Tác hại của nhện đỏ nâu hại chè tại vùng chè Ba Vì, Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái nhện đỏ nâu hại chè (oligonnychus coffeae nietner) và biện pháp phòng trừ tại ba vì hà nội (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần nhện nhỏ hại chè và tác hại của loài nhện đỏ nâu

3.1.2. Tác hại của nhện đỏ nâu hại chè tại vùng chè Ba Vì, Hà Nội

Qua kết quả điều tra thành phần nhện nhỏ hại chè tại Ba Vì cho thấy mặc dù có sự phát sinh gây hại của 2 loài nhện trên vườn chè tại Ba Vì nhưng mức độ gây hại của chúng hoàn toàn khác nhau. Đi sâu đánh giá mức độ tác

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 50 hại của hai loài nhện này cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của loài nhện đỏ nâu tại đây.

Bảng 3.2. Mức độ gây hại của hai loài nhện nhỏ trên chè tại Ba Vì – Hà Nội (11/2010 -6/2011)

Mức độ phổ biến Mật độ (con/lá) Kỳ điều

tra Nhện đỏ nâu Nhện sọc trắng Nhện đỏ nâu Nhện sọc trắng

11/ 2010 ++ + 0,9 ± 0,42 0,2 ± 0,07

01/ 2011 ++ + 1,1 ± 0,38 0,2 ± 0,09

03/ 2011 +++ + 1,3 ± 0,31 0,2 ± 0,10

05/ 2011 +++ + 3,0 ± 0,79 0,2 ± 0,08

06/2011 +++ + 7,3 ±0,78 1,4 ± 0,07

Ghi chú: + < 25% số cây có nhện (ít phổ biến) ++ > 25 đến 50% cây có nhện (phổ biến) +++ > 50% cây có nhện (rất phổ biến)

Kết quả bảng 3.2 cho thấy ở tất cả các kỳ điều tra đều thấy sự xuất hiện của nhện đỏ nâu với tần suất bắt gặp rất cao trên 50%. Trong khi đó nhện sọc trắng cũng xuất hiện ở tất cả các kỳ điều tra nhưng tần suất xuất hiện rất thấp, dưới 25%. Cùng với tần suất xuất hiện cao, loài nhện đỏ nâu cũng có mật độ trên lá luôn cao hơn mật độ của loài nhện sọc trắng, đặc biệt trong kỳ cao điểm gây hại của loài nhện này vào tháng 6 với mật độ lên tới 7,3 con/lá.

Trong khi đó loài nhện sọc trắng cũng chỉ có mật độ cao nhất là 1,4 con/lá.

Như vậy có thể nói rằng loài nhện đỏ nâu là loài gây hại có ý nghĩa kinh tế nhất tại vùng chè Ba Vì. Kết quả điều tra phỏng vấn trực tiếp người nông dân tại các xã trồng chè trọng điểm đã khẳng định rõ nhận xét này

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 51

Hình 3.2, 3.3. Triệu trứng gây hại của nhện đỏ gây hại trên vườn chè (7/2011) Nguồn : Nguyễn Thị Bích Thủy

Vết nhện đỏ gây hại trên lá Vết nhện đỏ gây hại trên lá

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 52 3.1.2.2. Mức độ gây hại của nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae N.) trên một số giống chè chủ yếu tại Ba Vì.

Trên địa bàn huyện Ba Vì chủ yếu là trồng giống Trung du, tiếp đến là giống PH1, còn các giống khác như Ôlong, Phúc Vân Tiên…. chỉ được trồng rải rác với diện tích nhỏ. Hai giống Trung du và PH1 đã được nhiều tác giả như Nguyễn Văn Đĩnh, Nguyễn Văn Thiệp, Nguyễn Thái Thắng, Đoàn Hùng Tiến… đánh giá là thuộc nhóm giống có mức nhiễm nhện cao. Điều này càng khẳng định vai trò của loài nhện đỏ nâu tại đây. Kết quả điều tra mức độ gây hại của nhện đỏ nâu trên hai giống chè chính là Trung du và PH1 được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Mật độ nhện đỏ nâu trên hai giống chè Trung du và PH1 tại Ba Vì. (11/2010 -6/2011)

Mật độ nhện (con/lá) Kỳ điều tra

Giống trung du Giống PH1

11/ 2010 1,8 ± 0,12 2,1 ± 0,17

01/ 2011 2,1 ± 0,13 2,2 ± 0,18

3/ 2011 2,5 ± 0,18 2,7 ± 0,20

5/ 2011 5,3 ± 0,58 6,1 ± 0,81

6/ 2011 7,9 ± 0,56 8,5 ± 0,64

Đúng với nhận định của các tác giả trước đây, kết quả điều tra tại vùng chè Ba Vì cũng cho thấy mức độ gây hại của nhện đỏ nâu trên 2 giống chè này đều khá cao, đặc biệt trong kỳ điều tra tháng 5/2011 trên cả 2 giống mật độ nhện lên đến 5,3 và 6,1 con/ lá. Ở mật độ này đã bắt đầu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chè búp và bắt đầu phải áp dụng các biện pháp phòng trừ. Cả hai giống này đều thuộc nhóm giống nhiễm nhện nặng, trong đó theo

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 53 các kết quản nghiên cứu trước đây thì giống Trung du thường có mức nhiễm cao hơn so với giống PH1. Tuy nhiên kết quả điều tra tại Ba Vì thì ngược lại, ở tất cả các kỳ điều tra trên giống PH1 mật độ nhện hại thường cao hơn so với giống Trung du.

Với trên 90% tổng diện tích trồng chè trong toàn huyện Ba Vì là sử dụng hai giống Trung du và PH1 thì nhện đỏ nâu thực sự là một tác nhân gây hại vô cùng quan trọng cho sản xuất chè tại đây. Chính vì vậy cần thiết phải quan tâm nghiên cứu và tìm các biện pháp thích hợp nhất để có thể phòng trừ một cách có hiệu quả đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn với môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái nhện đỏ nâu hại chè (oligonnychus coffeae nietner) và biện pháp phòng trừ tại ba vì hà nội (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)