II/ Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về XTTM trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam:
2/ Giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về XTT Mở Việt Nam:
2.3/ Ngoài những giải pháp hoàn thiện cụ thể về từng hình thức XTTM, chúng ta
cũng cần đưa ra các giải pháp về hoàn thiện các quy định về kinh doanh dịch vụ XTTM, về các giải pháp hoàn thiện các quy định liên quan đến cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đặc biệt là hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính và vi phạm hình sự trong hoạt động XTTM.
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể kết lại rằng, XTTM không phải là quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà chỉ tạo ra cơ hội cho việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. XTTM là hoạt động thương mại do thương nhân tiến hành với các hình thức phổ biến là khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ, triển lãm thương mại. Thương nhân sử dụng quyền tự do hoạt động XTTM để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế. Quá trình hoạt động XTTM của thương nhân có thể gây ra nhiều tác động, ảnh hưởng đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng, do đó, pháp luật tiếp cận điều chỉnh hoạt động XTTM không chỉ với tính chất là một loại hoạt động thương mại mà còn điều chỉnh hoạtđộng này từ góc độ bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và lợi ích của người tiêu dùng.
Với mục tiêu ghi nhận quyền tự do hoạt động thương mại của thương nhân trong sự bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của thương nhân khác và của người tiêu dùng, pháp luật về XTTM có nội dung chủ yếu quy định về các hình thức XTTM (bao gồm khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ, triển lãm thương mại), quy định về kinh doanh dịch vụ XTTM và quy định về XTTM liên quan đến cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Với tư cách là một bộ phận của pháp luật thương mại, pháp luật điều chỉnh mối quan hệ XTTM trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh. Đây cũng là yêu cầu và mục đích của pháp luật về XTTM.
Đối với Việt Nam, hoạt động XTTM tuy là hoạt động còn mới mẻ nhưng nó cũng đã được Nhà nước, cộng đồng cũng như các doanh nghiệp hết sức quan tâm thông qua việc ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này. Tuy nhiên, mặc dù được ban hành trong những năm gần đây, nhưng thực trang pháp luật và thi hành pháp luật về XTTM bộc lộ khá nhiều vướng mắc, bất cập, nổi bật
là những quy định trùng lặp, chồng chéo về quảng cáo và quảng cáo thương mại; những quy định hạn chế tự do thương mại và thiếu cụ thể về khuyến mại, rườm rà về thủ tục cấp phép, dẫn đến khó áp dụng và tính khả thi thấp.
Mặt khác, pháp luật hiện hành cũng chưa đủ quy định cần thiết để kiểm soát các hoạt động thương mại diễn ra tập trung như hội chợ, triển lãm thương mại, kiểm soát tính trung thực của thương nhân hoạt động khuyến mại. Đồng thời chưa có sự thống nhất với các quy định về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động XTTM. Các quy định về xử lý vi phạm cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn... Tất cả những thiếu sót này là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến gian lận thương mại và tình trạng XTTM khá lộn xộn trong nên kinh tế.
Với một mong muốn có thể tháo gỡ được những vướng mắc, bất cập này, thiết nghĩ pháp luật XTTM cần phải được hoàn thiện theo các định hướng cơ bản như đã trình bày. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về XTTM.
Trong phạm vi bài nghiên cứu, chưa thể đi sâu nghiên cứu cũng như đưa ra đầy đủ những bình luận, đánh giá giải pháp chi tiết nhất, cụ thể nhất mà vẫn còn một số vấn đề liên quan vẫn chưa có điều kiện để giải quyết một cách triệt để. Để thực hiện được điều này, cần có thời gian kiểm nghiệm thực tế đối với các quy định pháp luật cũng như cần có nhiều tâm huyết nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong điều chỉnh pháp luật Việt Nam về XTTM. Từ đó, góp phần tạo hành lang pháp lý vững chắc nhất cho các hoạt động XTTM, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Nhà nước, cho các thương nhân và cả cho người tiêu dùng.