Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn chu bá thơ, huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 45)

Vệ sinh phòng bệnh nhằm mục đích hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường đồng thời nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn gia súc. Cùng với việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh sinh sản... Thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi được trang trại rất quan tâm.

- Hàng ngày, vệ sinh chuồng trại, tẩy rửa sàn chuồng, dọn rửa máng ăn, trút bỏ cám thừa và ẩm ướt.

- Định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại như: khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, rắc vôi bột trong chuồng, diệt động vật mang mầm bệnh như: ruồi, chuột… nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.

- Hàng ngày phun thuốc sát trùng RTD - Iodine để tránh mầm bệnh từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi.

- Mỗi tuần tiến hành khử trùng hành lang, gầm chuồng một lần bằng nuớc vôi.

- Mỗi tháng quét vôi hành lang ngoài chuồng, khơi thông cống rãnh thoát nước 2 lần.

Lịch sát trùng chuồng trại được trang trại thực hiện một cách nghiêm túc và theo đúng lịch trình đề ra như trong bảng 4.1 dưới đây.

37

Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái

Thứ

Trong chuồng

Ngoài chuồng

Ngoài khu vực chăn

nuôi Chuồng

nái chửa Chuồng đẻ Chuồng cách ly

Chuồng cai sữa

Chuồng lợn thịt

Thứ 2

Phun sát trùng 2 lần/ngày

Phun sát trùng + rắc vôi đường đi 2

lần/ngày Thứ

3

Phun sát trùng 2 lần/ngày

Phun sát trùng + rắc vôi đường đi 2

lần/ngày

Phun sát trùng

Phun sát trùng

Phun sát trùng

Phun sát trùng

toàn bộ khu

vực

Phun sát trùng

toàn bộ khu

vực Thứ

4

Phun sát trùng 2 lần/ngày

Phun sát trùng + rắc vôi đường đi 2

lần/ngày

Thứ 5

Phun sát trùng 2 lần/ngày;

xả vôi gầm 1 lần/ngày

Phun sát trùng 2 lần/ngày; xả

vôi gầm 1 lần/ngày

Phun sát trùng

Phun sát trùng

Phun sát trùng

Phun sát trùng

toàn bộ khu

vực

Phun sát trùng

toàn bộ khu

vực Thứ

6

Phun sát trùng 2 lần/ngày

Phun sát trùng + rắc vôi đường đi 2

lần/ngày

Thứ 7

Phun sát trùng 2 lần/ngày

Phun sát trùng + rắc vôi đường đi 2

lần/ngày

Phun sát trùng+

dội vôi đường

đi

Phun sát trùng+

dội vôi đường

đi

Phun sát trùng+

dội vôi đường đi

Vệ sinh tổng

khu +Rắc

vôi

Vệ sinh tổng khu

+Rắc vôi

CN

Phun sát trùng 2 lần/ngày;

xả vôi gầm 1 lần/ngày

Phun sát trùng + rắc vội đường đi 2 lần/ngày; xả

vôi gầm 1 lần/ngày

38

4.1.2. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Ngoài công tác về sinh chuồng trại thì công tác phòng bệnh bằng vắc xin đóng vai trò hết sức quan trọng đó là yếu tố đảm bảo nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi và tăng đàn gia súc, nó có tác dụng tạo ra cho cơ thể con vật có sức miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tiêm phòng bằng vắc xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó chỉ tiêm vắc xin cho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Vì vậy, công tác tiêm phòng phải thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ theo đúng quy định với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Kết quả công tác tiêm phòng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Lịch phòng bệnh và kết quả phòng bệnh tại trại lợn Chu Bá Thơ

Loại lợn

Thời điểm phòng

bệnh

Bệnh phòng được

Loại vắc xin Phương pháp

Liều lượng (ml/con

)

Số con tiêm

Tỷ lệ (%)

An toàn

(%)

Lợn con

1-2 ngày Thiếu sắt Dextran 100 Tiêm 1 883 100 100 3 - 4 ngày Cầu trùng Cox-sol Uống 1 883 100 100 7-10 ngày Suyễn Res-Vac Tiêm 2 883 100 100

13-14

ngày Còi cọc Crico Tiêm 1 875 100 100 16 - 18

ngày Dịch tả Coglapest Tiêm

bắp 2 875 100 100 Lợn

nái sinh

sản

Tuần 10

chửa Dịch tả Diluent Tiêm

bắp 2 119 100 100 Tuần 12

chửa LMLM Aftopor Tiêm

bắp 2 119 100 100

39

Kết quả bảng 4.2 cho thấy lợn con tiêm sắt ở 1 - 2 ngày tuổi, cho uống thuốc phòng bệnh cầu trùng ở 3 - 4 ngày tuổi, tiêm phòng bệnh còi cọc ở 13 - 14 ngày tuổi và tiêm phòng bệnh dịch tả 16 - 18 ngày tuổi. Kết quả phòng bệnh cho lợn con là 100% an toàn sau khi dùng thuốc. Đối với lợn nái sinh sản thì tiêm phòng bệnh dịch tả lúc chửa được 10 tuần và tiêm phòng bệnh lở mồm long móng lúc chửa 12 tuần. Kết quả tiêm được 119 lợn nái chửa phòng bệnh dịch tả và 119 lợn nái chửa phòng bệnh lở mồm long móng, an toàn là 100%.

Như vậy, có thể thấy trại lợn Chu Bá Thơ đã thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn nghiêm túc, đầy đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật nên đàn lợn của trại luôn khỏe mạnh, không có dịch bệnh xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi của trại.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn chu bá thơ, huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)