Biến động nhiệt độ
Trong quá trình thí nghiệm, nhiệt độ nước trong bể dao động từ 20 - 30 0C . Nhiệt độ trung bình 21,5 0C vào buổi sáng, vào buổi chiều nhiệt độ trung bình giữa các thí nghiệm là 28,1 0C (hình 4.11).
17 19 21 23 25 27 29
12/9/2016
18/9/2016
24/9/2016
30/9/2016
6/10/2016
Ngày
Biến động nhiệt độ (0C)
MD20 MD30 MD40
Hình 4.11. Biến động nhiệt độ nước trong thời gian ương cá Còm Ngày có nhiệt độ thấp nhất là 20 0C và cao nhất là 30 0C. Nhiệt độ giữa sáng và chiều dao động từ (6 - 8 0C), ngưỡng nhiệt này nằm trong khoảng sinh trưởng và phát triển của cá Còm.
Biến động hàm lượng ôxy hòa tan
Hàm lượng ôxy hòa tan trung bình trong bể thí nghiệm dao động trong khoảng 5,0 - 7,0 mg/l. Qua các lần đo thì hàm lượng ôxy đạt cao nhất là 7,5mg/l và đạt giá trị nhỏ nhất là 4,5mg/l (Hình 4.11). Hàm lượng ôxy hòa tan tối ưu cho cá còm được khuyến cáo là 8mg/l, mức độ ôxy cho phép trong môi trường sống của cá còm là 3mg/l. Cá sẽ ngừng ăn khi mức ôxy < 1mg/L theo Nguyễn Đình Trung (2004). Vậy hàm lượng ôxy hòa tan trong các bể thí nghiệm là phù hợp cho sự phát triển của cá.
4.5 5 5.5 6 6.5 7
12/9/2016
18/9/2016
24/9/2016
30/9/2016
6/10/2016
Ngày
Biến động Oxy (mg/l)
MD20 MD30 MD40
Hình 4.12. Hàm lượng ôxy nước ao ương nuôi cá Còm giai đoạn cá bột lên cỡ 3cm
Biến động pH
Để đánh giá sự biến động của chỉ tiêu pH, chúng tôi đã tiến hành đo pH hàng ngày vào 6h và 14h. Giá trị pH nước trong bể ương trong quá trình thí nghiệm dao động từ 7,5 - 8,5. Vào buổi sáng pH dao động trong khoảng 7,5 - 8,0 và vào buổi chiều pH dao động trong khoảng 7,7 - 8,5. pH trung bình thí nghiệm dao động trong khoảng 7,5 - 8,5. Theo Nguyễn Chung và cs. (2004), giá trị pH dao động từ 7,3 - 8,5 nằm trong khoảng phù hợp cho cá Còm phát triển. Nhìn chung pH trong quá trình ương đều nằm trong khoảng thích hợp để cá Còm sinh trưởng và phát triển.
7.2 7.4 7.6 7.8 8 8.2 8.4
12/9/2016
18/9/2016
24/9/2016
30/9/2016
6/10/2016
Ngày
Biến động pH
MD20 MD30 MD40
Hình 4.13. Biến động pH nước ao ương nuôi cá Còm giai đoạn cá bột lên cỡ 3cm Tăng trưởng về chiều dài
Sau 30 ngày thí nghiệm, cá Còm ương với mật độ 20 con/l có chiều dài toàn thân trung bình là 3,45 cm. Cá ương với mật độ 30 con/l có chiều dài toàn thân trung bình là 3,40 cm và cá ương với mật độ 30 con/l có chiều dài toàn thân trung bình là 3,39 cm (bảng 4.14).
1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
12/9/2016 2/10/2016 12/10/2016
Ngày
Chiều dài tăng trưởng (mm)
MD20 MD30 MD40
Hình 4.14. Tăng trưởng về chiều dài sau 30 ngày ương
Sau 30 ngày ương, từ cỡ cá bột trung bình là 1 cm/con cá đạt chiều dài từ 3,39 - 3,45 cm/con. Tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày về chiều dài dao động trong khoảng từ 4,06 - 4,13 %/ngày (Bảng 4.4). Tuy ở mật độ ương 20 con/lít tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày về chiều dài có cao hơn so với hai mật độ ương còn lại (30 con/lít và 40 con/lít) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa ở các mật độ ương khác nhau (P>0,05).
Bảng 4.4. Tỷ lệ sống tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày về chiều dài của cá
Chỉ tiêu MD20 MD30 MD40
Chiều dài TB khi thả (mm) 1,00± 0,02 1,01±0,02 1,01 ± 0,01 Chiều dài TB sau 10 ngày (mm) 1,490 ± 0,005 1, 470 ± 0,010a 1,460 ± 0,008 Chiều dài TB sau 20 ngày (mm) 2,32 ± 0,01 2,28 ± 0,01 2,27 ± 0,01 Chiều dài TB khi thu (mm) 3,45 ± 0,01 3,40 ± 0,01 3,39 ± 0,01
Tỷ lệ sống (%) 85,93 ± 0,01 84,20 ± 0,01 74,16 ± 0,01
Tăng trưởng TB/ngày (%/ngày) 4,12 ± 0.01 4,08 ± 0,02 4,07 ± 0,02 Tỷ lệ sống của cá
Trong quá trình ương cá Còm từ giai đoạn bột lên cá hương, tỷ lệ sống của cá Còm đạt khá cao dao động từ 74,17 - 85,93%. Mật độ ương 20 cá bột/lít có tỷ lệ sống cao nhất, tiếp sau đó là mật độ 30 cá bột/lít và thấp nhất là mật độ 40 con/lít. Không thấy sự sai khác có ý nghĩa ở hai mật độ 20 và 30 con/lít. Tuy nhiên có sự sai khác có ý nghĩa giữa mật độ nuôi 20 và 30 cá bột/lít so với mật độ 40 cá bột/lít (P<0,05).
68 70 72 74 76 78 80 82 84 86 88
MD20 MD30 MD40
Nghiệm thức
%
Tỷ lệ sống
Hình 4.15. Tỷ lệ sống (%) của cá Còm ở các mật độ ương
Kết quả trong thí nghiệm này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến và cs. (2013). Tỷ lệ sống của cá Còm được ghi nhận tương đối cao.
Theo Dương Nhựt Long (2004), nghiên cứu ở nhiệt độ trung bình 26 - 30 oC và thức ăn phù hợp cũng như điều kiện chăm sóc quản lý tốt thì tỷ lệ sống của cá còm đạt 99 - 100%. Kết quả này cũng được Nguyễn Chung (2006) nhận định.
Kết quả tỷ lệ sống trong thí nghiệm này có phần thấp hơn hai nghiên cứu ở trên.
Nguyên nhân một phần do điều kiện nuôi tại miền Bắc có thể có những khác biệt so với miền Nam.
a
a
b