Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.1. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến sinh trưởng phát triển của một số giống rau xà lách trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh
Trung bình một lá cây ngoài đồng phản xạ 10% các tia sáng, hấp thu 70%
và truyền lan qua các tế bào lá xuống dưới 20%. Trong số 70% ánh sáng hấp thụ, quang hợp chỉ sử dụng 1% (chủ yếu là các tia ánh sáng xanh dương và đỏ, 49%
năng lượng dùng để thoát hơi nước và lá sẽ bức xạ lại 20%. Do đó, có thể nhận thấy bước sóng hữu ích cho quang hợp của cây là ánh sáng màu xanh dương có bước sóng từ 430 – 460nm và ánh sáng màu đỏ có bước sóng từ 630 – 720 nm.
Ánh sáng màu xanh lá cây có bước sóng 500 – 600nm gần như không có tác dụng cho quang hợp. Vì vậy chúng tôi lựa chọn các loại đèn LED có tỉ lệ ánh sáng đỏ bước sóng 660 nm (R660), ánh sáng xanh dương dương 450 nm (B450) và ánh sáng xanh lá cây bước sóng 550 nm (G550). Trong đó, chỉ tập trung quan tâm đến tỉ lệ R660 và B450.
Các thí nghiệm ở nội dung này nhằm mục đích tìm ra đượcphổ ánh sáng thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển và năng suất của ba giống xà lách trồng thủy canh tĩnh trong nhà. Đồng thời so sánh kết quả với sự sinh trưởng phát triển của ba giống xà lách này khi trồng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để đánh giá tính khả thi của việc trồng xà lách nói riêng và trồng các loại cây khác trong nhà chung, trong các khu vực không có hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên.
4.1.1.1. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến cây xà lách xoăn Biểu đồ 4.1 mô tả sự thay đổi chiều cao của cây xà lách xoăn sau 30 ngày trồng dưới ánh sáng tự nhiên và các bộ đèn LED có tỉ lệ R660, B450 vàG550khác nhau. Cụ thể, ở các bộ đèn LED ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26), bộ đèn LED R660/B450 = 70/30 và bộ đèn LED R660/B450 = 80/20 cho chiều cao cây xà lách xoăn gần bằng nhau và cao nhất trong tất cả các công thức. Chúng gấp 1,5 lần so với chiều cao cây ở bộ đèn LED ánh sáng trắng R660/B450/G550 = 32/35/33 và chiều cao cây ở ánh sáng tự nhiên.Tại bộ đèn LED R660/B450 = 65/35 cho chiều cao thấp nhất, thấp hơn 2,5 lần so với các bộ đèn LED có chiều cao cây cao nhất và 1,7 lần so với ánh sáng tự nhiên. Sự khác nhau về chiều cao cây như vậy là do sự kéo dài phần thân gốc ở các công thức khác nhau (Hình 4.1).
Tuy khác nhau về chiều cao cây, nhưng giữa các công thức lại gần như có sự đồng nhất về số lá cây (Biểu đồ 4.2). Số lá cây ở các công thức dao động trong
18,73
16,22
25,47
10,98
23,43 23,70
0 5 10 15 20 25 30
CT1 (ĐC) CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Chiều cao cây (cm)
6,93 6,73
7,20
6,81
6,50
7,79
5,50 6,00 6,50 7,00 7,50 8,00
CT1 (ĐC) CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Số lá trung bình/cây
khoảng 6,50 đến 7,97 lá. Trong đó, tại bộ đèn LED R660/B450 = 80/20 cho số lá cao nhất.
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến chiều cao cây xà lách xoăn (sau 30 ngày trồng)
Ghi chú: - CT1 (ĐC): Ánh sáng tự nhiên
- CT2: Ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) - CT3: Ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26)
- CT4: R660/B450 = 65/35 - CT5: R660/B450 = 70/30 - CT6: R660/B450 = 80/20
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến số lá/cây xà lách xoăn (sau 30 ngày trồng)
Ghi chú: - CT1 (ĐC): Ánh sáng tự nhiên
- CT2: Ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) - CT3: Ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26)
- CT4: R660/B450 = 65/35 - CT5: R660/B450 = 70/30 - CT6: R660/B450 = 80/20
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến chỉ số SPAD và diện tích lá của cây xà lách xoăn (sau 30 ngày trồng)
Công
thức Bộ đèn Chỉ số SPAD Diện tích lá (cm2)
CT1 Ánh sáng tự nhiên 14,87cd 732,36d
CT2 R660/B450/G550 = 32/35/33 14,41cd 737,10d CT3 R660/B450/G550 = 57/17/26 15,23c 740,12d
CT4 R660/B450 = 65/35 14,24d 1280,93c
CT5 R660/B450 = 70/30 16,00b 1639,09b
CT6 R660/B450 = 80/20 18,67a 2017,48a
CV% 2,95 8,49
LSD0,05 0,84 184,02
Chú thích: Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.
Nhìn vào bảng 4.1 chúng ta có thể thấy chỉ số SPAD ở ánh sáng tự nhiên và các bộ đèn LED ánh sáng trắng R660/B450/G550 = 32/35/33, ánh sáng vàng R660/B450/G550 = 57/17/26, R660/B450 = 65/35 không có sự khác biệt rõ rệt mà chúng gần bằng nhau tương ứng lần lượt là 14,87; 14,41; 15,23; 14,24. Nhưng ở 2 bộ đèn LED R660/B450 = 70/30 và R660/B450 = 80/20 chỉ số SPAD tăng lên trông thấy. Chỉ số SPAD ở bộ đèn LED R660/B450 = 70/30 tăng lên 1,1 lần so với ánh sáng tự nhiên và chỉ số SPAD ở bộ đèn LED trong R660/B450 = 80/20 tăng cao nhất, gấp 1,3 lần so với ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy khi chỉ số SPAD tăng thì độ dày của lá cũng tăng theo.
Diện tích lá (cm2) cây xà lách xoăn khi trồng dưới ánh sáng tự nhiên và các bộ đèn LED ánh sáng trắng R660/B450/G550 = 32/35/33, ánh sáng vàng R660/B450/G550 = 57/17/26 gần như bằng nhau, chúng lần lượt là 732,36cm2; 737,10cm2 và 740,12cm2. Nhưng ở 3 bộ đèn LED R660/B450 = 65/35, R660/B450 = 70/30 và R660/B450 = 80/20 điện tích lá tăng mạnh. Diện tích lá ở bộ đèn LED R660/B450 = 80/20 cao nhất trong tất cả các công thức và cao gấp 2,8 lần so với ánh sáng tự nhiên. Tiếp theo là bộ đèn LED R660/B450 = 70/30 và R660/B450 = 65/35 lần lượt gấp 2,7 và 1,7 lần so với ánh sáng tự nhiên.
CT1 (Ánh sáng tự nhiên) CT2 (R660/B450/G550 =32/35/33) CT3 (R660/B450/G550 = 57/17/26)
CT4 (R660/B450 = 65/35) CT5 (R660/B450= 70/30) CT6 (R660/B450 = 80/20)
Hình 4.1. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến hình thái cây xà lách xoăn (sau 15 ngày trồng)
Bảng 4.2 cho biết năng suất của cây xà lách xoăn trên các loại đèn LED có phổ ánh sáng khác nhau. Ở công thức ánh sáng tự nhiên và hai bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 =32/35/33), ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26) cho khối lượng cây xà lách xoăn thấp nhất và không có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức, chúng chỉ nặng từ 8,88g đến 9,64g. Dẫn đến năng suất thực tế trồng được trên một m2 đất của của cây xà lách xoăn dưới ánh sáng tự nhiên và 2 bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 =32/35/33), ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26) thấp nhất, chỉ từ 272,13 đến 408,28 g/m2. Khối lượng cây xà lách xoăn tăng mạnh ở các bộ đèn LED R660/B450 = 65/35, R660/B450 = 70/30 và R660/B450 = 80/20. Tại bộ đèn LED R660/B450 = 80/20 cho khối lượng cây cao nhất, chúng gấp 3,4 lần so với ánh sáng tự nhiên. Bộ đèn LED R660/B450 =
65/35 và R660/B450 = 70/30 cho khối lượng cây lần lượt tăng lên 2,3 và 2,6 lần so với ánh sáng tự nhiên.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến năng suất xà lách xoăn (sau 30 ngày trồng)
Công
thức Bộ đèn Khối lượng cây
trung bình (g/cây)
Năng suất lý thuyết (g/m2)
Năng suất thực tế
(g/m2)
CT1 Ánh sáng tự nhiên 8,88d 438,89 272,13d
CT2 R660/B450/G550 = 32/35/33 11,01d 550,39 408,28d CT3 R660/B450/G550 = 57/17/26 9,64d 482,00 370,13d
CT4 R660/B450 = 65/35 20,76c 1038,22 740,43c
CT5 R660/B450 = 70/30 23,41b 1170,56 995,93b
CT6 R660/B450 = 80/20 30,46a 1522,94 1337,00a
CV% 7,84 - 15,61
LSD0,05 2,47 - 195,20
Chú thích: Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.
CT1 (Ánh sáng tự nhiên) CT2 (R660/B450/G550 =32/35/33) CT3 (R660/B450/G550 = 57/17/26)
CT4 (R660/B450 = 65/35) CT5 (R660/B450= 70/30) CT6 (R660/B450 = 80/20)
Hình 4.2. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến năng suất xà lách xoăn (sau 30 ngày trồng)
8,89 9,13
16,14
11,47
15,44
12,54
0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Chiều cao cây (cm)
Từ các kết quả trên có thể thấy xà lách xoăn trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh khi được chiếu sáng bằng đèn LED có tỷ lệ ánh sáng R660/B450 = 80/20 cho các chỉ tiêu số lá, chỉ số SPAD, diện tích lá và năng suất cao nhất so với trồng dưới các bộ đèn LED khác và ánh sáng tự nhiên.
4.1.1.2. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến cây xà lách cuộn
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến chiều cao cây xà lách cuộn (sau 30 ngày trồng)
Ghi chú: - CT1 (ĐC): Ánh sáng tự nhiên
- CT2: Ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) - CT3: Ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26)
- CT4: R660/B450 = 65/35 - CT5: R660/B450 = 70/30 - CT6: R660/B450 = 80/20
Biểu đồ 4.3 mô tả sự thay đổi chiều cao của cây xà lách cuộn sau 30 ngày trồng dưới ánh sáng tự nhiên và các bộ đèn LED có tỉ lệ R660, B450 vàG550khác nhau.Cụ thể, chiều cao cây ở bộ đèn LED ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/16) và bộ đèn LED R660/B450 = 70/30không có sự khác biệt rõ rệt và cao nhất so với các bộ đèn LED còn lại, chúng hơn hẳn 1,8 lần so với trồng dưới ánh sáng tự nhiên. Chiều cao giảm dần theo thứ tự các bộ đèn LED R660/B450 = 80/20;
và R660/B450 = 65/35 gấp 1,4 và 1,3 lần so với trồng dưới ánh sáng tự nhiên. Ở bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) có chiều cao cây thấp nhất và gần giống với ánh sáng tự nhiên.
8,60 9,28
12,92 12,70 12,96
14,95
0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Số lá trung bình/cây
Ở công thức đèn LED ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/16) có chiều cao vượt trội như vậy là do phần thân gốc của cây có sự kéo dài khác biệt so với các các công thức khác (Hình 4.3).
Với chiều cao vượt trội so với các ông thức khác, ở hai bộ đèn LED ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/16) và đèn LED R660/B450 = 70/30 lại không phải công thức có số lá cây nhiều nhất. Nhìn vào biểu đồ 4.4 ta thấy số lá trên cây xà lách cuộn cao nhất ở bộ đèn LED R660/B450 = 80/20, chúng nhiều hơn số lá trồng dưới ánh sáng tự nhiên 1,7 lần. Số lá trên cây ở các bộ đèn LED tỉ lệ R660/B450 = 70/30, R660/B450 = 65/35 vàbộ đèn LED ánh sáng vàng (R660/B450/G550
= 57/17/16) không có sự sai khác rõ rệt, chúng nhiều hơn 1,4 – 1,5 lần so với ánh sáng tự nhiên.
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến số lá/cây xà lách cuộn (sau 30 ngày trồng)
Ghi chú: - CT1 (ĐC): Ánh sáng tự nhiên
- CT2: Ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) - CT3: Ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26)
- CT4: R660/B450 = 65/35 - CT5: R660/B450 = 70/30 - CT6: R660/B450 = 80/20
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến chỉ số SPAD và diện tích lá của cây xà lách cuộn (sau 30 ngày trồng)
Công
thức Bộ đèn Chỉ số SPAD Diện tích lá (cm2)
CT1 Ánh sáng tự nhiên 14,41bc 1368,5d
CT2 R660/B450/G550 = 32/35/33 14,32bcd 1357,0d CT3 R660/B450/G550 = 57/17/26 13,35d 1789,4c
CT4 R660/B450 = 65/35 13,52cd 1903,0c
CT5 R660/B450 = 70/30 15,14b 2366,0b
CT6 R660/B450 = 80/20 20,66a 2657,5a
CV% 3,79 7,68
LSD0,05 1,05 266,49
Ghi chú: Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.
Hình 4.3. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến hình thái cây xà lách cuộn (sau 25 ngày trồng)
Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy chỉ số SPAD của cây xà lách cuộn không có sự khác biệt rõ rệt khi trồng dưới ánh sáng tự nhiên và các bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33), ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26), R660/B450 = 65/35, chúng dao động từ 13,35 đến 14,41. Ở 2 bộ đèn LED R660/B450
= 70/30 và R660/B450 = 80/20 chỉ số SPAD lại có sự nhảy bậc rõ ràng. Trong đó, ở bộ đèn LED R660/B450 = 80/20 chỉ số SPAD của cây xà lách cuộn cao nhất và cao hơn 1,4 lần so với ánh sáng tự nhiên.
Diện tích lá (cm2) của cây xà lách cuộn khi trồng dưới bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) là thấp nhất so với các bộ đèn LED khác và chúng không có sự sai khác khi trồng dưới ánh sáng tự nhiên. Ở các bộ đèn LEDánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26), LED R660/B450 = 65/35, R660/B450
= 70/30 và R660/B450 = 80/20 thì diện tích lá của cây xà lách cuộn trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh tăng dần lên trông thấy. Chúng lần lượt hơn 1,3; 1,4;
1,7 và 1,9 lần so với diện tích lá của cây xà lách cuộn trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh dưới ánh sáng tự nhiên.
Ngoài ra, với diện tích lá lớn và số lá nhiều nhất ở bộ đèn LED R660/B450 = 80/20 các cây xà lách cuộn trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh có xu hướng cuộn chặt các lá lại với nhau hơn khi trồng dưới ánh sáng tự nhiên và các bộ đèn LED khác (Hình 4.3).
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến năng suất xà lách cuộn (sau 30 ngày trồng)
Công
thức Bộ đèn
Khối lượng cây trung bình
(g/cây)
Năng suất lý thuyết (g/m2)
Năng suất thực tế
(g/m2)
CT1 Ánh sáng tự nhiên 9,18d 480,39 428,10c
CT2 R660/B450/G550 = 32/35/33 7,77f 388,67 330,60d CT3 R660/B450/G550 = 57/17/26 8,46e 422,83 361,35d
CT4 R660/B450 = 65/35 9,95c 497,33 478,25c
CT5 R660/B450 = 70/30 12,82b 641,00 557,40b
CT6 R660/B450 = 80/20 20,01a 1000,33 927,00a
CV% 3,26 - 6,12
LSD0,05 0,67 - 57,17
Ghi chú: Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.
Qua bảng 4.4 chúng ta có thể nhận thấy khối lượng cây xà lách cuộn trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh tăng lần lượt ở các bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33), ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26), LED
R660/B450 = 65/35, R660/B450 = 70/30 và R660/B450 = 80/20. Trong đó, khi so sánh khối lượng của cây xà lách cuộn trồng dưới ánh sáng tự nhiên với các bộ đèn LED khác nhau thì ở bộ đèn LEDánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) thấp hơn so với trồng dưới ánh sáng tự nhiên. Ở bộ LED R660/B450 = 65/35 và ánh sáng tự nhiên cho khối lượng của cây gần bằng nhau. Khối lượng cây ở bộ đèn LEDR660/B450 = 70/30 cao hơn 1,4 lần còn khối lượng cây ở bộ đèn LED R660/B450 = 80/20 cao hơn 2,2 lần so trồng dưới ánh sáng tự nhiên
Từ việc khối lượng cây ở bộ đèn LED R660/B450 = 80/20 cao nhất so với các bộ đèn LED khác và ánh sáng tự nhiên. Năng suất thực tế của chúng thu được trên một mét vuông đất cũng cao nhất và cao hơn 2,2 lần so với năng suất thực tế thu được khi trồng dưới ánh sáng tự nhiên.
Như vậy, dựa vào các kết quả trên có thể thấy xà lách cuộn trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh khi được chiếu sáng bằng đèn LED có tỷ lệ ánh sáng R660/B450 = 80/20 cho các chỉ tiêu số lá, chỉ số SPAD, diện tích lá và năng suất cao nhất so với trồng dưới các bộ đèn LED khác và ánh sáng tự nhiên.
CT1 (Ánh sáng tự nhiên) CT2 (R660/B450/G550 =32/35/33) CT3 (R660/B450/G550 = 57/17/26)
CT4 (R660/B450 = 65/35) CT5 (R660/B450= 70/30) CT6 (R660/B450 = 80/20)
Hình 4.4. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến năng suất xà lách cuộn (sau 30 ngày trồng)
11,83
18,99 20,74 21,29
20,00 19,69
0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Chiều cao cây (cm)
4.1.1.3. Ảnh hưởng củachất lượng ánh sáng đèn LED đến cây xà lách tím Qua biểu đồ 4.5 cho thấy chiều cao cây của cây xà lách tím sau 30 ngày trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh không có sự sai khác đáng kể khi sử dụng các bộ LED khác nhau, chúng dao động trong khoảng từ 18,99 đến 21,29 cm. Tuy nhiên, chiều cao cây xà lách tím khi trồng dưới ánh sáng của các bộ đèn LED khác nhau lại vượt trội hơn hẳn so với ánh sáng tự nhiên, chúng chênh nhau 1,6 đến 1,8 lần.
Số lá của cây xà lách tím ở 3bộ đèn LED R660/B450 = 65/35, R660/B450 = 70/30 và R660/B450 = 80/20 đạt cao nhất so với 2 bộ đèn LED còn lại và ánh sáng tự nhiên. Chúng cao hơn từ 1,2 -1,3 lần so với trồng dưới bộ đèn LED ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26) và ánh sáng tự nhiên. Còn ở bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) cho số lá cây thấp nhất, thấp hơn 1,4 lần so với ánh sáng tự nhiên.
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến chiều cao cây xà lách tím (sau 30 ngày trồng)
Ghi chú: - CT1 (ĐC): Ánh sáng tự nhiên
- CT2: Ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) - CT3: Ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26)
- CT4: R660/B450 = 65/35 - CT5: R660/B450 = 70/30 - CT6: R660/B450 = 80/20
Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến số lá/cây xà lách tím (sau 30 ngày trồng)
Ghi chú: - CT1 (ĐC): Ánh sáng tự nhiên
- CT2: Ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) - CT3: Ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26)
- CT4: R660/B450 = 65/35 - CT5: R660/B450 = 70/30 - CT6: R660/B450 = 80/20
Bên cạnh đó, khi nhìn vào hình 4.5 có thể nhận thấy chiều cao cây của cây xà lách tím trồng bằng phương pháo thủy canh tĩnhdưới các bộ đèn LED khác nhau mà không có sự sai khác rõ rệt là do ở hai bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) và ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26) xuất hiện hiện tượng kéo dài phần thân. Tại các bộ đèn LED R660/B450 = 65/35, R660/B450 = 70/30 và R660/B450 = 80/20 thì chủ yếu là do phần lá dài hơn.
Hình 4.5 Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến hình thái cây xà lách tím (sau 30 ngày trồng)
5,83
4,26
5,55
6,89 7,17 7,19
0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Số lá trung bình/cây
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến chỉ số SPAD và diện tích lá của cây xà lách tím (sau 30 ngày trồng)
Công
thức Bộ đèn Chỉ số SPAD Diện tích lá (cm2)
CT1 Ánh sáng tự nhiên 9,25c 638,5c
CT2 R660/B450/G550 = 32/35/33 7,23d 367,37d
CT3 R660/B450/G550 = 57/17/26 9,89c 616,15c
CT4 R660/B450 = 65/35 12,57b 1022,09b
CT5 R660/B450 = 70/30 14,28a 1153,85ab
CT6 R660/B450 = 80/20 15,00a 1230,28a
CV% 4,19 10,99
LSD0,05 0,86 167,60
Ghi chú: Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.
Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy chỉ số SPAD của cây xà lách tím trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh ở bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) thấp hơn 1,3 lần so với ánh sáng tự nhiên. Ở bộ đèn LED ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26) chỉ số SPAD không có sự sai khác rõ rệt so với ánh sáng tự nhiên. Tiếp theo chỉ số SPAD tăng lên 1,4 lần ở bộ đèn LED R660/B450 = 65/35 so với ánh sáng tự nhiên. Hai bộ đèn LED R660/B450 = 70/30, R660/B450 = 80/20 cho chỉ số SPAD cao nhất, chúng gần bằng nhau và cao hơn 1,5 đến 1,6 lần so với ánh sáng tự nhiên.
Diện tích lá (cm2) của cây xà lách tím trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh ở bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) thấp hơn 1,7 lần so với ánh sáng tự nhiên. Ở bộ đèn LED ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26) diện tích lá không có sự sai khác rõ rệt so với ánh sáng tự nhiên. Tiếp theo diện tích lá tăng lên 1,6 lần ở bộ đèn LED R660/B450 = 65/35 so với ánh sáng tự nhiên.
Hai bộ đèn LED R660/B450 = 70/30, R660/B450 = 80/20 cho chỉ số SPAD cao nhất, chúng gần bằng nhau và cao hơn 1,8 đến 1,9 lần so với ánh sáng tự nhiên.
Bên cạnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy độ xoăn và chiều dày của lá cây xà lách tím trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh tăng lên khi chỉ số SPAD tăng qua hình 4.5.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đèn LED đến năng suất xà lách tím (sau 30 ngày trồng)
Công
thức Bộ đèn
Khối lượng cây trung bình
(g/cây)
Năng suất lý thuyết (g/m2)
Năng suất thực tế
(g/m2)
CT1 Ánh sáng tự nhiên 8,34c 417,22 327,75c
CT2 R660/B450/G550 = 32/35/33 4,45d 222,33 187,65d CT3 R660/B450/G550 = 57/17/26 5,20d 259,83 207,45d
CT4 R660/B450 = 65/35 22,73b 1136,39 989,55b
CT5 R660/B450 = 70/30 24,00ab 1200,00 1073,55a
CT6 R660/B450 = 80/20 24,92a 1246,22 1078,35a
CV% 6,34 - 2,87
LSD0,05 1,72 - 33,67
Ghi chú: Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm Sas.
Qua bảng 4.6 ta thấy chỉ tiêu khối lượngcủa cây xà lách tím trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh cũng có điểm tương tự như các chỉ tiêu số lá, chỉ số SPAD và diện tích lá. Ở 2 bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) và ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26) cho khối lượng cây thấp nhất và thấp hơn từ 1,6 đến 1,9 lần so với ánh sáng tự nhiên. Tiếp theo khối lượng cây tăng lên 2,7 lần ở bộ đèn LED R660/B450 = 65/35 so với ánh sáng tự nhiên. Hai bộ đèn LED R660/B450 = 70/30, R660/B450 = 80/20 cho khối lượng cây cao nhất, chúng gần bằng nhau và cao hơn 2,9 đến 3,0 lần so với ánh sáng tự nhiên.
Điều này dẫn đến năng suất thực tế g/m2 của cây xà lách tím trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh ở 2 bộ đèn LED ánh sáng trắng (R660/B450/G550 = 32/35/33) và ánh sáng vàng (R660/B450/G550 = 57/17/26) thấp nhất. Tại hai bộ đèn LED R660/B450 = 70/30, R660/B450 = 80/20 cho năng suất thực tế cao nhất, so với ánh sáng tự nhiên chúng cao hơn trong khoảng 3,2 đến 3,3 lần. Tuy nhiên ở bộ đèn LEDR660/B450 = 80/20 vẫn nhỉnh hơn một chút.
Như vậy, dựa vào các kết quả trên có thể thấy xà lách tím trồng bằng phương pháp thủy canh tĩnh khi được chiếu sáng bằng đèn LED có tỷ lệ ánh sáng R660/B450 = 80/20 cho các chỉ tiêu số lá, chỉ số SPAD, diện tích lá và năng suất cao nhất so với trồng dưới các bộ đèn LED khác và ánh sáng tự nhiên.