Đặc điểm sinh trưởng ở lợn

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 28 - 31)

2.1. Cơ sở khoa học về sinh sản, sinh trưởng của lợn

2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng ở lợn

2.1.3.1. Cơ sở sinh lý sinh trưởng của lợn

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do cơ thể thực hiện sự đồng hóa và dị hóa. Đó là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang và khối lượng các bộ phận của toàn bộ cơ thể vật nuôi, trên cơ sở đặc tính di truyền sẵn có. Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu cơ sở sinh lý từ sự sinh trưởng, từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình sinh trưởng của con vật.

Quy luật sinh trưởng được chia làm 2 giai đoạn.

* Giai đoạn trong thai được chia thành: thời kỳ phôi thai là 1- 22 ngày, thời kỳ tiền phôi thai là 23 – 38 ngày, thời kỳ thai nhi là 39 – 114 ngày. Trong thực tế sản xuất, người ta chia lợn chửa thành 2 thời kỳ: thời kỳ 1: 1 – 84 ngày, thời kỳ 2: 85 ngày đến khi đẻ. Việc chia lợn chửa thành 2 thời kỳ để thuận tiện cho việc chăm sóc quản lý... Trên thực tế lợn chửa kỳ 2 rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ nuôi sống về sau, 3/4 khối lượng sơ sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ 2.

* Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ: được chia làm 4 thời kỳ: thời kỳ bú sữa, thành thục, trưởng thành và già cỗi. Trong thời kỳ bú sữa ở lợn dù tách mẹ sớm ở 21, 28, 35… ngày tuổi chế độ dinh dưỡng cho lợn con vẫn là chế độ bú sữa mẹ.

Thức ăn nhân tạo làm cho lợn con ở giai đoạn này phải phù hợp với khả năng tiêu hóa của lợn con. Có như vậy, sau khi tách mẹ đưa vào nuôi thịt hay nuôi hậu bị, lợn con không có hiện tượng chậm lớn.

2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lợn

Các yếu tố về khả năng sinh trưởng ở lợn hầu hết là tính trạng số lượng và chúng được gọi là tính trạng sản xuất, do đó các tính trạng này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh.

* Ảnh hưởng yếu tố di truyền

Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, khả năng cho thịt là không giống nhau, tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng ở gia súc được thể hiện thông qua hệ số di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối

lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05 – 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn trong thời kỳ nuôi thịt. Các chỉ tiêu tăng khối lượng/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, thu nhận thức ăn/ngày có hệ số di truyền ở mức trung bình (h2 = 0,31) (Clutter and Brascamp., 1998).

Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận đó là: - 0,51 đến - 0,56 (Nguyễn Văn Đức và cs. 2001), – 0,715 (Nguyễn Quế Côi và cs., 1996).

Một số nghiên cứu trên các giống lợn bản địa cũng cho biết khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các giống lợn là khác nhau. Vũ Đình Tôn và cs (2012) cho biết khả năng tăng khối lượng ở giai đoạn 30, 60 và 90 ngày tuổi giữa lợn Bản thuần và lợn Móng Cái lai lợn Bản là khác nhau. Nguyễn Ngọc Phục và cs. (2010) cho biết hầu hết các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn Khùa và lợn Khùa lai với lợn rừng là sai khác có nghĩa thống kê.

Nghiên cứu và nắm vững các quy luật sinh trưởng và phát dục ngay từ khi con vật còn ở trong bào thai cho đến khi được sinh ra và lớn lên, có ý nghĩa trong việc tạo điều kiện thuận lợi để con vật phát huy tốt nhất tiềm năng di truyền vốn có của phẩm giống.

* Ảnh hưởng của dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong số yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi phối sinh trưởng và khả năng cho thịt của gia súc. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tố độ tăng khối lượng. Tốc độ tăng khối lượng, chất lượng thịt cũng thay đổi tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các vitamin với nhau và giữa vitamin với protein và khoáng. Bên cạnh đó việc bổ sung các axit amin giới hạn vào khẩu phần ăn của lợn nuôi thịt đã làm tăng chỉ tiêu tăng khối lượng, đồng thời tiết kiệm được thức ăn. Thực tế cho thấy vật nuôi có khả năng sinh trưởng tốt do khả năng đồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao, do đó thời gian nuôi sẽ được rút ngắn. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cơ thể, tiêu tốn thức ăn có mối quan hệ nghịch với tăng khối lượng, vì thế nâng cao khả năng tăng khối lượng có thể sẽ giảm về chi phí thức ăn.

Phương thức nuôi dưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật. Sự thay đổi thành phần hóa học mô cơ, mô mỡ của lợn chủ yếu sẩy ra trong giai đoạn trước 4 tháng tuổi. Từ cơ sở quy luật sinh trưởng tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể ở lợn, người ta đưa ra các phương thức nuôi dưỡng.

+ Nuôi lấy thịt nạc yêu cầu thời gian nuôi ngắn hơn, khối lượng giết mổ nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt mỡ.

+ Phương thức nuôi lấy thịt mỡ cần thời gian nuôi dài hơn, khối lượng giết mổ lớn hơn.

* Ảnh hưởng của tính biệt và thiến

Tính biệt có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trọng (Nguyễn Văn Đức và cs., 2001). Theo Campell et al. (1985), lợn cái, lợn đực hay đực thiến có tốc độ phát triển và cấu thành của cơ thể khác nhau. Lợn đực có khối lượng nạc cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Evan et al. (2003) cho biết lợn đực thiến lớn nhanh hơn lợn cái. Thomke et al. (1995) cũng xác nhận là lợn đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 0.5% so với lợn đực thiến trong điều kiện cho ăn tự do và có mối tương tác giữa chế độ ăn hạn chế với tính biệt đối với tính trạng tỷ lệ nạc.

* Ảnh hưởng của mùa vụ và năm

- Khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng thu nhận thức ăn của con vật. Thời tiết quá nóng sẽ làm cho thụ nhận thức ăn giảm xuống. Thời tiết lạnh thì nhu cầu về dinh dưỡng tăng lên do nhu cầu duy trì tăng lên, con vật cần nhu cầu năng lượng cho chống rét. Nếu không điều chỉnh hợp lý khẩu phần ăn cho lợn khi thời tiết thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn.

- Mùa vụ và năm cũng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2003), cho biết tăng khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối lượng, Sakai et al. (1992) cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở nhiệt độ từ 8 – 220C thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng tăng lên. Tuy nhiên, Lefaucgeur et al. (1991) cho biết khi nuôi lợn có cùng khối lượng ở hai điều kiện nhiệt độ khác nhau (120C và 280C) thì nhiệt độ không gây nên sự sai khác rõ rệt đối với các tính trạng tỷ lệ nạc và mỡ.

* Ảnh hưởng của chăm sóc nuôi dưỡng

Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thịt của gia súc. Nuôi nhốt ở mật độ cao sẽ ảnh hưởng đến tăng trọng hàng ngày của lợn, thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện rộng rãi.

Nhiệt độ, độ ẩm, cường độ chiếu sáng đều có tác động nhất định tới khả năng sinh trưởng, tích lũy của lợn thịt, nhiều tác giả cho rằng lợn vỗ béo hướng nạc cần nhiệt độ từ 15 – 200C trong chuồng nuôi. Nhiệt độ chuồng nuôi thấp hoặc cao hơn nhiệt độ giới hạn thích ứng đều là các yếu tố bất lợi đối với sinh trưởng của lợn thịt Trong chăn nuôi lợn thịt người ta thường che tối chuồng lợn trong giai đoạn vỗ béo để hạn chế vận động, điều này cho thấy hiệu quả hởn chỉ tiêu tăng khối lượng cơ thể. Những thay đổi đột ngột về thời tiết, thức ăn lạ, vận chuyển, tiêm, thiến lợn, thay đổi chỗ ở, tách đàn…có ảnh hưởng xấu đến tốc độ sinh trưởng và phẩm chất thịt.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái rừng, móng cái phối với đực rừng và sinh trưởng đời con đến xuất bán tại công ty cổ phần giống chăn nuôi thái bình (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)