Trả lương theo thời gian theo lương thỏa thuận

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương (Cao đẳng) - Nguồn: BCTECH (Trang 35 - 39)

Bài 2: Các hình thức tính lương – trả lương

1. Trả lương theo thời gian theo lương thỏa thuận

a) Khái niệm:

Lương thời gian trả cho người lao động theo việc và trình độ thành thạo của

người lao động, thang lương như thang lương của công nhân xây dựng, từng thang lương lại chia thành các bậc lương căn cứ vào trình độ thành thạo kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc chuyên môn của người lao động.

Mỗi bậc lương ứng với mức tiền lương nhất định. Tiền lương thời gian được tính trên cơ sở bậc lương của người lao động và thời gian làm việc của họ. Tiền lương mà người lao động nhận được sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc và đơn giá lương trong một đơn vị thời gian.

Lương công nhật là hình thức đặc biệt của lương thời gian. Đây là tiền lương trả cho những người làm việc tạm chưa được sắp xếp vào thang lương, bậc lương. Theo cách trả lương này người lao động làm việc ngày nào được hưởng lương ngày ấy theo những công việc mang tính thời vụ. Hình thức trả lương này chỉ áp dụng với những công việc mang tính thời vụ, tạm thời.

b) Phạm vi áp dụng của hình thức tiền lương này:

- Áp dụng cho những nhân viên thực hiện các công việc không thể định mức lao động một cách chính xác được, chủ yếu cho cán bộ công nhân viên chức, quản lý, y tế giáo dục.

- Khi công việc được thực hiện bằng máy móc theo dây chuyền hoặc mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao.

- Khi sản xuất đa dạng (theo đơn đặt hàng với số lượng nhỏ hoặc sản xuất có tính tạm thời).

- Khi công việc đòi hỏi tính chính xác và chất lượng cao.

- Khi sản xuất có những gián đoạn ngưng trệ mà chưa thể khắc phục được.

- Áp dụng cho những công việc có tính chất đặc biệt đòi hỏi tính sáng tạo cao.

- Khi công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người khác.

1.2. Trả lương theo thời gian theo lương thỏa thuận

Tiền lương theo thời gian theo lương thỏa thuận là lương trả căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc không xét đến thái độ và kết quả lao động và trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của người lao động.

a) Lương tháng: là lương trả cố định hàng tháng theo hợp đồng được áp dụng trả cho cán bộ công nhân viên hành chính, nhân viên quản lý (cán bộ công nhân viên làm ở bộ phận gián tiếp)

Hình thức 1:

Theo cách này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. Cách tính thường là:

Với hình thức trả lương này người lao động không hề băn khoăn về mức thu nhập của mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thi họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào làm đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.

(Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như công ty quy định được nghỉ chủ nhật)

Hình thức 2:

Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có)/26 x Ngày công thực tế làm việc (Doanh nghiệp tự quy định 26 hay 24 ngày) Theo cách này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau: vì có tháng 28, 30, 31 ngày, vì vậy có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có tháng là 27 ngày.

Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.

Ví dụ:

Lương + Phụ cấp (nếu có) Lương tháng =

Ngày công chuẩn của tháng

x Số ngày làm việc thực tế

 Tháng 05/2015 có 31 ngày: 4 ngày chủ nhật, 27 ngày đi làm, công ty trả lương cho NV Minh 4 triệu đồng/ tháng, Minh đi làm đầy đủ (tức là 27 ngày)

- Nếu tính lương theo hình thức 1:

Lương tháng = 4.000.000/27 x 27 = 4.000.000đ

- Nếu tính lương theo hình thức 2: (DN quy định ngày công chuẩn là 26 ngày) Lương của Minh: 4.000.000/26 x 27 = 4.153.846đ

 Nhưng trong tháng 02/2015, có 28 ngày, 4 ngày chủ nhật, 24 ngày đi làm, Minh đi làm đầy đủ.

Lương của Minh = 4.000.000/26 x 24 = 3.692.307đ

=> Vậy là trong tháng 02, Minh đi làm đầy đủ nhưng lương mức nhận được lại không đầy đủ.

Hai cách tính lương này sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau. Việc tính lương theo cách nào Doanh nghiệp sẽ thể hiện trên hợp đồng lao động hay trong quy chế lương thưởng của công ty.

Lưu ý: Luật quy định kỷ luật đi trễ về sớm bằng các hình thức như sau: khiển trách, nhắc nhở (miệng hoặc văn bản). Công ty không được dùng phương pháp trừ lương hoặc phạt về mặt vật chất của người lao động. Không được phạt tiền trừ lương nhân viên đi muộn về sớm.

1.3. Trả lương theo thời gian theo hệ số.

Tiền lương tháng là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở Hợp đồng lao động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức.

Tiền lương phải trả trong tháng:

b) Lương tuần: là lương trả theo thỏa thuận trong tuần làm việc , áp dụng cho những lao động làm việc theo thời vụ, công việc cụ thể.

Lương tuần = ( Lương tháng x 12 )/ 52 Mức

lương tháng =

Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc x (Hệ số lương + Tổng hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)

Số ngày làm việc trong tháng

Số ngày làm việc thực tế trong tháng x

c) Lương ngày: Là lương trả cho một ngày làm việc, đối tượng áp dụng chủ yếu như lương tháng khuyến khích người lao động đi làm đều, áp dụng để trả lương thời gian (là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng cho lao động trực tiếp hương lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn).

Lương ngày = Lương tháng / 22

d) Lương giờ: Là lương trả cho một giờ làm việc, áp dụng để trả cho thời gian làm việc vào ngày lễ, chủ nhật, trả cho thời gian làm thêm giờ (thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm).

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương (Cao đẳng) - Nguồn: BCTECH (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w