VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (Trang 36 - 40)

3.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tiến hành trong 3 tháng từ ngày 16/12/2013 đến ngày 14/03/2013, tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu

Thùng xốp lớn kích thước 42x30x30cm có khoét lỗ nhỏ để thoát nước Hỗn hợp đất xốp, phân chuồng, tro trấu, xơ dừa (theo tỷ lệ 2:1:1:1) Bình xit thuốc, dụng cụ đo thể tích (loại 1 lít), ca nhựa để pha thuốc Giống cải bẹ xanh mỡ cao sản (Công ty Phú Nông)

Các dạng chế phẩm NPV:

+NPV nồng độ 2 x106 PIB /ml

+NPV nồng độ 2 x 106 PIB /ml + dịch chiết trà xanh 1%

+NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml + dịch chiết cà phê 1%

+NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml+ rỉ đường 1%

+NPV nồng độ 2 x 106 PIB/ml + boric acid 1%

Thuốc Sherpa 25EC 0,15%

3.1.3 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá hiệu lực diệt sâu khoang ăn tạp của các dạng chế phẩm NPV trên cây trồng.

3.1.4 Quá trình tiến hành nghiên cứu 3.1.4.1 Tiến hành trồng cải bẹ xanh mỡ

Hạt giống cải bẹ xanh mỡ được mua tại cửa hàng bán thiết bị dụng cụ và hạt giống nông nghiệp. Giống cải được trồng để tiến hành làm thí nghiệm là giống của Công ty Phú Nông. Được trồng trong các khay xốp, giá thể để trồng là hỗn hợp đất, phân chuồng, tro trấu và xơ dừa có độ ẩm nhất định.

Trong 5 ngày đầu tiên từ khi gieo hạt đến khi nảy nầm thì tiến hành tưới nước mỗi ngày, sau đó tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát. Đến khi rau được 15 ngày tuổi (khoảng 7cm) thì tiến hành tách ra khỏi khay xốp và chuyển sang trồng trong 21 thùng xốp, bố trí mỗi thùng 7 cây. Tiếp tục trồng đến khi cây cải bẹ xanh được 30 ngày tuổi thì có thể sử dụng để tiến hành làm thí nghiệm, trong quá trình trồng thì cần chú ý hạn chế không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây cải bẹ xanh. Do thí nghiệm được tiến hành vào giữa cuối tháng 12/2013 và kết thúc đến giữa cuối tháng 03/2014 nên không tiến làm mái che nắng cho cây cải.

3.1.4.2 Pha trộn các dạng chế phẩm NPV

Dịch NPV thuần nồng độ 2x106 PIB/ml được cung cấp bởi phòng thí nghiệm của khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm – Môi trường, trường Đại Học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh.

Tiến hành chuẩn bị dịch chiết thực vật, sử dụng phương pháp của Shapiro et al (2008).

+Lá trà xanh (loại lá già) được đem đi phơi khô và xay nhỏ. Chuẩn bị dịch chiết:

Lấy 1g nguyên liệu khô, hòa với 100 ml nước cất và để ở nhiệt độ phòng 24h. Sau đó lọc lấy dịch chiết có tỷ lệ 1% và cho vào tủ lạnh để dùng.

+Bã cà phê (sau khi pha xong) được phơi khô sau đó lấy 1g cho vào 1ml nước cất và để ở nhiệt độ phòng 24h rồi lọc lấy dịch chiết trên.

Bổ sung dịch chiết vào chế phẩm và tiến hành thí nghiệm theo phương pháp của A.

El-Helaly et al (2008). Dùng pipet hút 5ml dịch virus nồng độ 4 x 106 PIB/ml + 5 ml dịch chiết trà xanh 1% ta được dịch virus có nồng độ 2 x 106 PIB/ml. Làm tương tự cho dịch chiết cà phê 1%. Sử dụng để tiến hành thí nghiệm.

Tiến hành chuẩn bị chế phẩm NPV(2 x 106 PIB/ml) + Boric acid 1%, NPV (2 x 106 PIB/ml) + Rỉ đường 1%.

3.1.4.3 Thả sâu và tiến hành phun chế phẩm

Sâu khoang Spodoptera litura được thu nhận trên cây thầu dầu rồi đem về nuôi trong phòng để sâu vào nhộng, vũ hóa trưởng thành. Tiến hành cho trưởng thành giao phối, đẻ trứng và thu nhận sâu tuổi 2 để làm thí nghiệm. Sau đó thả lên cây cải, để tránh tình trạng sâu bị tổn thương, cần tiến hành thực hiện các thao tác nhẹ nhàng. Sử dụng kéo cắt lá thầu dầu sao cho mỗi mẫu lá chứa 2 con sâu khoang. Sau đó để phần lá thầu dầu đó vào nách lá của cây, để sâu khoang có thể tự di chuyển sang cây cải. Bố trí sao cho mỗi thùng chứa 12 con sâu.

Trong thí nghiệm này tiến hành với 6 dạng chế phẩm khác nhau, sâu tuổi 2 và được tiến hành lặp lại 3 lần.

Sau khi thả sâu được 1 ngày thì bắt đầu tiến hành đếm số lượng sâu có trong 1 thùng trước khi tiến hành phun chế phẩm làm thí nghiệm:

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Nghiệm thức Số con sâu tiến hành thí nghiệm (3 lần lặp)

Đối chứng (không phun) 10 11 10

NPV thuần 10 10 10

NPV + dịch chiết trà xanh 1% 10 10 10

NPV + dịch chiết cà phê 1% 10 10 10

NPV + rỉ đường 1% 10 10 10

NPV + Boric acid 1% 10 10 10

Shepra 25EC (0.15%) 10 10 10

Tiến hành phun ướt mặt bề mặt lá cải bẹ xanh với các chế phẩm vào lúc chiều mát.

Sau đó tiến hành đếm lại vào ngày thứ 3, 7, 9, 12 sau khi phun, và cần phun thuốc lại lần 2 cách lần phun đầu tiên 5 ngày.

3.1.4.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được đưa vào xử lý thống kê, bằng chương trình Microsoft Excel, Statgraphic centurion, Công thức Henderson-Tilton

Công thức Henderson-Tilton

Trong đó:

● nCb: số sâu sống ở ô đối chứng trước khi phun

● nCa: số sâu sống ở ô đối chứng sau khi phun

● nTb: số sâu sống ở ô xử lý trước khi phun thuốc

● nTa: số sâu sống ở ô xử lý sau khi phun thuốc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)