2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
* Kinh nghiệm của NHTM Công thương Đà Nẵng
Để đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, các NHTM cam kết hoàn tất hồ sơ cho vay một cách nhanh chóng, thuận lợi; công khai đối tượng được vay tiêu dùng, gắn kết CVTD với khách hàng có tài khoản tại ngân hàng cho vay... Qua tìm hiểu thực tế, nhiều khách hàng đang sử dụng dịch vụ này rất phấn khởi, trước thông tin ngân hàng nới lỏng tín dụng tiêu dùng. Anh Nguyễn Đức Hùng, ở đường Đỗ Quang, Đà Nẵng, một trong những khách hàng đang vay vốn tiêu dùng tại một NHTM có chi nhánh tại Đà Nẵng cho biết: Do nhu cầu mua nhà, anh đã nhờ ngân hàng thẩm định, làm các thủ tục cần thiết để thế chấp chính căn nhà đang làm thủ tục mua để lấy tiền trả cho chủ nhà. Với mức vay 600 triệu đồng, tiền gốc được trả góp mỗi tháng 5 triệu đồng trong vòng 10 năm, cùng với mức lãi suất giảm dần theo dư nợ là phù hợp với thu nhập của gia đình.
Anh Hùng khẳng định: đây là thời cơ để mình có thể sở hữu nhà ở, đồng thời nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía ngân hàng nên đã thực hiện được mục tiêu
"an cư để lạc nghiệp"... tương tự, các NHTMCP Đông Nam Á (SeaBank), Kỹ Thương (Techcombank) áp dụng đa dạng các hình thức CVTD như vay vốn mua đất, mua nhà, mua ô tô, du học với lãi suất thấp... Khách hàng có thể vay một lần và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như mua đất, xây nhà, mua xe... Trong khi đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã thực hiện giảm lãi suất cho vay và quyết định dành hạn mức tín dụng lên đến 7.000 tỷ đồng để phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Đặc biệt, ACB đã gia tăng hạn mức cho vay đối với nhóm sản phẩm cho vay tín chấp như cho vay hỗ trợ tiêu dùng tín chấp và cho vay thấu chi tín chấp. Đối với sản phẩm cho vay hỗ trợ tiêu dùng tín
29
chấp, khách hàng có thể vay đến 500 triệu đồng thay vì hạn mức cũ 300 triệu đồng. Với sản phẩm cho vay thấu chi tín chấp, hạn mức vay đã được điều chỉnh từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng.
Cùng với đó, ACB còn xây dựng nhiều chương trình đặc thù để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng vay như: chương trình "tích lũy từ lương, dựng xây tổ ấm" dành cho các khách hàng cá nhân có nguồn thu nhập ổn định từ lương vay mua nhà hoặc xây dựng, sửa chữa nhà để ở với ưu đãi lãi suất giảm thêm đến 1%/năm; chương trình "hoàn lại vốn vay kinh doanh đã góp" chăm sóc các khách hàng hiện hữu đang vay bổ sung vốn kinh doanh với mức ưu đãi lãi suất giảm thêm đến 1,8%/năm. ACB vừa chính thức triển khai các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, các sản phẩm ưu đãi "hỗ trợ kinh doanh trọn gói" và "hỗ trợ an cư trọn gói". ACB còn tư vấn và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tài chính khác với lãi suất/phí ưu đãi. Việc sử dụng các dịch vụ sẽ tạo đ iều kiện thuận tiện cho khách hàng tiếp cận sản phẩm ngân hàng với nhiều ưu đãi và tiện ích hấp dẫn so với các sản phẩm, dịch vụ đơn lẻ. Có thể khẳng định, với sự khơi thông và cung ứng các dịch vụ, sản phẩm mới trong hoạt động CVTD của các NHTM, hy vọng sẽ góp phần vào việc kích cầu tiêu dùng, kích thích phát triển kinh tế; hỗ trợ tích cực nhu cầu mua sắm của các đối tượng khách hàng trong thời gian tới.
Trong những năm gần đây, tín dụng tiêu dùng ở thị trường Việt Nam đang được xem là loại hình dịch vụ ngân hàng tiềm năng. Nắm bắt được nhu cầu và sự phát triển của sản phẩm tín dụng tiêu dùng, nhiều tập đoàn và ngân hàng nước ngoài đang ra sức tung ra thị trường các sản phẩm tiêu dùng phục vụ khách hàng.
Có thể nói, so với các ngân hàng trong nước, sản phẩm tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng nước ngoài mang tính hấp dẫn rất cao đối với người dân trong nước.
Các ngân hàng tại Hà Nội đang có xu hướng mở rộng dịch vụ CVTD, nhất là cho vay mua bất động sản và ôtô, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng và kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân. Thị trường CVTD đang phát triển mạnh và sự cạnh tranh cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, không chỉ giữa các NHTMCP như trước đây mà đã mở rộng trong toàn khối ngân hàng.
Thời gian gần đây, khối các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã chú trọng mở rộng thị phần tại thị trường CVTD, thông qua các chính sách cho vay hấp dẫn như thời hạn cho vay dài, khoản vay cao so với giá trị của tài sản thế chấp, mức lãi suất thấp và linh hoạt.
30
Tính đến tháng 11/2009, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng tại Hà Nội ước đạt hơn 163.800 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với cuối năm trước.
Trong số đó, dư nợ cho vay ngắn hạn dù có mức tăng thấp nhưng vẫn chiếm ưu thế với 100.089 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay bằng nội tệ của các tổ chức tín dụng đạt gần 110.100 tỷ đồng, chiếm 67% tổng dư nợ.
Theo Chi nhánh ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, tỷ lệ sử dụng vốn tín dụng so với tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng thành phố đã tăng lên mức 51%, trong đó tỷ lệ sử dụng vốn ngoại tệ đạt tới 60% so với huy động vốn bằng ngoại tệ.
Không chỉ các NHTM trong nước mà các ngân hàng nước ngoài cũng đã nhận thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng cho hoạt động tín dụng tiêu dùng, các ngân hàng lớn của nước ngoài như HSBC, ANZ... đã bắt đầu tập trung khai thác thị trường này. Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào lĩnh vực này đã tạo sức ép lên các ngân hàng trong nước. Một số ngân hàng có những sản phẩm CVTD phong phú, khiến cho thị trường CVTD diễn ra hết sức sôi động.
Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa tăng mức cho vay tối đa từ 100 triệu đồng lên 250 triệu đồng. ACB cũng đơn giản hóa thủ tục, khách hàng chỉ đến ngân hàng 1 lần, nhận tiền trong vòng 48 giờ, thời gian vay từ 12 - 60 tháng... Điều kiện của ACB là người vay có hộ khẩu hoặc KT3, tuổi từ 22 - 55 đối với nữ và 60 tuổi đối với nam, thu nhập ròng hằng tháng từ 3 triệu đồng trở lên, thời gian công tác 12 tháng đối với nhân viên và hoạt động kinh doanh trên 3 năm đối với chủ doanh nghiệp. ACB với mức lãi suất cho vay tín chấp dao động trong khoảng 1,5 - 1,55%/tháng.
* Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank)
Cũng đưa ra sản phẩm YOUmoney với hạn mức cho vay gấp 12 lần so với thu nhập của người vay và tối đa 150 triệu đồng. Điều kiện vay là khách hàng có mức thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên, làm việc từ 1 năm trở lên... Thời gian cho vay tối đa 5 năm và giải quyết cho vay trong vũng 8 giờ khi ngân hàng nhận đủ hồ sơ. Trong vũng 1 thỏng đưa dịch vụ này ra thị trường, ABBank đó giải quyết cho vay hơn 400 hồ sơ. Lói suất áp dụng trong các khoản vay tín chấp của ABBank được tính theo phương thức lói gộp tính trên dư nợ ban đầu dao động từ 1,75%/tháng. Khách hàng có thể trả nợ gốc và lói suất hàng tháng.
* Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB)
Còng vừa công bố dịch vụ tín dụng tín chấp tiêu dùng dành cho khách
31
hàng đang công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện và các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, khách hàng chỉ cần có nguồn thu ổn định từ 2,5 triệu đồng/tháng trở lên có thể vay tiền, mà không cần có tài sản bảo đảm. Tổng số tiền khách hàng có thể vay lên đến 300 triệu đồng. SHB cho vay tín chấp với lói suất 1,75%/tháng trong thời gian trả góp 12 - 60 tháng.
* Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank)
Ngân hàng Oceanbank đưa ra sản phẩm khác, sản phẩm chỉ dành cho phụ nữ với thu nhập/tháng là 3 triệu đồng, kinh nghiệm công tác tối thiểu 2 năm, nếu là công ty cổ phần hoặc TNHH phải có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và doanh thu hàng năm trên 20 tỷ đồng. Được vay tối đa 200 triệu đồng, thời hạn từ 12 - 36 thỏng, lói suất 1,77 % /tháng.
Thực tế cho thấy, sự cạnh tranh về CVTD của các NHTM trên thị trường Việt Nam khá gay gắt. Mặc dù, sản phẩm CVTD mà các ngân hàng đưa ra rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được một số đối tượng cụ thể, lói suất vay tương đối cạnh tranh, song điều kiện vay vẫn còn hết sức khó khăn. Hạn mức cho vay là tối đa 10 lần thu nhập, tương đương 200 – 300 triệu / tháng, một số ngân hàng còn đưa ra điều kiện vay tương đối cao, chưa phù hợp với nhiều loại khách hàng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các ngân hàng đang “chạy đua” trong việc tung ra các sản phẩm CVTD phù hợp với mọi loại đối tượng trong xó hội. Vì vậy, có thể nói việc nâng cao chất lượng CVTD của các NHTM là việc làm cần thiết – yếu tố chiến thắng trong canh tranh của các ngân hàng trên thị trường.
* Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank)
NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thông báo vừa hoàn thành việc liên kết với 150 cửa hàng xe máy trên địa bàn Hà Nội để hỗ trợ vốn cho người mua xe. Đây là một nét mới trong hướng hợp tác của các ngân hàng, thay vì giới thiệu và cung cấp sản phẩm cho vay tại các quầy giao dịch, khách hàng có thể tiếp cận nguồn vốn vay này ngay tại cửa hàng mà mình đang mua.
Xu hướng này rút ngắn thời gian và thủ tục cho khách hàng, đồng thời còng là một cách của ngân hàng chuyên biệt hóa sản phẩm theo từng nhu cầu của khách hàng.
Về mặt thủ tục còng giản tiện hơn rất nhiều cho các khách hàng mua xe.
Trước đây khách hàng còn có thể được mua xe trả góp, tuy nhiên việc đăng ký thủ tục đối với các khách hàng mua xe trả góp lâu và phức tạp hơn. Với việc tham gia của ngân hàng, khách hàng được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhanh
32
hơn, thủ tục mua xe và trả tiền còn nhanh hơn rất nhiều. Khách hàng sau khi mua xe sẽ được nhận xe ngay và ngân hàng giải ngân trả tiền cho cửa hàng. Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần và phương thức trả nợ giúp khách hàng chủ động hơn trong việc lên kế hoạch trả nợ cho mình.
* Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
Với kế hoạch phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, mới đây NHTMCP Á Châu (ACB) đó tung ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính tiện ích. Sản phẩm quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư là sản phẩm liên kết với công ty chứng khoán nhằm cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói hiệu quả cho nhà đầu tư chứng khoán. Với sản phẩm này, khách hàng được thực hiện không hạn chế các giao dịch ngân hàng trên tài khoản tiền gửi trong suốt phiên giao dịch chứng khoán, ngay cả khi đang đặt lệnh mua/bán chứng khoán. Dịch vụ thực hiện hoàn toàn miễn phí với nhà đầu tư và các công ty chứng khoán liên kết.
ACB còng triển khai chính sách “Siêu linh hoạt” dành cho những tài khoản tiết kiệm gửi mới bằng VND của các khách hàng cá nhân với kỳ hạn gửi 2 hoặc 3 tháng. Đây là chính sách mới nhất của ACB nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất cho khách hàng khi có nhu cầu sử dụng vốn linh hoạt.
Bên cạnh việc thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mại và tiết kiệm dự thường với cơ cấu quà và giải thưởng giá trị, ACB còn luụn linh hoạt điều chỉnh mức lói suất huy động nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất của khách hàng khi gửi tiết kiệm tại ACB.
33