CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Qui luật phát sinh gây hại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae N. trên chè tại Ba Vì
Quá trình sinh trưởng phát dục và gây hại của các loài sâu, nhện hại nói chung và nhện đỏ nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn vào các điều kiện sinh thái, khí hậu cũng như là điều kiện về nguồn dinh dưỡng. Do vậy mà ở mỗi vùng sinh thái khác nhau, mỗi hệ thống canh tác khác nhau thì qui luật diễn biến của chúng cũng có những sự khác biệt nhất định. Hiểu được qui luật này trong một điều kiện cụ thể sẽ giúp cho việc lựa chọn các biện pháp riêng lẻ hoặc các nhóm biện pháp phòng trừ một cách khoa học và hợp lý để công tác phòng trừ sâu, nhện hại tại đó đạt được hiệu quả cao hơn.
Kết quả theo dõi diễn biến mật độ quần thể nhện đỏ nâu hại chè tại Ba Vì được trình bày trong bảng 3.11. Qua đây cho thấy mật độ nhện tăng dần từ tháng 10/ 2010 đến tháng 6/ 2011 tuy nhiên mức độ tăng khác nhau rõ rệt.
trong giai đoạn tháng 10 đến tháng 3/2011 mật độ nhện thấp và biến động không đáng kể. Các nghiên cứu trước đây của các tác giả như Nguyễn Văn Đĩnh, Nguyễn Văn Thiệp, Nguyễn Thái Thắng nhìn chung đều nhận định mật độ nhện thấp (phần lớn là dưới 1 con/lá) ở giai đoạn từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau và bắt đầu tăng vào tháng 3.
Mật độ chỉ bắt đầu tăng từ tháng 4 nhưng cũng chưa cao lắm, chỉ đạt trung bình 2,2 con/lá và tỷ lệ hại tăng lên trên 30%. Nguyên nhân có thể là do đầu năm 2011 thời tiết tại Ba Vì có nhiệt độ khá thấp cộng với mưa phùn kéo dài đến giữa tháng 4, mỗi tháng chỉ xen kẽ khoảng 3 – 5 ngày không mưa nhưng nhiệt độ vẫn thấp dẫn đến cây chè sinh trưởng chậm hơn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 73 Bảng 3.11. Qui luật diễn biến nhện đỏ nâu hại chè trên giống chè Trung
du tại Ba Vì – Hà Nội (2010 – 2011)
Tháng Mật độ nhện (con/lá) Tỷ lệ lá bị hại (%)
1 1,4 15,2
2 1,6 15,8
3 1,6 16,4
4 2,2 19,3
5 3,5 31,5
6 7,6 37,3
7 8,3 45,9
8 5,3 41,3
9 4,2 29,8
10 1,2 21,5
11 1,3 21,1
12 1,4 22,7
Sang đến tháng 5 nhiệt độ mới bắt đầu tăng cùng với những cơn mưa rào nhẹ, lúc này cây chè mới sinh trưởng nhanh và mạnh cộng thêm việc người trồng chè tăng cường bón đạm để thúc cho cây chè sinh trưởng nhanh hơn dẫn đến nguồn thức ăn cho nhện tăng mạnh. Đồng thời nhiệt độ tăng là điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và rút ngắn thời gian các pha phát dục của nhện đỏ nên chúng tăng nhanh về số lượng, mật độ nhện lúc này đạt 3,5 con/lá và tỷ lệ lá bị hại cũng tăng lên 31,5%. Đây là giai đoạn cây chè đang tiếp tục hoàn thiện và tích lũy các lá chừa tạo ra nguồn dinh dưỡng rất phù hợp cho nhện đỏ nâu. Tác hại của chúng lên các lá chừa này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cây chè ở các giai đoạn sau.
Chúng có thể gây rối loạn các hoạt động sinh lý của cây, làm ảnh hưởng trực
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 74 tiếp đến các quá trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước của lá chè… từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng búp chè ở các lứa hái sau.
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
tháng
0C, con/lá
0 100 200 300 400 500 600 mm
Mật độ nhện (con/lá) nhiệt độ lượng mưa
Hình 3.10. Diễn biến mật độ quần thể nhện đỏ nâu hại chè trong điều kiện tự nhiên, sinh thái của huyện Ba Vì.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 75 Diễn biến tỷ lệ lá chè bị hại tại Ba Vì
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Tỷ lệ lá bị hại
Tỷ lệ lá bị hại
Hình 3.11. Diễn biến tỷ lệ lá chè bị hại do nhện đỏ nâu gây ra trong năm Sang đến tháng 6, khi nhiệt độ tăng, điều kiện ẩm độ trong khoảng 80 – 85% rất thích hợp cho nhện đỏ nâu phát sinh phát triển đồng thời sau một thời gian tích lũy quần thể khá dài nên lúc này mật độ nhện tăng đột biến, lên đến 7,6 con/lá, tỷ lệ lá bị hại là 37,3%, cá biệt có những lá mật độ lên đến 10 – 13 con. Đặc biệt trong giai đoạn này trên 1 lá chè số lượng nhện tiền trưởng thành 1, 2 chiếm đa số, nếu không kịp thời phát hiện và phun thuốc phòng trừ, đặc biệt là ở các vườn chè ít được chăm sóc thì rất dễ xảy ra hiện tượng cháy nhện. Tuy nhiên trong tháng 6 cũng có những đợt mưa rào khá mạnh dẫn đến sức tăng mật độ quần thể cũng bị ảnh hưởng do có một số lượng nhện nhất định bị rửa trôi theo mưa.
Đến đoạn cuối tháng 6 đầu tháng 7 lượng mưa giảm dần dẫn đến nhện đỏ có điều kiện sinh sôi nảy nở và tiếp tục tăng về số lượng. Đến tháng 7 mật
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 76 độ nhện đạt cao nhất, lên đến 8,3 con/lá và tỷ lệ lá bị hại cũng tăng cao, lên mức 45,9%. Cá biệt có những lá điều tra thấy có đến 20 – 25 con nhện gồm tất cả các pha phát dục của nhện, quan sát dưới kính lúp 10X có thể nhìn thấy có rất nhiều trứng nhện nằm rải khắp bề mặt lá, một số nhện tiền trưởng thành 2, 3 cũng di chuyển xuống mặt dưới lá do mật độ nhện ở mặt trên lá quá cao.
Vào thời điểm này quan sát toàn bộ vườn chè có thể dễ dàng nhận ra các cây chè có lá biến màu đồng, các lá chừa bị hại không phát triển bình thường mà bị biến dạng nhỏ lại đồng thời lá dày hơn và mất màu xanh bóng, trên bề mặt lá có lớp xác lột màu trắng nằm rải khắp như một lớp bụi. Nhiều cây còn phát hiện thấy nhện đã di chuyển lên hại cả các lá ở phần búp non.
Các nghiên cứu trước đây của các tác giả như Nguyễn Văn Đĩnh (1994), Nguyễn Văn Thiệp (1994), Nguyễn Thái Thắng (2000) chỉ ra rằng nhện đỏ nâu hại chè thường có cao điểm gây hại chính vào tháng 5 - 6 và có thể có cao điểm phụ vào tháng 10 – 11. Tuy nhiên theo kết quả điều tra theo dõi của chúng tôi trong thời gian nghiên cứu cho thấy cao điểm gây hại của nhện đỏ nâu tại vùng chè Ba Vì là vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 với mật độ nhện hại trên lá và tỷ lệ lá bị hại đạt cao nhất vào tháng 7. Điều này có thể lý giải là, mỗi vùng sinh thái có điều kiện thời tiết khác nhau, năm 2010-2011 có vụ Đông kéo dài và rét đậm. Hầu hết thời vụ của nhiều loại cây trồng đã chậm so với các năm trước từ 20 ngày cho đến 1 tháng. Cây chè cũng không nằm ngoại lệ do đó đã ảnh hưởng đến phát sinh phát triển của nhện hại chè.
Cuối tháng 7, đầu tháng 8 có những trận mưa rào lớn, có đợt mưa rào kéo dài đến 3 ngày đã rửa trôi đi một số lượng lớn nhện trên bề mặt lá. Do đó khi điều tra đã thấy mật độ nhện đã bắt đầu giảm nhanh. Ngay cả trên những lá đã biến màu đồng với các vết nhện châm dày đặc và lớp xác lột vẫn còn bám trắng thì cũng chỉ thấy còn lại 5 – 6 con/ lá. Mặc dù vậy mật độ nhện
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 77 trung bình cũng còn khá cao với 5,3 con/lá và 41,3% lá chè bị hại. Sang đến tháng 9 mật độ nhện tiếp tục giảm nhưng giảm chậm ở các kỳ điều tra vào đầu tháng, ở hai kỳ điều tra cuối tháng mật độ đã giảm đáng kể, lá có mật độ nhện cao nhất cũng chỉ 5 con, còn phần lớn chỉ có 3 – 4 con. Điều này cho thấy khả năng sang các tháng cuối năm, khi nhiệt độ tiếp tục giảm đồng thời xuất hiện sương đêm lạnh, mật độ nhện cũng sẽ tiếp tục giảm do khả năng sinh trưởng cũng như thời gian các pha phát dục kéo dài.
Qua kết quả trên có thể bước đầu nhận định sự phát sinh gây hại của nhện đỏ trên chè ở Ba Vì diễn ra quanh năm, trong đó năm 2011 cao điểm nhất là tháng 6 và tháng 7 sau đó giảm dần về các tháng cuối năm, giảm mạnh từ cuối tháng 9. Trên thực tế điều tra thì năm 2011 hầu hết các hộ nông dân trồng chè cũng tập trung phòng trừ nhện đỏ trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8. Bên cạnh đó qua phỏng vấn trực tiếp các hộ về kinh nghiệm phòng trừ nhện đỏ từ các năm trước cho thấy tại Ba Vì hàng năm cũng thường phải tập trung phòng trừ nhện đỏ mạnh nhất vào tháng 5 đến tháng 8, có năm phải phòng trừ một đợt vào cuối tháng 11, đầu tháng 12.
3.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của nhện đỏ nâu hại chè tại Ba Vì – Hà Nội
3.4.2.1. Ảnh hưởng của tuổi chè
Nhện đỏ nâu cũng giống như các đối tượng gây hại khác chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các điều kiện ngoại cảnh hay nói cách khác mức độ phát sinh gây hại của chúng phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện ngoại cảnh có liên quan như giống, tuổi cây, điều kiện canh tác… Chính vì vậy mà cùng một đối tượng cây trồng nhưng ở các vùng sinh thái khác nhau với điều kiện sinh thái, cơ cấu giống, trình độ thâm canh, các biện pháp kỹ thuật được sử dụng khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến sự phát sinh gây hại của nhện đỏ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 78 nâu. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá mức độ gây hại của nhện đỏ nâu trong điều kiện cụ thể của vùng chè Ba Vì.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tuổi chè đến sự phát sinh gây hại của nhện đỏ nâu trên giống chè Trung du tại Ba Vì (11/2010 – 6/2011)
Mật độ nhện trên các tuổi chè (con/lá) Kỳ điều tra
Chè 5-7 tuổi Chè 7-10 tuổi Chè >10 tuổi
11/ 2010 1,0 ± 0,07 1,7 ± 0,14 2,1 ± 0,17
01/ 2011 1,2 ± 0,07 1,9 ± 0,15 2,2 ± 0,18
3/ 2011 1,4 ± 0,08 2,3 ± 0,23 3,5 ± 0,44
5/ 2011 1,7 ± 0,12 3,0 ± 0,32 5,9 ± 0,81
Cây chè là cây trồng lâu năm, hàng năm sau khi hái búp non lại để lại một lượng lá chừa nhất định trong khi nhện đỏ nâu phần lớn hại trên lá bánh tẻ và lá già. Do đó nguồn dinh dưỡng của nhện đỏ nâu hầu như không bị cắt đứt và chúng có điều kiện sinh trưởng phát triển liên tục trong năm và hàng năm. Chính vì vậy mức độ gây hại của nhện đỏ nâu cũng khác nhau ở các vườn chè có độ tuổi khác nhau.
Qua điều tra cho thấy tuổi chè càng cao thì mức độ gây hại của nhện đỏ nâu có xu hướng tăng dần. Đặc biệt các đồi chè từ 10 tuổi trở lên với bộ tán rộng, tầng lá dày thì mật độ nhện hại rất cao, trung bình 5,9 con/lá, cá biệt có những lá mật độ nhện thậm chí lên đến trên 30 con/ lá với đầy đủ các pha phát dục của nhện trên cùng 1 lá. Ngược lại ở các đồi chè mới bước vào giai đoạn kinh doanh thì mật độ nhện thấp hơn, cao nhất cũng chỉ có khoảng 5 đến 6 con/lá, trung bình 1,7 con/lá.
3.4.2.2. Ảnh hưởng của cây che bóng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 79 Các kết quả nghiên cứu trước đây về nhện đỏ nâu hại chè đều cho thấy mối quan hệ giữa cây che bóng cho chè và mức độ gây hại của nhện đỏ nâu.
Việc trồng cây che bóng hợp lý còn là một trong những biện pháp khá quan trọng trong phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè, đặc biệt trong chương trình phòng trừ tổng hợp IPM.
Kết quả theo dõi trên địa bàn huyện Ba Vì cho thấy trên các vườn chè hầu như đều có trồng cây che bóng nhưng người trồng chè chưa hiểu hết tầm quan trọng của cây che bóng trên vườn chè nên chưa chú trọng đến việc lựa chọn loại cây che bóng cũng như bố trí mật độ cây che bóng thích hợp. Phần lớn các vườn chè ở đây được trồng cây che bóng với mục đích là tận dụng đất đai và tăng thêm thu nhập. Do đó mật độ cây che bóng được bố trí tùy theo điều kiện từng hộ gia đình, trong đó phần lớn là chưa mang tính khoa học, không đúng theo qui trình trồng chè, có nơi mật độ quá cao, có nơi mật độ quá thưa, thậm chí có một số ít hộ còn không trồng cây che bóng.
Kết quả điều tra cho thấy trong điều kiện mật độ cây che bóng khác nhau thì mức độ gây hại của nhện đỏ nâu cũng khác nhau, thể hiện ở mật độ nhện hại trên lá trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của cây che bóng đến sự phát sinh gây hại của nhện đỏ nâu trên giống chè Trung du tại Ba Vì, (11/2010 – 6/2011)
Mật độ nhện (con/lá) Kỳ điều tra
Che bóng hợp lý Che bóng thưa Che bóng dày
11/ 2010 2,4 ± 0,1 3,0 ± 0,2 2,0 ± 0,2
01/ 2011 3,9 ± 0,2 4,9 ± 0,3 3,1 ± 0,3
3/ 2011 4,2 ± 0,3 6,9 ± 0,4 3,5 ± 0,2
5/ 2011 5,7 ± 0,3 8,2 ± 0,4 4,0 ± 0,4
Ghi chú:Che bóng thưa: mật độ cây che bóng 0 – 200 cây/ha
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 80
Che bóng hợp lý: mật độ cây che bóng 200 – 300 cây/ha Che bóng dày: mật độ cây che bóng > 300 cây/ha
Với kết quả điều tra này một lần nữa khẳng định vai trò của cây che bóng trong việc hạn chế mức độ gây hại của nhện đỏ nâu. Ở các vườn chè có cây che bóng hợp lý, cụ thể mật độ cây che bóng khoảng 250 cây/ha thì mật độ nhện đỏ nâu giảm đi đáng kể, đặc biệt những vườn chè có trồng cây che bóng quá dày để tăng khả năng khai thác đất thì mặc dù mật độ nhện đỏ nâu giảm rõ rệt nhưng kéo theo đó là việc giảm đáng kể khả năng sinh trưởng của cây chè đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi cũng như là bệnh phồng lá chè phát sinh gây hại nặng dẫn đến năng suất, chất lượng giảm.
Mặc dù vai trò của cây che bóng đối với nhện đỏ nâu hại chè đã được nhiều công trình quan tâm nghiên cứu và khẳng định khả năng hạn chế tác hại của nhện đỏ nâu hại chè của cây che bóng. Tuy nhiên trong thời gian nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng chính các cây che bóng trên vườn chè lại có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho nhện đỏ nâu cư trú trong các điều kiện bất thuận. Kết quả ở bảng 3.14 có thể phần nào thể hiện điều này.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của cây che bóng đến sự phân bố nhện trên vườn chè theo các vụ chè trong năm trên giống chè Trung du tại Ba Vì (2011)
Tỷ lệ lá bị hại (%) Mật độ nhện (con/ lá) Kỳ điều tra
Trong tán Ngoài tán Trong tán Ngoài tán Chè vụ xuân
(3/ 2011)
21,7 ± 1,8 15,3 ± 1,4 2,5 ± 1,4 ±
TStat (0,05)
TCritical
2,76 2,05
- 4,15 2,09
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 81 Chè vụ hè thu
(6/ 2011)
19,3 ± 0,1 34,3 ± 0,1 2,6 ± 0,1 5,8 ± 0,2 TStat (0,05)
TCritical
6,31 2,06
-13,39 2,07
Thực tế điều tra cho thấy trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp thì trong tán cây che bóng lại có tỷ lệ lá bị hại và mật độ nhện trên lá cao hơn so với ở những điểm ngoài tán cây. Tỷ lệ lá bị hại và mật độ nhện hại ở trong tán cây là 21,7% và 2,5 con/lá trong khi các chỉ tiêu này ở ngoài tán cây là 15,3%
và 1,4 con/lá. Mặt khác trong quá trình điều tra chúng tôi cũng nhận thấy có thể bắt gặp sự xuất hiện của nhện đỏ nâu ở hầu hết các cây chè nằm trong tán cây che bóng. Điều này có thể là do trong tán cây che bóng có điều kiện vi khí hậu thích hợp hơn cho nhện đỏ nâu do giảm được tác động của các đợt gió và sương lạnh so với ở ngoài tán cây.
Sang đến các tháng mùa hè khi nhiệt độ và ẩm độ tăng lên thì số nhện đỏ nâu còn tồn tại bên ngoài tán cây lại có điều kiện thích hợp hơn nên chúng sinh sôi nảy nở và tăng nhanh về số lượng dẫn đến tỷ lệ lá bị hại tăng lên mức 34,3% và mật độ nhện lên đến 5,8 con/lá. Ngược lại lúc này ở trong tán cây che bóng tỷ lệ lá bị hại và mật độ nhện lại thay đổi không đáng kể, duy trì ở mức thấp dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
Như vậy có thể bước đầu rút ra rằng tán cây che bóng là một trong những nơi nhện đỏ nâu hại chè qua đông để bảo tồn quần thể trong điều kiện bất thuận. Đây cũng là một điều có lợi vì số lượng nhện tồn tại trong tán cây che bóng sẽ là nguồn thức ăn giúp cho các loài thiên địch của nhện đỏ nâu có thể duy trì và bảo tồn quần thể để tiếp tục phát huy vai trò trong tự nhiên.
Qua các kết quả trên cho thấy nhện đỏ nâu là một đối tượng gây hại đặc biệt nguy hiểm trong điều kiện trồng chè tại Ba Vì. Hiện nay giống chè Trung