Xã còn một phần diện tích ao hồ tự nhiên chưa sử dụng cần đưa vào cải tạo để nuôi các loài cá nước ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn đảm bảo thu hoạch

Một phần của tài liệu Xây dựng đơn vị bản đồ đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu vùng đầm phá Tam Giang: Trường hợp nghiên cứu ở xã Hải Dương (Trang 47 - 50)

- Theo kết quả thực địa, phỏng vấn nông hộ, phỏng vấn người am hiểu thông tin và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.

Xã còn một phần diện tích ao hồ tự nhiên chưa sử dụng cần đưa vào cải tạo để nuôi các loài cá nước ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn đảm bảo thu hoạch

để nuôi các loài cá nước ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn đảm bảo thu hoạch trước khi mùa mưa lũ đến.

Các loại hình sử dụng đất đề xuất là

Xã Hải Dương là xã ven biển, dân cư sinh sống ổn định và có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, nên các loại hình sử dụng đất ở đây mang đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp- ngư nghiệp. Các loại hình sử dụng đất chính trên đất nông nghiệp ở xã là :

Bảng 22: Các loại hình sử dụng đất chính trên đất nông nghiệp ở xã Hải Dương

Điều kiện tự

nhiên Loại hình sử dụng đất

Vùng đất Loại hình sử dụng đất chi tiết Kiểu sử dụng đất

Đất cát

Chuyên lúa Lúa đông xuân – lúa hè thu

Nuôi trông thủy sản

Với hướng đi thích hợp, nuôi cá chẽm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho gần 200 hộ dân ở Hải Dương. Là người có diện tích mặt nước nuôi cá chẽm khá lớn ở xã Hải Dương, ông Phan Nản nói: “ hiện tôi đang nuôi 7 lồng cá với 5000 cá mú, cá dìa, trong đó cá chẽm có 3000 con. Chỉ tính riêng cá chẽm, một năm tôi cũng thu được 2 tấn, giá cá chẽm hiện nay là 80.000 đồng/kg, trừ vốn, thu lãi được 30 triệu đồng”.

Nguồn: phóng vấn ngư dân xã Hải Dương, ông Phan Nản, thôn Thái Dương Thượng Nam

Nguồn: phỏng vấn cán bộ tại địa phương năm 2012

Ông Đỗ Khắc Lộc, Phó Chủ tịch xã Hải Dương cho biết: “Để việc nuôi cá lồng đúng hướng, đảm bảo bền vững, hiện nay xã đang hợp đồng với công ty tư vấn để quy hoạch lại vấn đề nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi cá lồng. Sắp tới, địa phương dành khoảng 8ha mặt nước dọc theo bờ phá Tam Giang, sát biển Thuận An để phát triển cá

- Đối với các diện tích đất bị xâm nhập mặn thì chính quyền địa phương có chính sách phát triển giống lúa chịu mặn để đưa vào sản xuất góp phần nâng cao chất lượng trồng trọt.

Nguồn: phỏng vấn hộ ông Phan Chẩu, thôn Thái Dương Thượng Tây, năm 2012

- Ven biển thì trồng dày thêm diện tích cây phi lao và cây dương liễu

Nguồn: phỏng vấn ngư dân xã Hải Dương năm 2012

3.6. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu

3.6.1. Cơ sở đề xuất

Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Các giải pháp được đề cập đến là:

- Đất đai sản xuất nông nghiệp manh mún, diện tích ít nhưng phân bố ở nhiều vùng, nhiều thửa do vậy trong thời gian tới cần thực hiện việc dồn điền đổi thửa để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Xây dựng bản đồ thích nghi đất đai, bản đồ vùng tổn thương do biến đổi khí hậu cho từng loại hình sử dụng đất, làm cơ sở cho việc bố trí cây trồng, xây dựng chế độ phân bón cải tạo đất hợp lý.

- Xây dựng khung lịch mùa vụ thích hợp với sự biến đổi của thời tiết khí hậu hàng năm, nhằm hạn chế mức thấp nhất tác động tiêu cực của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gây ra.

- Cần hỗ trợ về biện pháp kĩ thuật: giống, máy móc cơ giới nông nghiệp, biện pháp canh tác đối với các loại hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn ra.

Ông nguyễn Bồn nói: “tôi đề nghị lên cấp chính quyền xã trợ cấp thêm cho người dân để họ trồng thêm các rừng cây phi lao và dương liểu để phòng bảo, lụt”

Ông Phan Chẩu nói: giống lúa chịu mặn RVT trong vụ đông xuân (2011-2012) là mô hình được trông thí nghiệm trên diện tích 2 ha thuộc những vùng đất có độ phì nhiêu, thổ nhưỡng thấp trên địa bàn xã Hải Dương. Qua đánh giá giống lúa RVT cho năng suất khoảng 60-64 tạ/ha và chất lượng sản phẩm đạt cao. Sau khi thành công, địa phương sẽ triển khai nhân giống và nhân rộng diện tích sản xuất giống lúa RVT trên địa bàn xã.

- Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như thủy lợi, giao thông nội đồng, điện… Trang bị thêm nhiều máy móc nông nghiệp tăng năng suất lao động.

- Người dân, đặc biệt là những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp cần được nâng cao hiểu biết và những tác động của biến đổi khí hậu.

- Đa dạng hóa loại cây trồng vật nuôi, tiến hành xây dựng các vùng chuyên canh để tập trung đầu tư về nhân lực và vật lực cho sản xuất nông nghiệp.

3.6.2. Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Qua tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra tại địa phương các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đưa ra là:

- Xây dựng bản đồ thiên tai/ngập lũ ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu mà cho tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, giao thông... Từ đó, giúp lĩnh vực nông nghiệp xác định được cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, thời vụ cũng như quy hoạch được vùng sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Sử dụng các loại giống cây trồng và vật nuôi chịu hạn, chống chịu với sâu bệnh là hình thức chính của người dân nơi đây. Các loại giống cây trồng này thường có thời gian sinh trưởng phát triển ngắn, các nhu cầu để phát triển ít hơn những loại cây trồng khác.

- Bố trí mùa vụ hợp lí cho các loại cây trồng để ứng phó, được các ban ngành nông nghiệp cấp huyện, đến thị xã và người dân coi trọng để thích ứng với những biến đổi của thời tiết khí hậu. Đây là giải pháp thích ứng mang tính chủ động của các cấp chính quyền từ huyện đến ban quản lý hợp tác xã. Cụ thể, lịch thời vụ là chủ trương hàng đầu được cấp tỉnh chỉ đạo cho các ban ngành bằng văn bản. Lịch thời vụ được nghiên cứu thay đổi cho phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và hình thành dựa trên 5 cơ sở chính đó là: dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, tỉnh; thời gian sinh trưởng của từng giống; kinh nghiệm lâu năm; lứa sâu bệnh; và lịch vạn niên. Tuy nhiên, tỉnh chỉ đạo chung, trên diện rộng và cho một số cây trồng chính. Các huyện, xã sẽ dựa vào lịch thời vụ của tỉnh để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của từng giống cây và chân đất của từng vùng. Ngoài ra, việc bố trí cây dài ngày thành các vành đai bảo vệ cây ngắn ngày là hình thức mô hình nông lâm kết hợp. Các cây dài ngày đặc biệt những họ cây có nốt sần như keo hoặc phi lao vừa có tác dụng ngăn gió, giữ ẩm, hạn chế cát bay

cát nhảy và cải tạo đất. Việc bố trí cây lâu năm theo kiểu vành đai sẽ không đòi hỏi nghiêm ngặt về quy mô sản xuất.

- Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu biết về những tác động của biến đổi khí hậu, từ đó đưa ra những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Về ứng phó với hạn hán thường xuyên diễn ra tại địa phương cần tiếp tục hoàn thiện công trình thủy lợi cung cấp nước cho hệ thống cây trồng, bên cạnh đó là xây dựng hệ thống tiêu nước đảm bảo có khả năng thoát nước nhanh chóng tránh nguy cơ xảy ra ngập ứng nếu gặp những trận lụt nhỏ.

Một phần của tài liệu Xây dựng đơn vị bản đồ đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu vùng đầm phá Tam Giang: Trường hợp nghiên cứu ở xã Hải Dương (Trang 47 - 50)