Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân đạm bón đến tình hình phát

Một phần của tài liệu Xác định lượng đạm bón và mật độ cấy thích hợp cho giống lúa chất lượng đông a1 tại đông hưng thái bình (Trang 63 - 66)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân đạm bón đến tình hình phát

Khi việc sản xuất lúa ngày càng phát triển, vấn đề thâm canh càng được đẩy mạnh. Để đạt năng suất cao người trồng lúa đã sử dụng rất nhiều biện pháp kỹ thuật tác động như bón nhiều phân, cấy dày, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…

Khoảng 80% các loại thuốc bảo vệ thực vật sản xuất ra được sử dụng ở các nước đang phát triển, tốc độ sử dụng tăng khoảng 7 - 8%/năm. Nước ta có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh.

Hàng năm các loài sâu, bệnh hại gây hại đối với cây trồng nói chung và đối với

cây lúa nói riêng là rất lớn. Theo thống kê của FAO hàng năm sâu bệnh làm giảm từ 12-14% sản lượng trồng trọt trên thế giới. Hơn nữa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều càng làm cho môi trường sinh thái có xu hướng xấu, phá vỡ thế cân bằng của tự nhiên và dẫn đến các đại dịch về sâu, bệnh hại. Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh vừa đảm bảo về năng suất mà vẫn giảm tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Qua theo dõi tình hình sâu, bệnh hại trên các ô thí nghiệm, kết quả thu đươc trình bày trong bảng 4.13 và 4.14.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến tình hình phát sinh phát triển sâu, bệnh trên giống Đông A1 trong vụ Mùa 2015

Lượng

phân bón Mật độ cấy

Bệnh (điểm) Sâu (điểm)

Đạo ôn cổ bông

Bạc lá Khô Vằn

Đốm nâu

Cuốn lá

Đục thân

Rầy nâu

P1

M1 0 1 1 3 1 1 1

M2 0 1 1 3 1 1 1

M3 0 1 1 3 1 1 3

P2

M1 0 1 1 1 1 1 1

M2 0 1 1 1 1 1 1

M3 0 1 1 1 1 1 3

P3

M1 0 1 1 1 1 3 1

M2 0 1 3 1 1 3 1

M3 0 3 3 1 1 3 3

P4

M1 0 1 1 0 1 3 1

M2 0 3 3 0 3 3 3

M3 0 3 3 1 3 3 3

Ở vụ Mùa năm 2015 bệnh đạo ôn cổ bông không gây hại và àm ảnh hưởng tới năng suất của giống Đông A1 ở tất cả công thức. Bệnh khô vằn và bệnh bạc lá gây hại nhẹ ở các công thức có mật độ cấy thấp và liều lượng phân bón thấp (1 điểm) còn đối với các công thức có mật độ cấy cao và liều lượng phân bón cao thì bị nặng (3 điểm) đặc biệt ở công thức M3P4, M2P4 và M3P3.

Cũng ở vụ Mùa năm 2015 đối tượng sâu cuốn lá gây hại chủ yếu ở giai

đoạn cuối đẻ nhánh và giai đoạn lúa trước trỗ, tuy nhiên mức gây hại nhẹ ở các công thức và chỉ gây hại nặng ở công thức có mật độ cao và liều lượng phân bón cao (M2P4, M3P4 – 3 điểm). Vụ mùa năm 2015 tại Thái bình mật độ sâu đục thân cao và gây hại nặng trên tất cả các giống lúa và trà lúa giai đoạn sau trỗ, đối với giông Đông A1trong cùng một mật độ cấy thì với các công thức có liều lượng phân bón thấp sâu đục thân gây hại nhẹ (1 điểm – M1P1, M2P1, M3P1 và M1P2, M2P2, M3P3) và gây hại nặng ở các công thức (3 điểm – M1P3, M2P3, M3P3 và M1P4, M2P4, M3P4). Đối với rầy nâu gây hại chủ yếu ở giai đoạn lúa chín sữa và chín sáp, cùng mức phân bón nhưng các công thức có mật độ cấy cao thì rây nâu gậy hại nặng (3 điểm – M3P1, M3P2, M3P3, M3P4, M2P4) còn lại các công thức có mật độ cấy thưa hơn thì rầy nâu gây hại nhẹ (1 điểm).

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm bón đến tình hình phát sinh phát triển sâu, bệnh trên giống Đông A1 trong vụ Xuân 2016

Lượng phân bón

Mật độ cấy

Bệnh (điểm) Sâu (điểm)

Đạo ôn cổ bông

Khô Vằn

Đốm

nâu Cuốn lá Đục thân

Rầy nâu P1

M1 1 0 3 1 1 1

M2 1 0 1 1 1 1

M3 1 0 3 1 1 3

P2

M1 1 0 0 1 1 1

M2 1 0 1 1 1 1

M3 1 0 1 1 1 3

P3

M1 1 0 0 1 1 1

M2 1 1 0 1 1 1

M3 2 1 0 1 1 3

P4

M1 2 1 0 1 1 1

M2 2 1 0 1 1 3

M3 2 1 0 1 1 3

Ở vụ Xuân 2016, bệnh đạo ôn cổ bông gây hại ở giai đoạn lúa sau trỗ và gây hại nhẹ ở các công thức có liều lượng phân bón thấp và gây hại trung bình ở các công thức có liều lượng phân bón cao như (M3P3, M1P4, M2P4, M3P4- 2 điểm). Bệnh bạc lá không gây hại ở tất cả các công thức, bệnh khô vằn chỉ gây hại nhẹ ở các công thức có liều lượng phân bón cao (M2P3, M3P3, M1P4, M2P4, M3P4).

Các đối tượng sâu hại như cuốn lá đục thân đều gây hại nhẹ ở giai đoạn

trước và sau trỗ ở tất cả các công thức. Đối với rầy nâu tại tỉnh Thái Bình vụ Xuân năm 2016 là năm mật độ rầy nâu và rầy các loại cao hơn so với các năm có nhiều diện tích bị rầy hút gây vàng cục bộ từng diện tích từ giai đoạn lúa đẻ nhánh và gây hại nặng ở giai đoạn lúa chín sữa và chín sáp. Trong các công thức thí nghiệm rầy nâu gây hại nặng ở các công thức có mật độ cấy cao (3 điểm – M3P1, M3P2, M3P3, M3P4, M2P4).

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy ở các công thức có mật độ cấy cao và liều lượng phân bón cao thì mức độ gây hại của sâu, bệnh hại đều cao hơn so với các công thức có mật độ cấy thấp và liều lượng phân bón thấp.

Một phần của tài liệu Xác định lượng đạm bón và mật độ cấy thích hợp cho giống lúa chất lượng đông a1 tại đông hưng thái bình (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)