KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (Trang 40 - 45)

Do số sâu được thả hầu hết là sâu tuổi 2 và cây cải phát triển tốt nên tất cả các sâu thả đều sống được và thích nghi trên cây cải. Tỷ lệ sâu thất thoát thấp. Do vậy, số sâu ở các công thức thí nghiệm tương đương nhau, biến động từ 10-11 sâu /nghiệm thức.

Bảng 4.1 Số sâu sống trước và sau phun ở các nghiệm thức nghiên cứu

Nghiệm thức Số sâu sống ở …. ngày sau phun (sâu/nghiệm thức)

Trước phun 3 7 9 12

Đối chứng 10.33 9.33 7.33 6.00 5.67

NPV 10.00 8.00 2.33 0.67 0

NPV + dịch chiết trà xanh 1% 10.00 9.33 3.33 0 0

NPV + dịch chiết cà phê 1% 10.00 6.33 1.00 0 0

NPV + Rỉ đường 1% 10.00 9.00 7.00 2.33 0

NPV+ Boric acid 1% 10.00 9.67 5.33 0.33 0

Sherpa 25 EC 0,15% 10.00 8.00 2.33 0 0

Số liệu bảng 4.1 cho thấy trước khi phun thuốc, mật số sâu ở tất cả các công thức gần giống nhau (trừ công thức đối chứng có số sâu lớn hơn các công thức khác 0,33 sâu) Sau khi phun thuốc mật độ sâu ở công thức đối chứng giảm dần qua các định kỳ điều tra. Cụ thể là sau khi phun 3 ngày, 7 ngày số lượng sâu ở đối chứng chỉ còn 7.33 cá thể so với 10.33 cá thể trước đó. Giải thích điều này, chúng tôi thấy rằng sau khi thả ra đồng sâu bị tác động bởi nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố thiên địch. Theo dõi trên các ô thí nghiệm, chúng tôi thấy có sự xuất hiện của các loài thiên địch bắt mồi như: nhện lớn bắt mồi, các loài bọ xít bắt mồi. Theo chúng tôi, số sâu giảm tự nhiên ở đây là do sự hoạt động của các loài thiên địch bắt mồi. Sau khi phun 9 ngày, số lượng sâu đối chứng còn được 6 cá thể.

Trong khi đó, vào giai đoạn 3 ngày sau khi xử lý, số sâu ở các công thức xử lý thuốc Shepra 25EC, xử lý NPV và công thức xử lý NPV + dịch chiết cà phê đều có xu hướng giảm hơn so với đối chứng. Trái lại, số sâu ở các công thức phun NPV+ rỉ đường, NPV+ Boric acid và NPV + dịch chiết trà xanh đều không giảm so với đối chứng. Theo các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, thời gian ủ bệnh của sâu do NPV đối với sâu khoang tuổi 2 ở nồng độ 106 PIB/ml kéo dài >3 ngày. Vì vậy, số sâu giảm ở đây chủ yếu là giảm tự nhiên do sự hoạt động của các loài bắt mồi ăn thịt. Ở thời điểm này thuốc hóa học đã có tác dụng nhưng số sâu ở công thức xử lý thuốc vẫn không giảm nhiều so với đối chứng. Đến ngày thứ 7 sau khi phun số lượng sâu ở các công thức phun thuốc hóa học và chế phẩm NPV đều giảm hẳn so với công thức đối chứng trừ công thức NPV+rỉ đường. Từ ngày thứ 9 sau khi xử lý, số sâu ở các công thức xử lý thuốc và NPV đều giảm hẳn so với đối chứng. Điều này hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu về virus NPV vì thời gian ủ bệnh của NPV khá dài. Ở thời điểm này, hầu hết sâu bị chết hết, trừ công thức NPV + rỉ đường còn sống 2.33 cá thể. Đến ngày thứ 12 sau khi phun, toàn bộ sâu ở các công thức xử lý đều chết hết, trong khi đối chứng còn đến 5.67 sâu, đang ở giai đoạn chuẩn bị vào nhộng.

Hình 4.1 Số sâu sống trước và sau phun ở các nghiệm thức nghiên cứu

- 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00

Trước phun

3 7 9 12

Số sâu sống ở các ngày sau phun

Đối chứng (không phun)

NPV

NPV + dịch chiết trà xanh 1%

NPV + dịch chiết cà phê 1%

NPV + Rỉ đường 1%

NPV+ boric acid 1%

Sherpa 25 EC 0,15%

4. 2. Hiệu lực diệt sâu của chế phẩm NPV: Hiệu lực trừ sâu là chỉ tiêu quan trọng trong việc lựa chọn chế phẩm NPV có hiệu quả tốt nhất, thời gian ngắn và diệt sâu triệt để.

Bảng 4.2 Hiệu lực diệt sâu của các chế phẩm sau khi tiến hành thí nghiệm.

Nghiệm thức

Hiệu lực diệt sâu (%) ở….ngày phơi nhiễm

3 7 9 12

NPV

11.17(b) 69.35(ab) 77.78(ab) 100.00 NPV + dịch chiết trà xanh 1% 0.33(b) 48.47(bc) 100.00(a) 100.00 NPV + dịch chiết cà phê 1%

31.33(a) 88.89(a) 100.00(a) 100.00 NPV + Rỉ đường 1% 3.33(b) 14.44(d) 52.02(b) 100.00 NPV+ boric acid 1%

0.00(b) 20.65(cd) 94.76(ab) 100.00 Sherpa 25 EC

11.17(b) 66.39(ab) 100.00(a) 100.00

Bảng số liệu 4.2 cho thấy hiệu lực diệt sâu có nhiều biến động tùy thuộc vào dạng chế phẩm khác nhau. Theo dõi ở 3 ngày đầu sau khi nhiễm thì không thấy có hiện tượng sâu chết mà chỉ thấy sâu bị lờ đờ, kém ăn. Như đã trình bày, do thời gian đầu NPV chưa phát huy tác dụng nên sâu chết ở các công thức xử lý NPV chủ yếu là do các tác nhân bắt mồi ăn thịt. ở thời điểm này, số sâu chết và hiệu lực diệt sâu ở công thức này cao theo chúng tôi, có lẽ do NPV + bã cà phê thu hút thiên địch đến nhiều hơn nên tác động hổ trợ của yếu tố tự nhiên cao và sâu chết nhiều hơn.

Đến ngày thứ 3 thì sâu bắt đầu có hiện tượng chết ở các chế phẩm NPV dịch (11.17%) tương đương với thuốc hóa học Sherpa 25 EC, và chế phẩm NPV+dịch chiết cà phê 1% có tỷ lệ chết cao nhất (31.33%)

Đến ngày thứ 7 sau khi phun, hiệu lực trừ sâu của NPV tăng lên cao hẳn. Trong đó, hiệu lực cao nhất là NPV+ dịch chiết cà phê 1% (88.89%). NPV thuần có hiệu lực tương đương với thuốc hóa học (69,35 so với 66,39%), NPV+dịch chiết trà xanh 1%

đạt 48% và thấp nhất là NPV + rỉ đường và NPV + acid boric ( 14 và 21%). Như vậy, trong thí nghiệm này, đến ngày thứ 7 sau khi phun, trà xanh, rỉ đường và aicd boric chưa thể hiện vai trò tăng cường hoạt lực diệt sâu cũng như rút ngắn thời gian diệt sâu của NPV như các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Phan Công Vẹn (2013) và Nguyễn Cao Đẳng (2013). Việc sử dụng thuốc BVTV nói chung và NPV nói riêng trên đồng ruộng phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để có kết luận chính xác hơn, cần phải tiến hành thí nghiệm nhiều lần và trên diện rộng hơn.

Đến ngày thứ 9 sau khi phun, hiệu lực diệt sâu của NPV+ dịch chiết trà xanh 1%, NPV+dịch chiết cà phê 1%, NPV+ Boric acid 1% đạt tối đa xấp xỉ 100%, tương đương với thuốc hóa học và có xu hướng cao hơn NPV thuần. Như vậy, đến thời điểm này, cà phê, trà xanh và acid boric đã thể hiện được vai trò tăng cường hiệu lực diệt sâu của NPV. Riêng hiệu lực diệt sâu ở công thức NPV+ rỉ đường vẫn còn khá thấp và có xu hướng thấp hơn so với đối chứng (sai khác không có ý nghĩa). Tuy vậy, đến ngày thứ 12 sau khi phun, hiệu lực của tất cả các công thức đều đạt 100%.

Như vậy, NPV có hiệu lực trừ sâu cao. Khi phun trên đồng ruộng, hiệu lực trừ sâu của NPV cao tương đương với thuốc hóa học. Vì vậy, nên khuyến cáo sử dụng NPV để trừ sâu khoang ăn tạp, thay cho thuốc hóa học.

Bổ sung cà phê, acid boric và trà xanh có tác dụng rút ngắn thời gian diệt sâu của NPV. Riêng trong thí nghiệm này, trà xanh chưa thể hiện hiệu quả trong việc phối trộn với NPV.

Hình 4.2 Hiệu lực diệt sâu của các chế phẩm NPV ở các ngày phơi nhiễm

Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy được hiệu lực diệt sâu của NPV+ dịch chiết cà phê 1%

có hiệu lực diệt sâu tối ưu nhất qua các ngày phơi nhiễm, và nhận thấy còn cao hơn thuốc hóa học Sherpa 25EC. Còn riêng hiệu lực diệt sâu của NPV+Boric acid 1%, NPV +rỉ đường 1% trong ngày thứ 7 bị thấp và việc trộn tỷ lệ rỉ đường 1%, boric 1%

có vẻ không tốt và tác dụng chậm trong điều kiện ngoài đồng, trái lại việc bổ sung trà và cà phê tăng hiệu quả. Giải thích điều này thì các nhà khoa học đã chứng minh rằng trà và cà phê có khả năng hấp thu được tia cực tím nên tăng cường hiệu lực của NPV khi phun ra đồng.

- 20 40 60 80 100 120

3 7 9 12

Hiệu lực diệt sâu tuổi 2 của các dạng chế phẩm

NPV dịch gốc

NPV + dịch chiết trà xanh 1%

NPV + dịch chiết cà phê1%

NPV + Rỉ đường 1%

NPV+ Boric acid 1%

Sherpa 25 EC

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)