2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở cả 3 chương của luận án nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát hóa, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại KTNN chuyên ngành IV.
- Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng ở Chương 3 nhằm đánh giá quá trình phát triển, thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại KTNN chuyên ngành IV.
- Phương pháp lo-gich được sử dụng trong việc xác định định hướng, giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại KTNN chuyên ngành IV.
Cụ thể như sau:
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp điều tra, khảo sát: Thu thập thông tin qua bảng câu hỏi.
Để đánh giá thực trạng và những ưu điểm, tồn tại của công tác quản lý NNL KTNN, tác giả đã tiến hành khảo sát đối tượng trong cơ quan KTNN: Để thuận tiện cho công tác điều tra khảo sát tác giả khảo sát đội ngũ là KTV đang công tác tại KTNN chuyên ngành IV, do đặc thù công tác các kiểm toán viên hay phải đi công tác xa nhà nên tác giả chọn mẫu là điều tra là 65/83 người (78% cán bộ công chức KTV của KTNN chuyên ngành IV) đủ để phản ánh thông tin cần thu thập. Số phiếu phát ra là 65 phiếu, số phiếu thu về là 65 phiếu.
Mẫu phiếu điều tra và các nội dung câu hỏi đánh giá được trình bày tại phụ lục của Luận văn.
Tác giả sử dụng thang 5 điểm trong việc quy định và cho điểm các mức độ đánh giá của công chức, KTV theo quy ước sau:
LVTS Quản lý kinh tế
28
1. Rất không đồng ý/hài lòng 2. Không đồng ý/hài lòng.
3. Bình Thường.
4. Đồng ý/hài lòng.
5. Rất đồng ý/hài lòng.
Các mức đánh giá quy định theo thang điểm 5, tác giả tổng hợp các phiếu phỏng vấn trong quá trình điều tra, sử dụng xử lý số liệu bằng phần mềm exel để có kết quả đánh giá về mức độ hài lòng về công tác quản lý nhân lực tại KTNN chuyên ngành IV, cụ thể như sau:
- Giá trị khoảng cách = (giá trị lớn nhất – nhỏ nhất) / n = (5-1)/5 = 0.8 - Như vậy các mức đánh giá theo thang điểm như sau:
+ 1.00 – 1.80: Rất không đồng ý/hài lòng;
+ 1.81 – 2.60: Không đồng ý/hài lòng;
+ 2.61 – 3.40: Bình thường/hài lòng;
+3.41 – 4.20: Đồng ý/hài lòng;
+ 4.21 – 5.00: Rất đồng ý/hài lòng.
- Mức điểm trung bình: Tính theo công thức
a = (1*n1 +2*n2 +3*n3 +4*n4 +5*n5) ∕ (n1+n2+n3+n4+n5) , Trong đó:
- a là giá trị đánh giá;
- ni số người chọn vào ô tương ứng với từng thang đánh giá.
- Căn cứ vào các phiếu điều tra, tác giả tổng hợp kết quả tính toán vào phần mềm exell, có kết quả đánh giá về mức độ hài lòng về công tác quản lý nhân lực tại KTNN chuyên ngành IV theo các thang điểm nêu trên.
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
- Phương pháp xử lý và phân tích các dữ liệu thứ cấp.
Trên cơ sở dữ liệu từ các tài liệu được cung cấp bởi cơ quan KTNN, các cơ quan có liên quan và các tài liệu thứ cấp khác được tác giả thu thập từ sách
LVTS Quản lý kinh tế
29
báo, tạp chí chuyên ngành, mạng internet…Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể, trong đó bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn; phương pháp khảo sát, tổng quan tài liệu, nghiên cứu kiểm chứng, phân tích và tổng kết thực tiễn, làm nổi bật những đặc điểm của thực trạng, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất những định hướng và giải pháp; phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh, tổng kết và rút ra các kết luận.
- Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp:
Thông qua số liệu thu thập được từ điều tra, khảo sát, tác giả tập hợp, thống kê và tổng hợp mô tả thành các bảng số liệu, các biểu đồ,... để đánh giá thực trạng chất lượng NNL KTNN và công tác quản lý NNL KTNN.
LVTS Quản lý kinh tế
30