KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Xây dựng đơn vị bản đồ đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu vùng đầm phá Tam Giang: Trường hợp nghiên cứu ở xã Hải Dương (Trang 50 - 51)

4.1. Kết luận

- Hải Dương là một xã ven biển đang chịu tác động mạnh của quá trinh đô thị hóa. Phần lớn lao động của xã đã chuyển qua làm các nghề phi nông nghiệp trong các đô thị của Huyện, của Tỉnh và các địa phương khác ( Chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh ). Song, các khả năng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ngay trong địa phương, nhất là các dịch vụ đô thị vẫn chưa phát triển mạnh, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 dự ướt mới đạt 8,44 triệu đồng/người/năm. Trong những năm tới, cơ cấu kinh tế xã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.

- Tại xã Hải Dương, theo kịch bản khí hậu, đến năm 2030, mực nước biển tăng 25cm, vùng đất trồng lúa nước còn lại có độ cao 20cm sẽ ngập hoàn toàn với diện tích... Tiếp theo đến năm 2050, mực nước tăng lên thành 50cm, ngoài vùng đất đã ngập năm 2030 thì những vùng đất trồng lúa còn lại có độ cao 30cm , 40cm sẽ tiếp tục ngập với diện tích... Cuối cùng đến năm 2100, nước biển dâng đến 100cm

3. để thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai nhóm chúng tôi xin đề xuất một số loại hình sử dụng đất sau:

Chuyển đổi phần diện tích trồng lúa nước bị ngập với diện tích……….. theo kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai sang nuôi trồng thuỷ sản để có giá trị kinh tế cao hơn.

Phát triển mô hình nuôi cá chẽm vì nó thích hợp với điều kiện tự nhiên của xã nên mô hình này sẽ cho năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

Đối với các diện tích đất bị xâm nhập mặn thì chính quyền địa phương có chính sách phát triển giống lúa chịu mặn để đưa vào sản xuất góp phần nâng cao chất lượng trồng trọt. Ven biển thì trồng dày thêm diện tích cây phi lao và cây dương liễu

4.2. Khuyến nghị

4.2.1. Cơ chế chính sách

Hải Dương là một xã chủ yếu sống dựa vào việc đánh cá và nuối trồng thủy sản thường chịu nhiều rủi ro do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường không ổn định...đề nghị các cấp chính quyền có một số chính sách ưu đãi như:

- Trợ giá, bảo hiểm một số mặt hàng chủ yếu, kể cả vật tư nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng đơn vị bản đồ đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu vùng đầm phá Tam Giang: Trường hợp nghiên cứu ở xã Hải Dương (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w