Thời gian ăn tơ đầy bịch

Một phần của tài liệu Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám (Trang 44 - 52)

Thời gian được tính từ lúc vừa mới cấy meo đến ngày tơ ăn vừa kín toàn bịch phôi. Đây là chỉ tiêu đánh giá tốc độ lan tơ trong bịch phôi. Các yếu tố ảnh hưởng môi trường nuôi ủ, giống ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu này.

3.1.1. Tốc độ lan tơ của NT1.

Đối với nghiệm thức 1 là 100% mạt cưa, sau khi cấy 3 ngày xuất hiện tơ trắng trên cổ bịch. Tốc độ lan tơ trong 1 tuần đầu tiên khá chậm, do sự thay đổi môi trường dinh dưỡng, nhanh dần ở tuần sau, sau đó giảm dần. (Bảng 3.1)

Bảng 3. 1 Tốc độ lan tơ NT1

Ngày thứ 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30

Chiều dài của tơ

(cm) 0,5 2 4,5 8 12 16,5 20 22 23,5 25

Hình 3. 1 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT1

SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 36

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 là 0,5cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9 là 0,83cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 là 1,17cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15 là 1,3cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 18 là 1,5cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 21 là 1,17cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 là 0,7cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 24 đến ngày thứ 27 là 0,5cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 27 đến ngày thứ 30 là 0,5cm/ngày.

Tốc độ lan tơ trong 9 ngày đầu khá chậm, do hệ tơ bị tổn thương trong quá trình thao tác cấy meo, môi trường lại thay đổi, nên cần 1 thời gian phục hồi và thích nghi. Lúc này tơ có màu trắng, mỏng manh trên ống cổ, ăn dần qua cổ.

Từ ngày 9 đến 21, hệ tơ ổn định bắt đầu ăn nhanh hơn, nhìn bề ngoài của bịch sẽ có màu trắng nhạt. Tơ ăn dần từ trên xuống.

Hình 3. 2 Tơ ăn được khoảng 3 tuần

SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 37

Từ ngày 21 đến 30, chiều dài của hệ tơ chậm lại. Vì lúc này tơ không chỉ ăn theo chiều từ trên xuống mà còn ăn từ trong trung tâm bịch ăn ra, lúc này bịch sẽ có màu trắng khá đậm, có vài đốm trắng.

3.1.2. Tốc độ lan tơ ở NT2

Sau 3 ngày chúng tôi ghi nhận thấy có tơ trắng ở cổ bịch NT2, tốc độ sinh trưởng của hệ tơ trong nghiệm thức có chậm hơn so với nghiệm thức 1.

Bảng 3. 2 Tốc độ lan tơ NT2

Ngày thứ 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33

Chiều dài

của tơ (cm) 0,3 1,5 3 5 8,5 11,5 14,5 18 21 23,5 25 - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 là 0,4cm/ngày

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9 là 0,5cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 là 0,67cm/ngày.

Hình 3. 3 Tơ ăn đầy bịch phôi

SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 38

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15 là 1,17cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 18 là 1cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 21 là 1cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 là 1,17cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 24 đến ngày thứ 27 là 1cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 27 đến ngày thứ 30 là 0,83cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 33 là 0,5cm/ngày.

Hình 3. 4 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT2

Hình 3. 5 Tơ ở NT2

SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 39 3.1.3. Tốc độ lan tơ NT3

Đối với NT3, chúng tôi ghi nhận tơ ăn chậm, từ ngày 3 mới thấy tơ trắng ở vòng cổ, tơ khá mỏng.

Bảng 3. 3 Tốc độ lan tơ NT3

Ngày thứ 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 Chiều dài của

tơ (cm) 1 2,5 4 6,5 8,5 12 15 18,5 21,5 23,5 25

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9 là 0,5cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 là 0,5cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15 là 0,83cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 18 là 0,67cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 21 là 1,17cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 là 1cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 24 đến ngày thứ 27 là 1,17cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 27 đến ngày thứ 30 là 1cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 33 là 0,67cm/ngày - Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 33 đến ngày thứ 36 là 0,5cm/ngày

Hình 3. 6 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT3

SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 40 3.1.4. Tốc độ lan tơ NT4

Đối với NT4, chúng tôi ghi nhận có thời gian lan tơ chậm nhất so với 4 nghiệm thức. Tơ ăn chậm, hay có tình trạng chuyển sang màu vàng. Với nghiệm thức này tỉ lệ nhiễm rất cao. Thường là nhiễm dòi nhỏ, do lục bình sau khi hấp xong có mùi hấp dẫn ruồi đến đẻ trứng. Đồng thời, thời gian đầu, bịch có tình trạng đọng nước thành giọt trên cổ của bịch phôi.

Bảng 3. 4 Tốc độ lan tơ của NT4

Ngày thứ 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 39

Chiều dài

của tơ (cm) 0,5 1,5 3,5 5 8 11 15 18 21 22,5 24 25 Hình 3. 7 Tơ ở NT3

SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 41

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9 là 0,33cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 là 0,67 cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15 là 0,5cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 18 là 1cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 21 là 1cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 24 là 1,33cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 24 đến ngày thứ 27 là 1cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 27 đến ngày thứ 30 là 1cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 30 đến ngày thứ 33 là 0,5cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 33 đến ngày thứ 36 là 0,5cm/ngày.

- Tốc độ lan tơ trung bình từ ngày thứ 36 đến ngày thứ 39 là 0,33cm/ngày.

Hình 3. 8 Biểu đồ tốc độ lan tơ NT4

SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 42

3.1.5. So sánh tốc độ lan tơ của 4 nghiệm thức

Với độ chính xác 95%, thời gian ăn tơ đầy bịch cơ chất của 4 nghiệm thức là khác nhau (phụ lục, phần 1). Thời gian ngắn nhất là 29,6 ngày ghi nhận ở nghiệm thức 1, trong khi nghiệm thức 100% lục bình có thời gian ăn tơ đầy bịch chậm nhất 39,6 ngày. So với nghiệm thứ đối chứng là 100% mạt cưa, nghiệm thức lục bình 30% có mức ý nghĩa thống kê như nhau, 2 nghiệm thứ còn lại (50% và 100% lục bình) lại có sự khác biệt đáng kể. Thời gian ăn tơ đầy bịch là khá lâu, 34,4 ngày đến 39,6 ngày. (Bảng 3.5)

Bảng 3. 5 Thời gian lan tơ đầy bịch cơ chất Nghiệm thức Thời gian lan tơ trung bình (ngày)

NT 1 29,6 a*

NT 2 30,6 a

NT 3 34,4 b

NT 4 39,6 c

(*: các chữ cái giống nhau có mức ý nghĩa thống kê tương tự nhau với α=0,05) Tốc độ ăn tơ nhanh hay chậm chưa hẳn đã rút ngắn được thời gian thu hái và năng suất nấm. Khi tơ lan quá nhanh, trong cơ chất có nhiều chất dinh dưỡng làm tơ nấm phát triển mạnh, đồng thời làm tơ nhanh lão hoá, màu của bịch phôi từ trắng

Hình 3. 9 Bịch phôi NT4

SVTH: Nguyễn Thị Thuý Liễu 43

chuyển sang vàng sẽ rất nhanh chóng. Cũng có thể do bịch cơ chất quá thoáng khí, tơ ăn nhanh nhưng rời rạc.

Trong khi tơ ăn chậm có thể độ thoáng khí kém, độ ẩm cao. Lục bình rất xốp, khi nén quá chặt gây ngộp tơ. Khi tơ chết để lại màu vàng cho bịch phôi.

Trong 4 nghiệm thức thì NT4 có độ ẩm khá cao, nên tơ ăn khá chậm.

Tỉ lệ 30% lục bình phối trộn với 70% mạt cưa vừa tạo độ chặt, độ thoáng khí cho nấm lan tơ. Đồng thời giảm chi phí cho 30% mạt cưa.

Một phần của tài liệu Khảo sát tỉ lệ mạt cưa và lục bình làm cơ chất trồng nấm bào ngư xám (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)