Bài 2: Các hình thức tính lương – trả lương
2. Trả lương theo sản phẩm
2.1. Trả lương theo sản phẩm theo mức thời gian.
Tiền lương = thời gian * đơn giá thời gian
Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng trong trường hợp người sử dụng lao động đã định mức chuẩn hoá trong một đơn vị thời gian người lao động làm việc đạt hiệu quả như thế nào và đảm bảo chắc chắn đạt được hiệu quả đó hoặc không có cơ sở khoa học nào để tính toán hình thức lương khác.
Ví dụ như: trong dây chuyền đóng gói hàng thực phẩm, công nhân đóng gói trả lương theo thời gian vì năng suất đã được cài đặt vào máy đóng hộp và dây chuyền sản xuất.
2.2. Trả lương theo sản phẩm theo mức sản lượng.
Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau:
a) Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp:
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là không vượt hoặc vượt mức quy định.
Mức lương được tính theo giá cố định không phụ thuộc vào định mức số lượng sản phẩm hoàn thành.
b) Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các phân xưởng sản xuất, bảo dưỡng máy móc thiết bị v.v.. Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động. Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do Doanh nghiệp xác định.
Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ.
c) Tiền lương theo sản phẩm có thưởng:
Hình thức này trả lương theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với thưởng nếu có thành tích do DN quy định như: tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu người lao động làm lãng phí vật tư hoặc sản xuất ra sản phẩm với chất lượng kém sẽ bị phạt lương.
d) Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến :
Đây là hình thức trả lương phần sản lượng trong định mức khởi điểm tính theo đơn giá bình thường; phần sản lượng vượt mức khởi điểm sẽ tính theo đơn giá cao hơn.
Ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ vượt
luỹ tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính thêm càng nhiều.
Mức lương trả ngoài phần tính theo lương sản phẩm trực tiếp còn có phần thưởng thêm căn cứ vào số lượng sản phẩm vượt mức.
Hình thức này áp dụng trong trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất.
Tiền lương của CN được tính như sau:
Trong đó:
e) Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán.
Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định. Ví dụ như: một số công việc sản xuất theo phương pháp dây chuyền hoặc một số công việc thủ công nhưng có liên quan đến nhiều công nhân.
Trường hợp một số công nhân cùng làm chung một công việc nhưng khó xác định được kết quả lao động của từng cá nhân thường áp dụng phương pháp trả lương này. Tiền lương của cả nhóm được tính như sau:
Tiền lương của nhóm = Đơn giá lương x Khối lượng công việc hoàn thành Phân phối tiền lương cho mỗi cá nhân trong nhóm thường được phân theo cấp bậc và thời gian làm việc của từng người.
Trình tự tính lương:
+ Xác định hệ số so sánh lương:
+ Dùng hệ số trên quy đổi thời gian làm việc thực tế của mỗi công nhân
thành thời gian làm việc thay đổi:
Nhận xét: Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt được yêu cầu chất lượng đã quy định.
Ưu điểm: Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng NSLĐ.
Nhược điểm: tính toán phức tạp.