Đánh giá thứ bậc - Analytic Hierarchy Process (AHP)

Một phần của tài liệu Tích hợp GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu MCA trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ phát triển cây ăn quả tại huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu

1.2.3. Đánh giá thứ bậc - Analytic Hierarchy Process (AHP)

Vào những năm đầu thập niên 1970, Thomas L. Saaty [38] đã phát triển phương pháp ra quyết định - Tiến trình phân tích thứ bậc (AHP) để giúp xử lý các vấn đề có nhiều tiêu chuẩn phức tạp. Đây là một trong những kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi nhất trong MCA

AHP đưa ra một khuôn mẫu toàn diện và hợp lý để định lượng các yếu tố khi ra quyết định, AHP cũng thể hiện thứ tự sắp xếp của những chỉ tiêu và nhờ vào đó người quyết định có thể đưa ra một quyết định cuối cùng hợp lý nhất. AHP cũng giúp cho người đưa ra quyết định có thể hiểu rõ hơn những vấn đề của họ, cũng như giúp cho họ tìm thấy những gì là hợp lý nhất nhờ có sự sắp xếp theo thứ tự của các chỉ tiêu thông qua phương pháp so sánh theo cặp để xác định việc đánh đổi qua lại giữa các mục tiêu.

AHP giúp trả lời các câu hỏi như “nên chọn phương án nào?” hay “phương án nào là tốt nhất?” bằng cách chọn một phương án tốt nhất thỏa mãn các tiêu chí của người ra quyết định. Các quyết định được đưa ra nhờ AHP vừa mang tính định tính và lại có cả tính định lượng. Chúng có thể mô tả được nhận định của con người, cũng như mô tả cảm xúc, trực giác đánh giá của người trong các vấn đề cần đưa ra quyết định.AHP có thể giúp đánh giá kế hoạch một cách khách quan lẫn chủ quan, cung cấp một cơ chế hữu ích cho việc kiểm tra, lựa chọn và đánh giá có tính bền chặt hay không, qua đó có thể giảm thiểu được những sai lầm khi ra quyết định, thực hiện kế hoạch. AHP tách toàn bộ vấn đề cần giải quyết thành nhiều bảng đánh giá khác nhau thông qua mức độ quan trọng của nó với mục tiêu thực hiện.

Như vậy, AHP giúp cho người đưa ra quyết định có thể xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vấn đề nghiên cứu, từ đó, giúp họ nhận định vấn đề nghiên cứu rõ ràng hơn và tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề được đưa ra.

1.2.3.1. Cơ sở lý thuyết của AHP

Phương pháp AHP bắt nguồn từ lý thuyết đo lường mức độ quan trọng dựa trên cơ sở toán học và tâm lý học. Theo Arabinda Laskar, AHP dựa trên 3 nguyên tắc: (i) Phân tích vấn đề ra quyết định (thiết lập thứ bậc), (ii) đánh giá so sánh các thành phần, (iii) tổng hợp số liệu về độ ưu tiên.

a, Phân tích vấn đề ra quyết định sẽ xác định mục tiêu, tiêu chí, phương án và các thành phần khác có liên quan đến vấn đề cần đưa ra quyết định. Sau đó, chúng sẽ được sắp xếp theo cấu trúc thứ bậc (Hình 1.1). Cấu trúc thứ bậc thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức và hiểu biết của người ra quyết định về vấn đề.

Hình 1.1. Cấu trúc thứ bậc

b, Đánh giá so sánh các thành phần sẽ được áp dụng để xác định mức độ quan trọng tương đối của các yếu tố bằng cách so sánh cặp sau khi cấu trúc thứ bậc đã được xây dựng. Nhận định so sánh cặp được tiến hành dựa trên thông tin, trực giác, kiến thức và kinh nghiệm của người ra quyết định. AHP dùng thang đánh giá bằng các con số để thể hiện mức độ quan trọng giữa các yếu tố (xem Bảng 1.1).

c, Tổng hợp số liệu về độ ưu tiên: Để có trị số chung của mức độ ưu tiên, cần tổng hợp các số liệu so sánh cặp để có số liệu duy nhất về độ ưu tiên. Số liệu duy nhất về độ ưu tiên được tính toán nhờ phương pháp giá trị riêng: Cho tập hợp A = {A1, A2, A3,…,An), thành lập ma trận A, mỗi phần tử của ma trận A đại diện cho một sự so sánh cặp, tỷ số được lấy từ tập hợp {1/9, 1/8,…,1/2, 1, 2,…, 8, 9}. Ma trận so sánh là một ma trận có giá trị nghịch đảo qua đường chéo chính (Bảng 1.2).

Để tính toán trọng số các tiêu chí, ta sử dụng phương pháp vector riêng. Các bước thực hiện phương pháp vector riêng [31]:

- Tính tổng giá trị từng cột của ma trận so sánh cặp.

- Xác định ma trận so sánh cặp bằng cách chia từng thành phần trong ma trận so sánh cặp với tổng cột tương ứng.

- Tính giá trị trung bình của những thành phần trong từng hàng của ma trận chuẩn hóa bằng cách chia tổng các giá trị của mỗi hàng cho số tiêu chí.

- Kết quả tính toán sẽ cho ước lượng các trọng số của các tiêu chí.

Bảng 1.1. Phân loại tầm quan trọng tương đối của Saaty [37]

Mức độ Định nghĩa Giải thích

1 Quan trọng bằng nhau. Hai thành phần có tính chất bằng nhau.

3 Sự quan trọng giữa 1 thành phần đối với thành phần kia.

Kinh nghiệm và nhận định hơi nghiêng về 1 thành phần hơn thành phần kia.

5 Cơ bản hay quan trọng nhiều giữa cái này hơn cái kia.

Kinh nghiệm và nhận định nghiêng mạnh về một thành phần hơn phần kia.

7 Sự quan trọng được biểu lộ mạnh giữa cái hơn cái kia.

Một thành phần được ưu tiên rất nhiềuhơn cái kia và được biểu lộ trong thực hành.

9 Sự quan trọng tuyệt đối giữa cái này hơn cái kia.

Sự quan trọng hơn hẳn ở trên mức độ có thể.

2, 4, 6, 8 Mức trung gian giữa các

mức nêu trên. Cần sự thỏa hiệp giữa 2 mức độ nhận định.

Bảng 1.2. Ma trận so sánh [31]

A1 A2 A3 … An

A1 1 a12

A2 1/a21 1

A3 1

…. 1

An 1

d, Tính tỷ số nhất quán (Consistency ratio - CR)

Sự nhất quán là hiện tượng không thể thành lập được các quan hệ bắc cầu trong khi so sánh cặp. Ví dụ: A tốt hơn B, B tốt hơn C nhưng không phải lúc nào A cũng tốt hơn C. Tỷ số nhất quán (CR) được dùng để xác định mức độ không nhất quán của các nhận định trong phương pháp AHP. Nếu giá trị CR nhỏ hơn 10% thì kết quả có thể chấp nhận được, ngược lại nếu giá trị CR lớn hơn hoặc bằng 10% thì cần phải xem xét lại các bước trước đó.Quá trình tính toán tỷ số nhất quán được thực hiện qua các bước sau [38]:

- Xác định vector tổng trọng số bằng cách nhân ma trận so sánh cặp ban đầu với ma trận trọng số của các tiêu chí;

- Xác định vector nhất quán bằng cách chia vector tổng trọng số cho trọng số của các tiêu chí đã được xác định trước đó;

- Tính giá trị riêng lớn nhất (λmax) bằng cách lấy giá trị trung bình của vector nhất quán;

- Chỉ số nhất quán (CI) là chỉ số đo lường mức độ chệch hướng nhất quán và được xác định theo công thức: 𝐂𝐈 =𝛌𝐦𝐚𝐱𝐧− 𝟏− 𝐧

Trong đó: λmax là giá trị trung bình của vector nhất quán và n là số tiêu chí.

- Tỷ số nhất quán (CR) được tính theo công thức: 𝐂𝐑 =𝐂𝐈𝐑𝐈

Trong đó: RI là chỉ số ngẫu nhiên và nó phụ thuộc vào số tiêu chí được so sánh (xem Bảng 1.3).

Bảng 1.3. Bảng chỉ số ngẫu nhiên - RI [37]

n 1 2 3 4 5 6 7 8

RI 0 0 0,52 0,89 1,11 1,25 1,35 1,4

n 9 10 11 12 13 14 15

Một phần của tài liệu Tích hợp GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu MCA trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ phát triển cây ăn quả tại huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)