Thành lập bản đồ thích nghi

Một phần của tài liệu Tích hợp GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu MCA trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ phát triển cây ăn quả tại huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 70 - 78)

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI CHO CÂY ĂN QUẢTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN CHÂU - TỈNH SƠN LA

3.3. Thành lập bản đồ phân cấp thích nghi tự nhiên cho cây ăn quả

3.3.3. Thành lập bản đồ thích nghi

Để thành lập bản đồ thích nghi trước hết nghiên cứu tiến hành xây dựng bản đồ thích nghi theo hiện trạng sử dụng đất (xem Hình 3.7).

Từ bản đồ được thành lập, nghiên cứu cho thấy Thuận Châu có mức độ thích nghi theo hiện trạng sử dụng đất ở mức trung bình với phần lớn diện tích ở mức thích nghi kém do các khu vực đã được quy hoạch làm đất ở, đất giao thông, đất trồng rừng,… không thể sử dụng để canh tác cây trồng.

Tuy nhiên, trong khu vực phần diện tích thích nghi trung bình và thích nghi cao chiếm tổng diện tích khá lớn, đó là những khu vực trồng cây lâu năm, cây hàng năm, đất chưa sử dụng,… có thể canh tác mới hoặc chuyển đồi sang canh tác cây trồng. Như vậy, huyện Thuận Châu có quỹ đất rất lớn để phát triển hoạt động canh tác nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả.

Để đánh giá thích nghi cho cây trổng, cần kết hợp giữa nhân tố tự nhiên và nhân tố nhân sinh (hiện trạng sử dụng đất) để có đánh giá chính xác nhất về mức thích nghi cho cây trồng.

Có thể thấy mức độ tác động của 2 nhân tố để sự phát triển của cây trồng là như nhau nên nghiên cứu cho trọng số của 2 nhân tố là bằng nhau và bằng 0.5.Sau khi xác định được trọng số, nghiên cứu tiến hành thành lập bản đồ trên phần mềm ArcGIS 10.2.

Tương tự như tiến trình thành lập bản đồ thích nghi tự nhiên, từ kết quả tính toán thích nghi nghiên cứu tiến hành chia khoảng thích nghi cho các loại cây trồng.theo 4 mức.

Cụ thể như sau:

- Thích nghi cao

- Thích nghi trung bình - Thích nghi kém - Không thích nghi

Sau đó, thực hiện phân vùng thích nghi trên bản đồ đã được tính toán nghiên cứu thu được 3 bản đồ thích nghi cho 3 loại cây ăn quả được lựa chọn.

Bảng 3.5. Bảng phân cấp thích nghi

Loại

cây Y

Phân cấp thích nghi Thích

nghi cao

Thích nghi trung bình

Thích nghi kém

Không thích nghi (2,75 - 0,23)/4 = 0,63 2,75 -2,12 2,12 - 1,49 1,49 - 0,86 0,86 - 0,23 Macca (2,92 - 0,57)/4 = 0,59 2,93 -2,34 2,34 - 1,75 1,75 - 1,16 1,16- 0,57 Nhãn (2,98 - 0,66)/4 = 0,58 2,98 - 2,40 2,40 - 1,82 1,82 - 1,24 1,24-0,66

Từ 3 bản đồ thich nghi được thành lập được nghiên cứu rút ra một số nhận xét về đặc điểmphân bố của cây bơ, macca và nhãn trên địa bàn huyện Thuận Châu cụ thể như sau:

Đối với cây bơ

Nhận thấy phần lớn diện tích lãnh thổ có mức độ thích nghi với cây bơ ở mức trung bình (40% diện tích) phân bố ở các xã Liệp Tè, Mường Kiêng, Chiêng Ngàm và rải rác trên địa bàn huyện.

Khu vực không thích nghi (33,46% diện tích) phân bố rải rác trên toàn lãnh thổ, tập trung ở phần trung tâm, rìa phía Tây Bắc, Tây Nam của huyện và các xã như Co Mạ, Long Hẹ.

Diện tích có mức thích nghi cao rải rác trên khu vực. Một số khu vực có phần diện tích mức thích nghi cao phù hợp cho canh tác cây bơ như Nậm Lầu, Mường Băm, Tông Lạnh, Nong Lay, Bó Mười,….

Đối với Macca

Diện tích mức độ thích nghi khá đồng đều với phần trăm diện tích các mức thích nghi lần lượt là 22,97%, 31,77%, 19,66% và 25,78% tương ứng với mức thích nghi cao, trung bình, thấp và không thích nghi.

Khu vực thích nghi cao tập trung ở phần lớn phía tây của lãnh thổ ở các xã Nậm Lầu, Chuyền Bôm, Long Hẹ, Mường É, Phỏng Lái,…

Diện tích lãnh thổ có mức thích nghi trung bình tập trung ở phần phía Tây thuộc các xác Liệp Tè, Mường Khiêng, Chiềng Ngàm, Bó Mười và xã phía Tây Mường Bám.

Mức độ thích nghi kém chiếm phầm lớn diện tích phía Tây của huyện Thuận Châu, tập trung ở xã É Tòng, Long Hẹ, Co Mạ, Tòng Cọ và rìa phái Đông của xã Liệp Tè.

Trên địa bàn, phần diện tích không thích nghi khá lớn phân bố trên hầu khắc lãnh thổ và tập trung thành rải tại trung tâm của huyện. Các xã có phần diện thích không thích nghi với cây macca là Chiềng Bôm, Phổng Lái, Chiềng Pha, Phúng Trá, Chiềng La, Mậm Lầu,…

Đối với cây nhãn:

Tương tự như Macca, diện tích thích nghi cho hoạt động trồng nhãn khá đồng đồng đều theo 4 mức độ. Nhãn thích hợp nhất trồng tại các xã như Mường Băm, Nậm Lầu, Chuyền Bôm, Long Hẹ, Tòng Lệnh, Mường É,…

Phần diện tích thích nghi trung bình và thích nghi kém tập trung về 2 phía của lãnh thổ. Diện tích thích nghi ở mức trung bình tập trung ở phần phía Tây thuộc các xã É Tòng, Long Hẹ, Co Mạ, Tòng Cọ, Bàn Lầm, Mường É, Phỏng Lập.

Phía Đông tập trung phần lớn diện tích có mức độ thích nghi trung bình tập trung ở các xã Liệp Tè, Mường Khiêng, Chiềng Ngàm, Bó Mười và một phần diện tích của xã Mường Bám (xã phía Tây của Huyện).

Dưới đây là bảng thống kê diện tích thích nghi của cây trổng (xem Bảng 3.6) và biểu đồ kèm theo.

Bảng 3.6. Bảng thống kê diện tích theo mức độ thích nghi cho các loại cây ăn quả

Cây trồng Diện tích

Mức độ thích nghi Thích nghi

cao

Thích nghi trung bình

Thích nghi kém

Không thích nghi

Bơ ha 21.623,12 60819,36 18167,81 50.598,03

% 14,3 40,22 12,02 33,46

Macca ha 34.464,45 48041,09 29723,19 38.979,31

% 22,79 31,77 19,66 25,78

Nhãn ha 34.313,54 49.083,63 27.805,44 40.001,01

% 22,69 32,46 18,39 26,46

Một phần của tài liệu Tích hợp GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu MCA trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ phát triển cây ăn quả tại huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)