Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá còm (chitala ornata gray, 1831) tại hà nội (Trang 22 - 29)

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.4. Bố trí thí nghiệm

3.4.1. Thí nghiệm 1:Nuôi vỗ cá bố mẹ từ giai đoạn nuôi vỗ tích cực đến nuôi vỗ thành thục

* Thời gian và địa điểm nuôi vỗ

- Thời gian nuôi vỗ 6 tháng bắt đầu từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017 tại trại cá Kim Sơn - Gia Lâm - Hà Nội, thuộc công ty cổ phần quốc tế Minh Phú. Các

thông số môi trường ổn định: pH: 7,0 - 8,0, nhiệt độ 28 - 30oC. Nước cấp được lọc qua tỳi vải mắt lưới a = 200àm để loại bỏ tạp chất trước khi đưa vào sử dụng.

Số lượng giai nuôi: 6 giai, 3 giai/1 nghiệm thức. Các giai thí nghiệm được bố trí chung trong một ao, mật độ nuôi 4 con/m2.

- Giai đoạn nuôi vỗ tích cực trong 4 tháng:

Cá được cho ăn 2 lần/ngày vào 8h và 14h, khẩu phần ăn 5% trọng lượng thân trong 2 tháng đầu, 2 tháng cuối trong quá trình nuôi vỗ tích cực cho ăn 3%

trọng lượng thân. Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi vỗ là thức ăn công nghiệp chứa Minh Hiếu 40% Protein.

- Quản lý ao nuôi: không thay nước trong quá trình nuôi vỗ. Định kỳ bón BKC hàng tháng để xử lý môi trường ao nuôi. Định kỳ thu thức ăn thừa, chất bẩn trong ao nuôi.

- Giai đoạn nuôi vỗ thành thục trong 2 tháng:

Thí nghiệm nuôi vỗ thành thục cá Còm được bố trí trong các giai(Các giai được chia làm 2 nghiệm thức để theo dõi) có kích thước 10 x 5 x 1,5m ở trong ao nuôi 1500m2, độ sâu nước từ 1,5-1,8 m. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày trong hình 3.1.

NT1 (Giai 1)

NT2 (Giai 3)

NT2 (Giai 5)

NT2 (Giai 2)

NT1 (Giai 4)

NT1 (Giai 6)

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi vỗ cá bố mẹ giai đoạn thành thục - Cá được cho ăn 2 lần/ngày vào 8h và 14h. Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi vỗ là thức ăn công nghiệp Minh Hiếu chứa 40% Protein.

Nghiệm thức 1: Khẩu phần ăn 1% khối lượng thân Nghiệm thức 2: Khẩu phần ăn 3% khối lượng thân

- Quản lý ao nuôi: Thay nước mới 1 lần/tuần, mỗi lần thay 1/3 lượng nước trong ao. Định kỳ bón BKC hàng tháng để xử lý môi trường ao nuôi. Định kỳ thu thức ăn thừa, chất bẩn trong ao nuôi.

* Thu mẫu

- Hàng tuần kiểm tra nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan bằng bộ kit Sera của Đức.

- Sau 2 tháng nuôi vỗ, định kỳ 30 ngày kiểm tra ngẫu nhiên 50 cá thể ở mỗi nghiệm thức thí nghiệm để xác định tăng trưởng. Kiểm tra ngẫu nhiên 5 cá thể để xác định hệ số thành thục của cá cái.

3.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu phương pháp sinh sản nhân tạo thích hợp với cá Còm

Sinh sản nhân tạo:

- Chọn cá bố mẹ cho sinh sản: Chọn những cá thể không bị sây sát, không dị hình, khoẻ mạnh. Cá cái chọn con có bụng to, mềm, gai sinh dục sưng và đầu mút hơi ửng hồng. Cá đực chọn cá có gai sinh dục dài và nhọn.

- Kích dục tố và liều sử dụng:

+ Kích dục tố được sử dụng trong thí nghiệm: LRHa + DOM.

+ Liều lượng: 150àg LRHa + 10mg DOM/kg cỏ cỏi. Kớch dục tố được chia làm 2 liều tiêm (Lần 1: 50μg; lần 2: 150μg cho 1kg các cái), liều sơ bộ tiêm cách liều quyết định 24 giờ. Đối với cá đực chỉ tiêm 1 liều bằng 1/2 liều tiêm cho cá cái vào cùng thời gian tiêm liều thứ hai cho cá cái.

Hai hình thức thụ tinh được nghiên cứu và bố trí thử nghiệm như sau:

- Thí nghiệm 1 (Sinh sản tự nhiên): Sau khi tiêm kích dục tố, thả cá vào bể xi măng (150x100x70cm) chứa 500 lít nước sạch có đặt sẵn giá thể và phủ bèo lục bình trên mặt. Tạo dòng nước chảy nhẹ và liên tục đến khi kết thúc quá trình sinh sản để tạo thêm sự hưng phấn đối với cá. Tỷ lệ cá đực cái bố trí cho đẻ là 1/1.

- Thí nghiệm 2 (Gieo tinh nhân tạo): cũng giống như hình thức trên, cá sau khi được tiêm kích dục tố, cá được cho vào bể kích thước nước liên tục nhưng không đặt giá thể và bèo. Theo dõi và kiểm tra phát hiện trứng rụng đồng loạt, tiến hành giải phẫu lấy buồng tinh cá đực, vuốt trứng vào thau nhỏ và áp dụng gieo tinh bán khô. Tỷ lệ cá đực cái tham gia sinh sản: 1/2 - 1/3. Khi trứng đã được cho thụ tinh xong, khử tính dính của chúng bằng dung dịch tananh (0,15%).

Sau đó cho lên bình vây ấp trứng.

Chuẩn bị bể ấp

Bể ấp xi măng được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng bằng nước javen, sau đó rửa sạch và tiến hành cấp nước ẵ thể tớch bể, sục khớ cung cấp ụxy cho nước bể ấp. Giá thể cố định trứng được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng sau đó tiến hành để trong bể ấp

Thí nghiệm được tiến hành trong ba đợt sinh sản. Trứng được ấp trong bể bình vây.

Chăm sóc quản lý

- Sau khi thu trứng và tiến hành thụ tinh nhân tạo. Trứng được cho ấp trong bình vây.

- Sục khí nhẹ đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho trứng phát triển.

- Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những quả trứng hỏng.

- Nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước được đo ngày 2 lần vào 7h sáng và 15h chiều bằng nhiệt kế bách phân.

- Ôxy hòa tan, pH được xác định 1 lần/ngày vào lúc 7h sáng bằng bộ kít Sera của Đức.

3.4.3. Thí nghiệm 3. Ương nuôi cá Còm từ cá bột lên cá giống cỡ 3cm/con ở các mật độ khác nhau

- Thí nghiệm với 3 mật độ: 20 cá bột/L, 30 cá bột/L, 40 cá bột/L nhằm xác định mật độ ương cá bột phù hợp nhất.

- Thí nghiệm 3 được triển khai ở 9 bể kính có kích thước (100x50x70cm).

Mỗi nghiệm thức mật độ được lặp lại 3 lần. Cá Còm bột (chiều dài thân trung bình 1cm) được mua và vận chuyển bằng đường hàng không từ trại giống trong Đồng bằng sông Cửu Long ra Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày trong hình 3.2.

`

Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ương cá Còm

*Chăm sóc quản lý cá bột ương nuôi

Trong 10 ngày đầu, cá được cho ăn bằng động vật phù du sau khi đã được lọc rửa sạch. 10 ngày tiếp theo cá được cho ăn bổ sung 60% thức ăn viên (35%

đạm) đã được nghiền vỡ thành dạng mảnh nhỏ và 40% động vật phù du. 10 ngày cuối, cá được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dạng mảnh nhỏ (35%

đạm). Cá được cho ăn 3 lần/ngày (8:30, 13:30 và 17:00). Thức ăn thừa trong bể được xiphon sau 30 phút cho ăn.

Quản lý chất lượng nước: Dùng máy thổi khí công suất 750W/h. Mỗi bể thí nghiệm được bố trí 2 quả đá bọt gắn với hệ thống máy thổi khí nhằm cung cấp đủ ô xy hòa tan trong thời gian thí nghiệm. Nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước được đo ngày 2 lần/ngày vào 6h và 14h bằng nhiệt kế bách phân. Ôxy hòa tan và pH trong bể được xác định 2 lần/ngày vào lúc 6h và 14h bằng bộ kít Sera của Đức.

*Thu mẫu

Sau 10, 20 ngày ương và kết thúc thí nghiệm (30 ngày), tiến hành đo ngẫu nhiên chiều dài cơ thể của 40 cá thể/bể nhằm xác định tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày về chiều dài (% ngày). Chiều dài (Lo) của cá được xác định bằng thước đo chia vạch 0,01mm. Đồng thời kết thúc thí nghiệm, đếm toàn bộ cá còn lại trong bể, tính tỷ lệ sống của cá.

Cá Còm bột chiều dài trung bình 1 cm

Mật độ 1 (20 con/lít) Mật độ 2 (30 con/lít) Mật độ 3 (40 con/lít)

Bể 2

Bể 5

Bể 9

Bể 3

Bể 6

Bể 8

Bể 1

Bể 4

Bể 7

Theo dõi môi trường trong quá trình nuôi

+ Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân, đo nhiệt độ 2 lần/ ngày (6h và 14h).

+ Hàm lượng ôxy hoà tan: dùng máy đo ôxy, đo 2 lần/ ngày (6h và 14h).

+ pH: dùng máy đo pH meter, 2 ngày/ lần.

+ NH3: đo bằng test kit của Sera (Đức).

Các công thức tính toán

- Sức sinh sản tuyệt đối = (Số trứng trong mẫu đếm x Khối lượng buồng trứng)/

Khối lượng trứng đếm mẫu

- Sức sinh sản tương đối = Sức sinh sản tuyệt đối (trứng)/ Khối lượng thân cá (g) - Hệ số thành thục (%) = (Khối lượng tuyến sinh dục/ Khối lượng cá cái đã bỏ nội tạng) x 100.

- Tỷ lệ thành thục (%) = (Số cá thành thục /Số cá nuôi vỗ) x 100.

- Tỷ lệ thụ tinh (%) = (Số trứng thụ tinh/Tổng số trứng) x 100.

- Tỷ lệ nở (%) = (Số cá bột thu được/Tổng số trứng thụ tinh) x100.

- Tỷ lệ sống (%) = (Tổng số cá còn sống/Tổng số cá thả) x100.

- Tỷ lệ dị hình (%)= (Số cá dị hình /Tổng số cá nở)

- Tốc độ tăng trưởng (khối lượng) bình quân ngày (%/ngày) = Ln (Wt) - Ln (Wo)/Số ngày nuôi x 100. Trong đó

Wt: Khối lượng cá tại thời điểm t Wo: Khối lượng cá ban đầu

- Tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày về chiều dài (% ngày).

LnL2 - LnL1

SRGl = x 100 T2 - T1

Trong đó: T1, T2 và L1, L2 là thời gian thu mẫu và chiều dài thân cá lần 1 và lần 2.

- Cỡ thành thục: Được xác định dựa vào mức độ thành thục của tuyến sinh dục của từng cá thể.

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA 1 nhân tố trên phần mềm Minitap 16, theo phép thử Turkey để so sánh sự khác nhau giữa các mật độ, sự khác nhau được xem là có ý nghĩa khi P<0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá còm (chitala ornata gray, 1831) tại hà nội (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)