cổ), hơ nút bông qua đèn cồn, nút lại, ấn nhẹ nút bông vào trong và hạt ăn vào mạt cưa. Một chai meo thường cấy khoảng 60 bịch.
1.2.2.5. Nuôi ủ tơ
Theo dõi tơ: sau khi cấy xong, các bịch phôi nhanh chóng được chuyển sang nhà ủ, Thời gian ủ bịch nấm bào ngư thường khoảng 25-30 ngày. Có thể chất giàn khoảng 3 lớp. Nhà ủ cần:
- Thoáng và sạch
- Ít sáng nhưng không quá tối - Không mưa, không bị gió lùa
- Cách ly khỏi khu vực sinh hoạt gia đình và không cùng khu với nấm đang thu hái hoặc đã thu xong.
Hình 1. 8 Meo hạt Hình 1. 7 Meo cọng
SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 19
Bào ngư rất nhanh ăn tơ, 3-5 ngày thấy trên miệng bịch có tơ xuất hiện.
Trong những ngày đầu cũng là lúc các loại nấm mốc phát triển, nếu bịch phôi nhiễm mốc nhanh chóng cách ly.
+ Mốc cam: Loại mốc này thường thấy nhiều ở nút bông ướt, ở những túi bị vỡ hoặc rách túi nilon. Thường lây nhiễm bề mặt. Đối với bào ngư trắng và bào ngư xám, nhanh chóng vượt qua mốc cam, vẫn ăn tơ bình thường chỉ hơi chậm so với các bịch không nhiễm. Cần cách ly và nuôi ủ riêng đối với các bịch phôi bị nhiễm mốc cam. Nếu nhiễm quá nhiều mốc, lúc này mốc cam làm chua môi trường làm chết tơ, chỉ còn cách hấp.
+ Mốc xanh (Trichoderma, Penicillium, Verticillium) , mốc đen (Cladosporium, Botrytis christalina): xâm nhập bào tử vào túi cơ chất, phát hiện càng sớm càng tốt, cách ly nhanh chóng, tơ chết hoàn toàn … Ban đầu sợi nấm đều có màu trắng nhưng sau khi cấy giống 3- 7 ngày thì các khuẩn ty của các loại nấm này chuyển sang màu xanh lục, xanh lam, màu đen, nâu. Ở các bịch nấm sò nhiễm mốc xanh ở trong, nhìn sợi bên ngoài trắng kín khi đem treo sau 7- 10 ngày sợi bị vàng lại và chết. Đối với những bịch phôi bị nhiễm mốc đen và mốc xanh phải hấp lại và cấy giống khác.
Các loại bào tử nấm mốc đều có rất nhiều trong không khí, khi nhiễm vào cơ chất chúng nảy mầm thành hệ sợi cạnh tranh dinh dưỡng, tiết ra độc tố ức chế và tiêu diệt hệ sợi nấm ăn hoặc chúng cạnh tranh nguồn oxy và xâm nhiễm vào cơ chất. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thao tác kỹ thuật:
+ Hấp khử trùng chưa đạt yêu cầu.
+ Môi trường cơ chất quá ướt.
+ Cấy giống bị nhiễm từ giống hoặc bào tử nấm dại từ không khí.
+ Phòng ươm nuôi bịch nấm có nhiệt độ cao ẩm ướt, vệ sinh chưa đạt yêu cầu.
Cũng có thể do vệ sinh lò không kỹ trước khi hấp, vệ sinh nơi cấy không đạt yêu cầu. Ngoài ra còn có 1 số nguyên nhân khác tơ không ra:
SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 20
+ Không ăn tơ : do mạt cưa quá ẩm, hoặc quá khô, nén chưa chặt hoặc quá chặt.
+ Bịch xuất hiện “đậu đen” do mạt cưa chứa quá nhiều chất dinh dưỡng.
Thời gian ủ tơ phụ theo vào giống, dao động từ 25-35 ngày là tơ ăn kín đầy bịch. Bào ngư là loại ăn tơ 2 lần, lúc đầu bào ngư ăn tơ có dạng mảnh, màu hơi hồng, sau đó ăn tơ thêm 1 lần nữa, có màu trắng.
a. Bịch phôi mới cấy
b. Bịch phôi ăn tơ được 1 tuần có màu hồng nhạt phần ăn tơ c. Bịch phôi ăn tơ toàn bộ có màu trắng
1.2.2.6. Đem ra nhà tưới – thu nấm
Sau khi tơ nấm ăn đầy bịch, nên để màu trắng đồng loạt, trên bề mặt xuất hiện đốm trắng nhỏ, hệ tơ già thì đem ra nhà tưới. Vệc gây stress cho hệ tơ như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ kích thích việc tạo quả thể.
Mỗi ngày tưới khoảng 3-4 lần, sao cho độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt trên 85-90% là tốt. Trong giai đoạn này nấm rất cần độ ẩm, nếu thiếu nước, nấm sẽ cằn cỗi, nhẹ cân, ăn rất dai. Ngược lại nếu tưới nước quá nhiều, nấm sẽ có màu vàng, thối rữa. Nên thu hoạch nấm vào buổi sáng, hái nấm đủ độ tuổi sẽ
a b c
Hình 1. 7 Các giai đoạn ăn tơ của nấm bào ngư xám
SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 21
đạt năng suất và chất lượng cao nhất. Khi thấy mũ nấm mỏng và căng rộng ra, mép mũ hơi quằn xuống là thu hái. Mép mũ cong lên là nấm già.
Sau 7-10 ngày nấm bắt đầu xuất hiện mầm nhỏ, màu trắng, rồi nụ nhỏ. Đối với nấm bào ngư từ lúc xuất hiện nụ đến lúc thu hái được khoảng 1 ngày. Thời gian thu hái đợt sau đó cách đợt trước khoảng 7-10 ngày
SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 22
Hình 1. 8 Quy trình sản xuất nấm bào ngư trên mạt cưa cao su