CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Bố trí thí nghiệm
2.3.1. Phân tích một số chỉ tiêu của gel nha đam Bảng 2. 2 Các chỉ tiêu phân tích của gel nha đam
Các chỉ tiêu Phương pháp
pH phụ lục 3
Hàm lượng chất khô hòa tan phụ lục 4 Sản lượng gel thu được phụ lục 5
2.3.2. Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng của các loại phương thức ổn định gel nha đam đến quy trình bảo quản nho.
Mục đích: ổn định gel nha đam, tạo ra dạng gel phù hợp để bảo quản nho
Thông số cố định: bảo quản mỗi mẫu 5 chùm nho ở 15 ± 10C Nho được lấy ra và kiểm tra sau 2,4 và 6 ngày bảo quản để xác định sự thay đổi các chỉ tiêu.
Thông số thay đổi: các phương thức ổn định gel nha đam 1, 2, 3, 4 và mẫu đối chứng là nhúng nho trong nước cất.
49
+ Phương thức 1: thanh trùng gel nha đam ở nhiệt độ 75 C trong 45 phút. Làm nguội và bổ sung acid citric 4,5 – 4,6 g/ l và acid ascorbic 1,9 – 2,0 g/ l đưa pH gel nha đam về 4,0. Việc bổ sung vitamin C và acid citric để tránh phản ứng hóa nâu, cải thiện hương vị và để ổn định gel[6].
+ Phương thức 2: gel nha đem đam thanh trùng ở nhiệt độ 650C trong 15 phút (hoạt tính sinh học của gel nha đam về cơ bản vẫn còn nguyên vẹn khi đun ở 650C trong khoảng thời gian ít hơn 15 phút [32]. Khi xử lý ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể hoạt động của các thành phần có hoạt tính sinh học.
+ Phương thức 3: tiến hành bổ sung H3PO4 vào gel nha đam tươi, chỉnh pH = 3,75. Thanh trùng gel nha đam ở nhiệt độ 800C trong 10 giây[24]
+ Phương thức 4: bổ sung acid citric vào gel nha đam rồi chỉnh pH về 3 – 3,5 tạo điều kiện cho thanh trùng đạt hiệu quả cao. Thanh trùng ở 85 – 950C trong 1 – 2phút[27].
Mục tiêu khảo sát: xác định phương thức ổn định gel nha đam tốt nhất trong quá trình bảo quản nho thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hao hụt trọng lượng, độ giảm hàm lượng vitamin C, độ tăng hàm lượng đường khử và độ ẩm, tổng vi sinh vật hiếu khí và tổng men mốc.
2.3.3. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của pH gel nha đam đến quy trình bảo quản nho.
Thông số khảo sát – pH gel nha đam: 3,5; 4,5; 5,5; 6,5 và 7,5 (ĐC).
Thông số cố định: phương thức ổn định gel nha đam chọn được ở mục 2.4.2, nhiệt độ đun là 85 - 950C, bảo quản mỗi mẫu 5 chùm nho ở 15
± 10C. Nho được lấy ra sau 2, 4, 6ngày bảo quản để kiểm tra các chỉ tiêu.
Mục tiêu khảo sát: xác định pH của gel nha đam tốt nhất trong quy trình bảo quản nho thông qua đánh giá các chỉ tiêu hao hụt trọng lượng, độ giảm hàm lượng vitamin C, độ tăng hàm lượng đường khử, độ ẩm, tổng vi sinh vật hiếu khí và tổng men mốc.
50
2.3.4. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian thanh trùng gel nha đam đến quy trình bảo quản nho
Thông số khảo sát – thời gian thanh trùng: (ĐC), 0, 30, 60, 90 và 120 giây.
Thông số cố định: phương thức ổn định gel nha đam thu được ở mục 2.4.2 với pH gel nha đam được chọn ở mục 2.4.3, nhiệt độ đun 85 - 950C, bảo quản mỗi mẫu 5 chùm nho ở 15 ± 10C . Nho được lấy ra sau 2, 4, 6 ngày bảo quản để kiểm tra các chỉ tiêu.
Mục tiêu khảo sát: xác định thời gian thanh trùng gel nha đam tốt nhất trong quy trình bảo quản nho thông qua đánh giá các chỉ tiêu hao hụt trọng lượng, độ giảm hàm lượng vitamin C, độ tăng hàm lượng đường khử, độ ẩm, tổng vi sinh vật hiếu khí và tổng men mốc.
2.3.5. Thí nghiệm 4: khảo sát nồng độ acid acetic để bảo quản nho.
Thông số khảo sát: các nồng độ acid acetic 1,00%, 1,25%, 1,50%, 2,00% và mẫu đối chứng là 0%
Chuẩn bị dung dịch chitosan: Hòa tan chitosan ở dạng bột vào dung dịch acid acetic pH 6 ở các nồng độ 1,00% 1,25% 1,50% 2,00% và mẫu đối chứng là 0%
Nhúng nho vào từng dung dịch chitosan đã pha sẵn ở trên, thời gian nhúng khoảng 30 giây sau đó vớt ra rổ thưa để ngoài không khí để làm khô lớp màng chitosan vừa tạo thành trong vòng 60- 90phút. Các mẫu nho được xử lý bằng dung dịch chitosan bảo quản mỗi mẫu 5 chùm nho ở 15 ± 1C.
Thông số cố định: bảo quản mỗi mẫu 5 chùm nho ở 15 ± 10C
Mục tiêu khảo sát: xác định nồng độ acid acetic để hòa tan chitosan tốt nhất trong quá trình bảo quản nho thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hao hụt trọng lượng, độ giảm hàm lượng vitamin C, độ tăng hàm lượng đường khử, độ ẩm, tổng vi sinh vật hiếu khí và tổng men mốc.
51
2.3.6. Thí nghiệm 5: khảo sát nồng độ chitosan trong acid acetic để bảo quản nho.
Chuẩn bị dung dịch chitosan: Hòa tan chitosan ở dạng bột với các nồng độ 1,0%, 1,5%, 2,0% và đối chứng 0% vào dung dịch acid acetic với nồng độ đã chọn ở TN1
Nhúng nho vào từng dung dịch chitosan đã pha sẵn ở trên, thời gian nhúng khoảng 30 giây sau đó vớt ra rổ thưa để ngoài không khí để làm khô lớp màng chitosan vừa tạo thành trong vòng 60- 90phút. Các mẫu nho được xử lý bằng dung dịch chitosan bảo quản mỗi mẫu 5 chùm nho ở 15 ± 1C.
Thông số khảo sát: các nồng độ chitosan trong acid acetic và mẫu đối chứng là 0% chitosan
Thông số cố định: bảo quản mỗi mẫu 5 chùm nho ở 15 ± 10C
Mục tiêu khảo sát: xác định nồng độ chitosan tốt nhất trong quá trình bảo quản nho thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hao hụt trọng lượng, độ giảm hàm lượng vitamin C, độ tăng hàm lượng đường khử, độ ẩm, tổng vi sinh vật hiếu khí và tổng men mốc.
2.3.7. Thí nghiệm 6: So sánh 2 phương thức bảo quản để chọn được phương thức bảo quản nho tốt hơn
Thông số khảo sát: lựa chọn phương thức tối ưu giữa bảo quản nho bằng gel nha đam và bảo quản nho bằng chitosan
Thông số cố định: bảo quản mỗi mẫu 5 chùm nho ở 15 ± 10C
Mục tiêu khảo sát: xác định phương thức bảo quản tốt nhất trong quá trình bảo quản nho thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hao hụt trọng lượng, độ giảm hàm lượng vitamin C, độ tăng hàm lượng đường khử, độ ẩm, tổng vi sinh vật hiếu khí và tổng men mốc.
52