Tình hình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đèn led trong nông nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đèn led đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống rau xà lách (Trang 34 - 37)

2.4. Đèn led và tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ đèn LED trong nông nghiệp

2.4.3. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đèn led trong nông nghiệp tại Việt Nam

Việc nghiên cứu thiết bị chiếu sáng ứng dụng vào nền nông nghiệp nước ta đã được tiến hành từ cách đây nhiều năm, tuy nhiên các nhà khoa học chủ yếu là sử dụng bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang và compact để nghiên cứu điều khiển quá trình ra hoa và tạo quả ở một số cây trồng, trong đó chủ yếu là cây cúc và thanh long.

Ví dụ, Nguyễn Quang Thạch và Đặng Văn Đông (2002; 2005) đã đề xuất biện phát chiếu sáng quang gián đoạn cho những giống cúc đông để ngăn cản sự ra hoa sớm. Biện pháp này có tác dụng rõ rệt trong việc kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, kìm hãm sự ra hoa sớm, nâng cao năng suất (tỷ lệ nở

hoa), chất lượng hoa, đồng thời tiết kiệm năng lượng và an toàn thiết bị cho người dân. Trương Thị Đẹp (1998) đã sử dụng bóng đèn 100W để thắp sáng cho thanh long, tác giả đã kết luận thời gian thắp đèn tốt nhất 4 giờ liên tục 10 ÷ 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa. Các nhà khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (2005) chỉ ra phương pháp dùng bóng đèn dây tóc 100W chiếu sáng từ lúc mặt trời sắp lặn đến 10 giờ tối, liên tục 15 ngày để tăng khả năng đậu quả.

Các nghiên cứu ứng dụng đèn LED trong nông nghiệp ở nước ta còn rất mới mẻ. Các nhà khoa học cùng các nhà chế tạo thiết bị chiếu sáng mới nghiên cứu cho ra đời được các loại đèn LED chuyên dụng nuôi cấy mô của một số giống cây trồng. Năm 2014, Nguyễn Thanh Phương et al. so sánh ảnh hưởng của bộ bóng đèn huỳnh quang thông thường (HQ T10 – 40W, cường độ bức xạ quang hợp 20 – 25 àmol/m2/s) với bộ đốn huỳnh quang cải tiến 1 búng HQNNT8 – 36W 865 và hai bộ đèn LED chế tạo dựa trên phổ ánh sáng mà cây trồng hấp phụ được là bộ bóng LED 17R – 3B (17Red – 3Blue) và bóng LED 13R – 4B – 3W (13Red – 4Blue – 3White) đến cây cẩm chướng Hồng Hạc in-vitro. Họ khẳng định đèn LED 17R – 3B cho số lượng và chất lượng chồi cây nhân giống tốt hơn ở các côngthức đèn khác.

Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2016), đã so sánh ảnh hưởng của các loại đèn LED có tỉ lệ ánh sáng đỏ (R), ánh sáng xanh (B) và ánh sáng trắng (W) khác nhau với đèn huỳnh quang đến các giai đoạn tái sinh in-vitro cây cà phê. Kết quả đưa ra ánh sáng LED (R/B/W = 41/21/38) tác động tích cực đến các giai đoạn tạo mô sẹo phôi từ lá và ánh sáng LED (R/B/W = 58/21/21) thích hợp giai đoạn nảy mầm của phôi thủy lôi.

Nguyễn Khắc Hưng et al. (2016) cho biết đèn LED có tỉ lệ ánh sáng đỏ (R) và xanh (B) phù hợp cho sự sinh trưởng của chồi và rễ cây sâm dây trong điều kiện in-vitro là R/B = 80/20. Ngoài ra, hàm lượng các sắc tố quang hợp cũng như khối lượng chất khô tích lũy ở các chồi sinh trưởng dưới đèn LED R+B đều cao hơn ánh sáng trắng huỳnh quang.

Nguyễn Bá Nam et al. (2016) đã tổng kết được đèn LED thích hợp cho một số giống cây nuôi cấy mô. Đặc biệt, tác giả chỉ ra, đèn LED có tỉ lệ 80R:20B phù hợp với giai đoạn thích nghi và sinh trưởng của cây con ở giai đoạn ex vitro.

Trong điều kiện nhà kính, hệ thống chiếu sáng đèn LED tỷ lệ 70R:30B thích hợp

cho sự sinh trưởng và phát triển 2 giống Cúc Sapphire và Kim cương, tỷ lệ 60R:40B phù hợp cho giống Cúc Đóa vàng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có công bố nghiên cứu khoa học nào sử dụng đèn LED trên các mô hình trồng rau để chủ động hoàn toàn môi trường canh tác, không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của khí hậu, sự tấn công của sâu bệnh và có thể cung cấp rau an toàn chất lượng với số lượng lớn quanh năm.

Đồng thời hiện nay, các nguồn sáng LED đang sử dụng có phổ ánh sáng không phù hợp hoàn toàn với phổ quang hợp của từng loại cây trồng nói chung và cây rau nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm đèn LED có phổ ánh sáng phù hợp với từng loại cây trồng giúp tăng năng xuất, tiết kiệm điện, đặc biệt là giúp tạo ra những sản phẩm sạch, sản phẩm trái vụ là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đèn led đến sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống rau xà lách (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)