Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tướng trầm tích Holocen khu vực từ cửa Ba Lai đến cửa Hàm Luông (Trang 61 - 66)

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH HOLOCEN VÙNG NGHIÊN CỨU

4.2. Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen

Trên cơ sở nghiên cứu tướng trầm tích, địa chấn địa tầng và địa tầng phân tập có thể nhận thấy rõ ràng từ Pleistocen muộn, phần muộn đến nay trong khu vực nghiên cứu đã hình thành một phức tập (sequence) hay một chu kỳ trầm tích. Đây là chu kỳ trầm tích cuối cùng trong lịch sử phát triển Đệ Tứ. Nghiên cứu địa tầng phân tập trên cơ sở tướng trầm tích và địa chấn địa tầng có thể khôi phục lịch sử phát triển trầm tích Pleistocen muộn - Holocen khu vực nghiên cứu theo ba giai đoạn phát triển (hình 4.6).

4.2.1. Giai đoạn biển tiến cuối Pleistocen muộn và Holocen sớm - giữa

Trong giai đoạn này trường sóng địa chấn tại các vùng trũng cho thấy trầm tích được hình thành trong các thời kỳ đầu giai đoạn biển tiến, lấp đầy các thung lũng bị đào khoét trong giai đoạn biển thấp. Đặc trưng trầm tích trong thời kỳ này là các tướng trầm tích lòng sông, đồng bằng ngập lụt và sét bột chứa mùn thực vật màu xám đen môi trường đầm lầy ven biển tương ứng với hệ tầng Bình Đại, hệ tầng mới được Nguyễn Địch Dỹ và nnk. thành lập năm 2012 [4].

Ở các vùng nâng thường trầm tích bãi triều biển tiến (Q13b - Q21) phủ trực tiếp trên bề mặt bào mòn của tầng sét bột loang lổ Q13a. Ranh giới này trùng với bề mặt bào mòn biển tiến (RS) là bề mặt hình thành trong giai đoạn biển tiến do hoạt động của sóng biển hoặc thủy triều tạo nên các bề mặt bào mòn hoặc các lạch đào khoét khá sâu trong bối cảnh tốc độ cung cấp trầm tích thấp.

Quá trình dâng liên tục của mực nước biển làm cho mực xâm thực cơ sở trong thung lũng cắt xẻ giảm dần độ chênh lệch với mực xâm thực gốc, thung lũng cắt xẻ từ chế độ đào khoét lòng chuyển sang chế độ bồi lấp, giai đoạn này hình thành các tướng trầm tích lục địa do sông thống trị thuộc hệ thống trầm tích biển thấp (lowstand systems tract - LST) ở khu vực Bến Tre (hình 4.4, 4.5).

Trong giai đoạn này trầm tích có thành phần chủ yếu là bột sét chứa cát hạt mịn. Trầm tích cát sạn lòng sông, đê cát tự nhiên, đồng bằng ngập lụt hình thành, thúc đẩy nhanh quá trình bồi lấp thung lũng cắt xẻ (hình 4.5).

Hình 4.4. Sơ đồ liên kết lỗ khoan và mặt cắt địa chấn nông phân giải cao từ đất liền ra biển

Khi biển bắt đầu dâng cao và tiến sâu vào đất liền và hình thành các trầm tích vũng vịnh và các trầm tích đới bờ. Vùng nghiên cứu hình thành hệ thống trầm tích biển tiến (TST) trong Holocen giữa. Thành phần độ hạt theo mặt cắt từ dưới lên thay đổi từ thô đến mịn ngược lại theo mặt cắt biển thoái.

Hoạt động nước biển dâng trong thời gian dài tạo điều kiện phát triển một estuary vũng vịnh. Trong giai đoạn này khu vực nghiên cứu tồn tại ở chế độ estuary - vũng vịnh thì vùng rìa lại tồn tại ở chế độ như một vùng đồng bằng ven biển chịu tác động của quá trình biển tiến vùng rìa thung lũng hình thành các trầm tích tướng đới bờ chịu tác động của sóng và thủy triều.

Các thành tạo trầm tích tại các lỗ khoan bãi triều với thành phần chính là sét bột màu xám xanh tương đối đồng nhất hình thành trong giai đoạn khi tốc độ dâng cao mực nước biển giảm và gần đạt đến mực cực đại. Ranh giới trên của miền hệ thống biển tiến (TS) chính là bề mặt ngập lụt cực đại (hình 4.1), bề mặt kết thúc quá trình biển tiến khi đường bờ tiến xa nhất về phía lục địa trong giai đoạn biển tiến.

4.2.2. Giai đoạn biển thoái cao trong Holocen giữa - muộn

Trong khu vực nghiên cứu, đặc trưng cho giai đoạn biển thoái cao chính là miền hệ thống biển cao với đặc trưng trường sóng địa chấn liên tục, nghiêng song song, phủ đáy (downlap) trên bề mặt ngập lụt cực đại. Bề mặt ranh giới phía trên của miền hệ thống biển cao chính là bề mặt đáy biển với độ dốc khá lớn, tương ứng với địa hình sườn châu thổ, kết thúc ở độ sâu khoảng 23-25m nước. Tại cửa Ba Lai - Hàm Luông tích tụ trầm tích bùn hiện đại và cát bãi triều cố cao hơn ở những khu vực khác.

Giai đoạn này vùng nghiên cứu được phát triển và hình thành các tướng tiền châu thổ và chân châu thổ. Các trầm tích sét bột chân châu thổ thành tạo ở vùng xa bờ, môi trường thủy động lực tương đối yên tĩnh, trầm tích cấu tạo phân lớp ngang, song song. Trầm tích tiền châu thổ nằm trực tiếp trên trầm tích sét bột chân châu thổ.

Trên mặt cắt tướng trầm tích trong các lỗ khoan vùng nghiên cứu bắt gặp tướng cát bột sét đới gian triều: phần thấp là bãi cát triều, phần giữa là cát, bột, sét bãi triều hỗn hợp, phần trên của đới gian triều là trầm tích bột sét bãi triều. Cấu trúc của đới gian triều vùng nghiên cứu rất đặc trưng cho đồng bằng triều (tidal flat) này

đặc trưng cho châu thổ triều thống trị. Châu thổ triều thống trị được hình thành tiếp tục trải qua quá trình tiến hóa dưới tác động của sóng và triều (động lực sóng chủ yếu), các trầm tích đới bờ được sàng lọc, tái tạo do sóng và các dòng ven bờ, các trầm tích hạt mịn bị cuốn trôi đi, trầm tích hạt thô được vun đắp thành các bãi cát, bar cát sau đó phát triển thành các giồng cát ven biển phân bố rộng rãi ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tướng trầm tích Holocen khu vực từ cửa Ba Lai đến cửa Hàm Luông (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)