Tình hình sản xuất và tiêu thụ bioethanol trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối musa paradisiaca (Trang 23 - 26)

Theo báo cáo F.O. Licht thì bioethanol được sử dụng làm nhiên liệu đốt trong từ năm 1860 do nhà khoa học Nicolas August Otto (Đức) khám phá. Vào những năm 20 của thế kỷ 20, Henry Ford đã thiết kế ra động cơ xe ô tô chạy bằng ethanol đầu tiên trên thế giới.[17]

Đến sau 1930 thì Mỹ, Brazil, Anh, Pháp, Đức, Ý, Thuỵ Điển… đã bắt đầu sử dụng Bio-Ethanol thay thế xăng. Nhưng trào lưu này thực sự bùng nổ vào những năm 1970 khi nguồn nhiên liệu chính là dầu mỏ bị khủng hoảng nguồn cung.

Cũng theo báo cáo trên thì 47 % bioethanol nhiên liệu trên thế giới được sản xuất từ mía đường, 53% là từ cây có chứa tinh bột (bắp, sắn lát và lúa mì). Sản lượng bioethanol sản xuất năm 2008 khoảng 65.7 tỷ lít. Nhu cầu Bio-Ethanol nhiên liệu trên toàn thế giới vào năm 2015 sẽ cao gấp hơn 2 lần sản lượng năm 2006 (100 tỷ lít).

Trước đó, Brazil là quốc gia đứng đầu về sản xuất và tiêu thụ bioethanol. Đến năm 2006, Mỹ vượt qua Brazil và trở thành nước sản xuất bioethanol nhiên liệu lớn nhất thế giới. Các quốc gia sản xuất bioethanol lớn như Braxil, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Pháp chiếm 84% sản lượng bioethanol nhiên liệu của toàn thế giới trong năm 2005.

Brazil là nước đi đầu trên thế giới trong việc sản xuất bioethanol nhiên liệu từ mật rỉ đường trong năm 2004 và đến năm 2008, Brazil đã sản xuất được 30 tỷ lít, chiếm 34 % sản lượng bioethanol toàn thế giới. Trong giai đoạn 2012 – 2013, Brazil sẽ đạt được 37 tỷ lít/năm từ 728 tỷ rỉ đường. Ở Brazil, tỉ lệ bioethanol pha trộn với xăng hóa thạch là 20% và 25% tương ứng với loại xăng E20 và E25. Nhóm các nước nhập khẩu bioethanol nhiên liệu từ Brazil là Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển và Hà Lan.

13

Năm 2007, Mỹ đã vượt qua Brazil trở thành quốc gia lớn nhất thế giới về sản xuất bioethanol nhiên liệu từ nguồn nguyên liệu là ngô, chiếm 44 % sản lượng toàn thế giới. Theo chương trình phát triển năng lượng quốc gia, Mỹ sẽ sản xuất 150 tỷ lít bioethanol vào năm 2030.

Năm 2010, sản lượng bioethanol của EU là 341.250.000 lít chiếm 8% sản lượng thế giới. Trong đó, Pháp là quốc gia sản xuất bioethanol nhiên liệu lớn nhất châu Âu (114 triệu lít, chiếm 33 %), Tây Ban Nha 47.8 triệu lít ( chiếm 14 %) và Đức 44.4 triệu lít ( chiếm 13 %).

Trung Quốc là nước sản xuất bioethanol lớn nhất khu vực Châu Á, đứng thứ ba trên thế giới, sản xuất ethanol từ ngô. Năm 2005, tổng sản lượng bioethanol của quốc gia này xấp xỉ 3.8 tỷ lít (trong đó 1.3 tỷ lít là bioethanol nhiên liệu), chiếm gần 8 % sản lượng toàn thế giới.

Các quốc gia khác đã có những thành tựu đáng kể trong việc sản xuất bioethanol đó là Ấn Độ, Thái Lan và một số quốc gia khác:

Ấn Độ là quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về sản xuất bioethanol sau Trung Quốc, chiếm 4% sản lượng ethanol toàn cầu. Năm 2005 sản lượng bioethanol của Ấn Độ là 1.7 tỷ lít, trong đó 200 triệu lít là bioethanol nhiên liệu.

Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á đi tiên phong trong việc sản xuất bioethanol nhiên liệu. Năm 2007, Thái Lan có 9 nhà máy sản xuất bioethanol nhiên liệu với tổng công suất gần 400 triệu lít/năm, trong khi đó chỉ có duy nhất nhà máy Thai Nguan sản xuất bioethanol từ sắn lát. Dự kiến đến năm 2011, Thái Lan sẽ sản xuất khoảng 1 tỷ lít bioethanol nhiên liệu.

Bàng 2.1.Sản lượng ethanol theo khu vực (Đơn vị: triệu lít)[1]

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Châu Âu 1.627 1.958 3.945 4.851 6.015 8.812

Châu Phi 71 101 154 168 170 213

Châu Mỹ 60.913 65.144 76.890 79.311 81.192 85.133

14

Châu Á- Thái Bình Dương

2.832 3.189 4.721 5.828 7,144 8.903

Thế giới 65.762 74.921 85.933 89.294 95.450 96.132 Nguồn: Dr.Chirstoph Berg F.o.Litch, World fuel ethanol analysis

1.1.5.2. Tại Việt Nam

Ở Việt Nam bioethanol được sử dụng một phần trong công nghiệp, thực phẩm, thức uống và phần lớn được dùng làm nhiên liệu sinh học. Tính đến tháng 4/2012, có 13 dự án sản xuất ethanol nhiên liệu, 5 nhà máy đã đi vào hoạt động với công suất thiết kế 490 triệu lít/năm. Hiện nay một phần xăng được sử dụng ở các thành phố lớn ở nước ta đều được pha bioethanol để được sản phẩm xăng sinh học E5. Đây là cơ hội tốt cho Việt Nam góp phần vào nỗ lực cải thiện đời sống nông thôn, xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị. Cho nên cần có một chính sách và quy hoạch quốc gia nhằm vừa hỗ trợ phát triển ngành sản xuất các loại nhiên liệu sinh học vừa tạo thêm việc làm ở nông thôn, tăng gia lợi tức nông dân và bảo đảm an ninh năng lượng trong nước. Thế nhưng việc đưa xăng E5 ra thị trường còn nhiều trở ngại, lượng tiêu thụ trong thời gian qua ở mức rất thấp. Để có thể duy trì hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất ethanol Việt Nam đang phải tìm đường xuất khẩu.

Bảng 2.2. Một số nhà máy sản xuất ethanol ở Việt Nam.[3]

Tên nhà máy Công suất – Nguyên liệu

đầu vào Chủ đầu tư

Nhà máy Ethanol Đại Lộc – Quảng Nam

100 triệu lít/năm – Sắn Công ty Đồng Xanh

Nhà máy Ethanol Cư Dút – Đắc Nông

50 triệu lít/năm –Rỉ đường Công ty Đại Việt

Nhà máy Ethanol Tam 100 triệu lít/năm – Sắn, Công ty PVB thuộc PV

15

Nông – Phú Thọ mía OIL

Nhà máy Ethanol Dung Quất

100 triệu lít/năm – Sắn Nhà máy liên doanh Bình Sơn thuộc Petrovietnam Nhà máy Ethanol Bình

Phước

100 triệu lít/năm – Sắn Liên doanh ITOCHU Nhật Bản và PV OIL

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối musa paradisiaca (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)