Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống lúa đông a1
4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Đông A1
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, thời vụ gieo cấy, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kĩ thuật canh tác.
Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu thời vụ, là điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Ngoài ra thông qua thời gian của các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có thể điều khiển được thời điểm trỗ bông tránh những điều kiện bất thuận nhằm phát huy tối đa tiềm năng, năng suất của giống. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ gieo đến khi lúa bắt đầu phân hóa đòng.
Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như: rễ, thân, lá, nhánh và một phần tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn sau, thời kỳ này có các giai đoạn: nẩy mầm, mạ, đẻ nhánh, vươn lóng.
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực được tính từ khi cây lúa làm đòng cho đến khi chín. Nếu thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định số bông/khóm thì thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc. Thời kỳ này chia làm các giai đoạn: làm đòng, trỗ bông, chín sữa, vào chắc, chín.
Như vậy sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các giống lúa chủ yếu khác nhau ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Thời gian sinh trưởng sinh thực rất ít biến động, thời gian từ làm đòng đến trỗ khoảng 30 ngày thời gian từ trỗ đến chín 28 - 30 ngày.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa Đông A1 trong vụ Mùa năm 2015 và vụ Xuân năm 2016 được trình bày tại bảng 4.1 và 4.2.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của giống Đông A1 tại Đông Hưng – Thái Bình trong vụ Mùa 2015
Đơn vị tính: ngày Lượng phân
bón
Mật độ
cấy Tuổi mạ
Thời gian từ..
Thời gian sinh trưởng Cấy-kết thúc
đẻ nhánh
Kết thúc đẻ nhánh-kết thúc
trỗ
Kết thúc trỗ -chín
P1
M1 17 30 39 26 112
M2 17 30 39 26 112
M3 17 30 38 27 112
P2
M1 17 30 39 26 112
M2 17 30 39 27 113
M3 17 30 39 27 113
P3
M1 17 30 39 27 113
M2 17 31 38 27 113
M3 17 30 39 28 114
P4
M1 17 31 38 28 114
M2 17 30 39 28 114
M3 17 30 39 28 114
Giai đoạn mạ: Mạ được gieo bằng phương pháp gieo mạ dầy xúc, thời gian mạ là 17 ngày cấy khi mạ đạt 4 lá.
Giai đoạn sau cấy: Thí nghiệm được cấy vào ngày 12/7, sau cấy thời tiết nắng nóng. Thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh ở các công thức dao động từ 30-31 ngày. Khi lượng đạm bón tăng và ở công thức mật độ thấp thời gian đẻ nhánh tăng. Công thức P3M2; P4M1 có thời gian đẻ nhánh dài hơn (31 ngày), các công thức còn lại có thời gian đẻ nhánh là 30 ngày.
Trong vụ Mùa năm 2015 lượng mưa lớn, nhiệt độ cao hơn do đó thời gian sinh trưởng của giống lúa Đông A1 ở tất cả các công thức đều rút ngắn lại, thời gian sinh trưởng của giống Đông A1 ở vụ Mùa 2015 dao động từ 112 - 114 ngày.
Các công thức P1M1, P1M2, P1M3, P2M1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 112 ngày, công thức P3M3, P4M1, P4M2, P4M3 có thời gian sinh trưởng là dài nhất 114 ngày. Các công thức còn lại không có sự chênh lệch nhiều về thời gian sinh trưởng.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của giống Đông A1 tại Đông Hưng – Thái Bình trong vụ Xuân 2016
Đơn vị tính: ngày
Lượng phân bón
Mật độ
cấy Tuổi mạ
Thời gian từ..
Thời gian sinh trưởng Cấy-kết
thúc đẻ nhánh
Kết thúc đẻ nhánh-kết
thúc trỗ
Kết thúc trỗ -chín
P1
M1 18 48 39 24 129
M2 18 49 39 24 130
M3 18 49 39 25 131
P2
M1 18 48 39 24 129
M2 18 48 40 24 130
M3 18 49 39 25 131
P3
M1 18 48 39 24 129
M2 18 48 40 24 130
M3 18 49 39 24 130
P4
M1 18 48 39 24 130
M2 18 48 39 24 129
M3 18 48 40 25 131
Giai đoạn mạ: Mạ được gieo bằng phương pháp gieo mạ dầy xúc, có che phủ nilon do đó mặc dù điều kiện khí hậu không thuận lợi nhiệt độ thấp mạ vẫn sinh trưởng tốt, thời gian từ gieo đến cấy là 18 ngày mạ đạt 3,5 - 4 lá.
Giai đoạn sau cấy: Thí nghiệm được cấy vào ngày 18/2, sau cấy thời tiết vẫn rét đậm rét hại mạ bén rễ hồi xanh chậm. Sau đó nhiệt độ tăng dần thuận lợi cho lúa sinh trưởng và phát triển nên tốc độ đẻ nhánh tăng. Thời gian từ cấy đến
đẻ nhánh ở các công thức dao động từ 48-49 ngày. Thời gian từ kết thức đẻ nhánh đến kết thúc trỗ ở các công thức dao động từ 39-40 ngày. Thời gian từ kết thúc trỗ đến chín ở các công thức dao động từ 24-25 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng của giống Đông A1 ở vụ Xuân 2016 kéo dài hơn so với vụ Mùa năm 2015 khoảng 7 ngày do vụ Xuân điều kiện thời tiết lạnh nên thời gian sinh trưởng, phát triển của giống kéo dài hơn. Thời gian sinh trưởng ở các công thức khác nhau về mật độ và phân bón chênh lệch nhau khoảng 2 ngày, ở công thức M1P1,M1P2,M1P3 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 129 ngày, ở công thức M3P1, M3P2 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 131 ngày.
Quá trình theo dõi chúng tôi thấy rằng nhìn chung ở cùng mật độ, các mức phân bón khác nhau thì sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của giống Đông A1 là không nhiều, và ở cùng liều lượng phân bón thì các mức mật độ ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng của giống Đông A1 không lớn chênh nhau khảng 2 ngày. Liều lượng phân bón càng cao, mật độ càng cao thì thời gian sinh trưởng của lúa cũng dài hơn. Kết quả theo dõi cho thấy các công thức có thời gian sinh trưởng từ 129 – 131 ngày vụ xuân và từ 112 – 114 ngày ở vụ Mùa. Công thức có mức mật độ P4M3 có thời gian sinh trưởng dài nhất, 131 ngày vụ Xuân và 115 ngày vụ Mùa.