Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn chu bá thơ, huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 48 - 56)

Qua theo dõi 80 lợn nái sinh sản tại trại, dựa trên những triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tôi đã chẩn đoán được lợn nái mắc một số bệnh chủ yếu như viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó và sót, sát nhau . Kết quả chẩn đoán lợn nái mắc một số bệnh sinh sản được trình bày ở bảng 4.3.

43

Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản Tên bệnh Số lợn theo dõi

(con)

Số lợn mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%)

Viêm tử cung 80 9 11,25

Bệnh viêm vú 80 3 3,75

Hiện tượng đẻ khó 80 4 5,00

Bệnh sót, sát nhau 80 2 2,50

Tính chung 80 18 22,50

Kết quả bảng 4.5 cho biết khi theo dõi 80 lợn nái sinh sản trước và sau khi đẻ về 4 bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái thấy rằng bệnh viêm tử cung có 9 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất là 11,25%, tiếp đến là hiện tượng đẻ khó có 4 con, chiếm tỷ lệ 5%, viêm vú có 3 con, chiếm 3,75%, bệnh sót, sát nhau có 2 con, chiếm 2,50%. Khi tính chung các bệnh sinh sản thì lợn nái ở trại lợn Chu Bá Thơ có tỷ lệ mắc các bệnh này là 22,50%.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đẻ khó là 5%, theo chúng tôi là do trong giai đoạn mang thai lợn nái ít được vận động, chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ lứa đầu là chủ yếu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở mức 11,25% đó là do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm. Theo Bùi Thị Tho và cs (1995) [25] cho biết phần lớn những trường hợp lợn đẻ khó đều dẫn tới viêm tử cung.

44

Mặt khác, do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt khi gặp điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm tử cung.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Kirwood (1999) [34] cho biết lợn nái tại Anh có tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 1,1 - 37,2%.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh (2002) [21] công bố lợn nái sau khi đẻ bị viêm tử cung với tỷ lệ là 42,40%; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nam và Nguyên Văn Thanh (2016) [13] cho biết tỷ lệ lợn nái viêm tử cung sau đẻ là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. So sánh các kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái ở trại lợn Chu Bá Thơ là thấp hơn rất nhiều. Điều này được giải thích là do trại đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản, đặc biệt làm tốt vệ sinh sát trùng trước, trong và sau khi lợn nái đẻ.

4.4.2. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ

Để thấy rõ lứa đẻ có ảnh hưởng đến tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái hay không, chúng tôi tiến hành phân tích tình tình mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo lứa đẻ. Kết quả về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo lứa đẻ được trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ

Lứa đẻ

Số nái theo

dõi (con)

Số nái mắc bênh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh

(%)

Bệnh viêm

tử cung Bệnh viêm

Hiện tượng đẻ khó

Bệnh sót, sát nhau Số

con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

1 5 2 40,00 0 0 0 0 2 40,00 0 0

2 7 2 28,57 1 14,29 0 0 0 0 1 14,29

3 10 2 20,00 1 10,00 1 10,00 0 0 0 0

45

Lứa đẻ

Số nái theo

dõi (con)

Số nái mắc bênh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh

(%)

Bệnh viêm tử cung

Bệnh viêm

Hiện tượng đẻ khó

Bệnh sót, sát nhau Số

con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

4 12 2 16,67 2 16,67 0 0 0 0 0 0

5 12 2 16,67 1 8,33 1 8,34 0 0 0 0

6 11 3 27,27 1 9,09 0 0 1 9,09 1 9,09

≥ 7 23 5 21,74 3 13,04 1 4,35 1 4,35 0 0

Tính

chung 80 18 22,50 9 11,25 3 3,75 4 5,00 2 2,50

Kết quả bảng 4.6 cho thấy khi theo dõi 80 lợn nái sinh sản đẻ từ lứa đẻ 1 đến trên lứa đẻ thứ 7 thì thấy rằng lợn nái mắc các bệnh sinh sản có chiều hướng giảm dần theo lứa đẻ cao nhất là lứa đẻ đầu tiên (40%), sau đó là lứa đẻ thứ hai (28,57%) và thấp nhất là lứa đẻ thứ 4 và 5 (16,67%). Khi xem xét từng bệnh thì thấy rằng bệnh viêm tử cung có tỷ lệ mắc bệnh ở các lứa biến động từ 8,33%

đến 16,67% và không thấy có sự sai khác nhiều về tỷ lệ mắc bệnh giữa các lứa.

Bệnh viêm vú không thấy lợn ở lứa 1, 2, 4 và 6 mắc bệnh. Các lứa 3, 5 và 7 thì mỗi lứa có 1 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ từ 4,35 - 10%. Hiện tượng đẻ khó có chiều hướng giảm dần theo lứa đẻ và lại tăng lên khi lợn nái già, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất tập trung ở lứa đẻ 1, 6 và 7. Bệnh sót, sát nhau chỉ thấy ở lứa đẻ thứ 2 và thứ 6, mỗi lứa có một con mắc bệnh, các lứa đẻ khác không thấy lợn mắc bệnh sót, sát nhau. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với công bố của Nguyễn Văn Thanh (2002) [21] và Bùi Thị Tho và cs (1995) [25].

4.4.3. Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo tháng theo dõi

Yếu tố thời tiết khí hậu có thể ảnh hưởng đến tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản, vì thời tiết khí hậu tác động đến môi trường sống của lợn.

46

Nếu thời tiết khí hậu tốt lợn sẽ khỏe mạnh, khả năng đề kháng với mầm bệnh tốt, lợn sẽ hạn chế mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Để thấy rõ thời tiết khí hậu của các tháng nuôi khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái sinh sản hay không, chúng tôi đã theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản theo tháng nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo tháng theo dõi

Tháng theo

dõi

Số nái theo

dõi (con)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh

(%)

Bệnh viêm tử cung

Bệnh viêm

Hiện tượng

đẻ khó Bệnh sót, sát nhau Số

con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

Số con mắc (con)

Tỷ lệ (%)

6 15 1 6,67 1 6,67 0 0 0 0 0 0

7 14 1 7,14 1 7,14 0 0 0 0 0 0

8 10 2 20,00 2 20,00 0 0 0 0 0 0

9 12 5 41,67 2 16,67 1 8,33 1 8,33 1 8,33

10 13 4 30,77 1 7,69 1 7,69 2 15,38 0 0

11 16 5 31,25 2 12,50 1 6,25 1 6,25 1 6,25

Tính

chung 80 18 22,50 9 11,25 3 3,75 4 5,00 2 2,50

Kết quả bảng 4.7 cho thấy khi theo dõi 80 lợn nái sinh sản từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2019 thì thấy rằng lợn nái mắc bệnh sinh sản ở tháng 9 là cao nhất (41,67%), tiếp đến là tháng 11 (31,25%), tháng 10 (30,77%) và thấp nhất là tháng 6 (6,67%). Lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở các tháng biến động từ 6,67 - 20% và cao nhất ở tháng 8 (20%) và thấp nhất ở tháng 6 (6,67%). Bệnh viêm vú, hiện tượng đẻ khó và bệnh sót, sát nhau không thấy lợn nái mắc bệnh ở các tháng 6, 7, và 8 mà chỉ thấy các bệnh này ở các tháng 9, 10 và 11 với tỷ lệ mắc bệnh biến động từ 6,25 - 15,38%. Qua số liệu trên cho thấy thời tiết khí hậu ở các tháng khác nhau cũng ảnh hưởng ít nhiều đến

47

tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái. Mặt khác tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản ở các tháng khác nhau cũng phụ thuộc vào lứa đẻ của lợn nữa. Qua đây cho thấy yếu tố môi trường sống là rất quan trọng có ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản. Do vậy, cải thiện môi trường sống, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi sạch sẽ, ổn định yếu tố nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi có ý nghĩa quan trọng giúp lợn nái sống khỏe mạnh và ít bệnh đường sinh dục.

4.4.4. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản

Sau khi tiến hành theo dõi 80 lợn nái sinh sản, chúng tôi đã tổng kết và đưa ra những triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản như được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản

Triệu chứng Viêm tử cung Viêm vú Hiện tượng đẻ khó

Bệnh sót, sát nhau

Sốt 40 - 41oC 40 - 41oC Sốt nhẹ Sốt nhẹ

- Bên ngoài

- Dịch viêm:

+ Màu

+ Mùi

- Lợn tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy hay đè con.

+ Dịch trong hoặc đục lợn cợn, lẫn máu.

+ Mùi tanh thối

- Lá vú sưng to hoặc cả bầu vú sưng, tế bào biểu bì phình to ra rồi thoái hóa và bong ra, da vú màu đỏ.

+ Xuất hiện cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, lẫn máu.

+ Mùi hôi

- Lợn rặn tích cực nhiều lần thai vẫn không ra, đứng lên nằm xuống không yên, thường thay đổi tư thế nằm.

+ Dịch nhờn có cứt su, lẫn máu.

+ Mùi tanh hôi

Lợn mẹ không yên tính, biểu hiện hơi đau đớn, thỉnh thoảng rặn, lợn thích uống nước.

+ Dịch màu nâu

+ Mùi tanh hôi Phản ứng

đau Đau đớn Sờ tay vào có cảm

giác đau

Đau đớn, khó

chịu Hơi đau đớn

48

Kết quả bảng 4.8 đã cho biết những biểu hiện lâm sàng chính của lợn nái khi mắc một số bệnh sinh sản. Qua đó, ta có thể nhận biết được các bệnh khi lợn nái mắc và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời tránh làm bệnh lây lan gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng con giống.

Đối với bệnh viêm tử cung thì khi mắc bệnh con vật có triệu chứng sốt 40 - 41oC, lợn tiểu ít, nước tiểu màu vàng, phân có màng nhầy, hay đè con, ở cơ quan sinh dục xuất hiện dịch viêm có màu trong hoặc đục lợn cợn, khi bệnh nặng thì dịch lẫn máu và có mùi tanh, phản xạ kém với tác động bên ngoài, đau đớn. Bệnh viêm vú con vật có biểu hiện sốt 40 - 41oC, lá vú sưng to hoặc cả bầu vú sưng, tế bào biểu bì phình to ra và thoái hóa rồi bong ra, khi vắt sữa có những cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, lẫn máu, mùi hôi, sờ tay vào con vật có cảm giác đau đớn, khó chịu.

Khi lợn nái mắc bệnh đẻ khó thì có biểu hiện sốt nhẹ, rặn tích cực nhiều lần thai vẫn không ra, đứng lên nằm xuống không yên, thường thay đổi tư thế nằm, dịch nhờn có cứt su, lẫn máu, mùi tanh, hôi, con vật đau đớn.

Bệnh sót, sát nhau chỉ thấy lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, thỉnh thoảng rặn, thân nhiệt hơi tăng, lợn thích uống nước. Từ cơ quan sinh dục của lợn mẹ luôn thải ra dịch màu nâu.

4.4.5. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ

Lợn con sau khi sinh do thay đổi điều kiện sống kết hợp với cơ quan điều tiết thân nhiệt, hệ thống miễn dịch và bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị mắc bệnh. Một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay ở lợn con là bệnh lợn con phân trắng, tiếp đến là bệnh cầu trùng ở lợn cũng xuất hiện khá phổ biến và trong những năm gần đây xuất hiện bệnh viêm khớp, đặc biệt là trong trang trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Dựa trên triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tôi đã chẩn đoán lợn con mắc các bệnh trên. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.

49

Kết quả bảng 4.9 cho thấy trong 883 lợn con theo dõi thì có 352 lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng, chiếm tỷ lệ 39,86%, tiếp đến là bệnh cầu trùng có 315 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 13,02% và bệnh viêm khớp có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất có 17 con mắc, chiếm tỷ lệ 1,93%. và Khi tính chung lợn con theo mẹ mắc các bệnh phân trắng lợn con, bệnh viêm khớp và bệnh cầu trùng là 54,81%.

Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ Tên bệnh

Số lợn theo dõi (con)

Số lợn mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%)

Bệnh lợn con phân trắng 883 352 39,86

Viêm khớp 883 17 1,93

Bệnh cầu trùng 883 115 13,02

Tính chung 883 484 54,81

Theo Trương Lăng (2000) [9] cho biết bệnh phân trắng lợn con là hội chứng lâm sàng phức tạp, đặc điểm là viêm dạ dày ruột, ỉa phân trắng và gầy sút rất nhanh. Ở nước ta lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con là rất phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh là từ 25% - 100%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nằm trong khoảng biến động về tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con của Trương Lăng (2000) [9].

Qua đây cho thấy điều kiện vệ sinh và sự thay đổi môi trường, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ đàn lợn, lợn con rất mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết. Do vậy sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về số lượng và độc lực để gây bệnh.

50

Mặt khác chế độ dinh dưỡng của lơn mẹ không phù hợp, hoặc thay đổi chế độ ăn cũng ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh của lợn con.

Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số góp ý cho các hộ gia đình chăn nuôi lợn nái sinh sản để hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con như sau: khi thời tiết thay đổi cần đảm bảo cho ấm áp vào mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho nái mẹ phù hợp, định kỳ phun thuốc sát trùng, đảm bảo nuôi nhốt hợp lý và quy trình tiêm phòng nghiêm.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn chu bá thơ, huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)