CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC KIỂM TOÁN
3.3. Thực trạng quản lý nhân lực của KTNN chuyên ngành IV
Trong những năm gần đây, KTNN đã quan tâm trong công tác tiêu chuẩn hóa nhân lực, đã ban hành nhiều quy định về tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, như Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 30 Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp (2016), đã ban hành cụ thể tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn về trình độ năng lực, kỹ năng chuyên môn, tiêu chuẩn về tuyển dụng, bổ nhiệm
LVTS Quản lý kinh tế
39
của KTV nhà nước. Ngoài ra KTNN đã chủ trì tham giam công tác xây dựng Luật Kiểm toán 2015, trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn về bổ nhiệm KTV nhà nước. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của KTNN chuyên ngành IV về công tác xây dựng và ban hành các quy định về tiêu chuẩn hóa NNL, như KTNN chuyên ngành IV đã cử 04 công chức có kinh nghiệm để tham gia xây dựng chuẩn mực KTNN và tích cực tham gia góp ý vào các văn bản.
Ngoài ra nhằm chuẩn mực hoá việc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện hoạt động kiểm toán và trong quan hệ xã hội, KTNN đã xây dựng và ban hành ban hành quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước [11].
KTNN chuyên ngành IV dựa vào các Tiêu chuẩn NNL để nhận xét, đánh giá, phân loại, tuyển chọn KTV nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.
3.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý nguồn nhân lực
3.3.2.1. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của KTNN chuyên ngành IV Cần đánh giá tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị để làm cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhân lực. Một số điểm chính về kết quả thực hện nhiệm vụ của KTNN chuyên ngành IV như sau:
Một là, về quy mô kiểm toán giai đoạn 2015-2018
Bảng 3.5: Thống kê số lượng các cuộc kiểm toán do KTNN thực hiện (giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018)
Đơn vị tính: tỉ đồng STT
Năm Lĩnh vực
2015 2016 2017 2018
Số cuộc
Giá trị
Số cuộc
Giá trị
Số cuộc
Giá trị
Số
cuộc Giá trị 1 DAĐT 12 41.173 16 43.340 20 52.706 19 3.340 2
Chương trình MTQG
- - - - - - 1 13.822
3 Kiểm - - - -
LVTS Quản lý kinh tế
40 STT
Năm Lĩnh vực
2015 2016 2017 2018
Số cuộc
Giá trị
Số cuộc
Giá trị
Số cuộc
Giá trị
Số
cuộc Giá trị toán
BCTC
Tổng 12 41.173 16 43.340 20 52.706 14 77.162 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015-2018 của KTNN chuyên ngành IV - Nhìn vào Bảng 3.5 cho thấy trong giai đoạn 2015-2018 KTNN chuyên ngành IV thực hiện kiểm toán 62 cuộc, trong đó chủ yếu là kiểm toán các dự án đầu tư (DADT) nhóm A ngành giao thông 61/62 cuộc kiểm toán, 1 cuộc kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), giá tri được kiểm toán là 214.381 tỉ đồng.
Hai là, về kết quả kiểm toán
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả kiểm toán (từ năm 2015 đến năm 2018) Đơn vị tính: tỷ đồng Nội dung Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm
2018 Tổng cộng
Tăng thu 174 174
Giảm chi 160 590 1.092 830 2.671
Kiến nghị
khác 855 468 2.369 5.655 9.347
Tổng cộng 1.015 1.058 3.460 6.659 12.192 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm từ 2015-2018 của KTNN chuyên ngành IV
- Tổng hợp kết quả kiểm toán giai đoạn từ năm 2015- 2018, KTNN chuyên ngành IV đã phát hiện nhiều vi phạm chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính. Theo bảng 3.6, kiến nghị xử lý tài chính với tổng số tiền là 12.192 tỷ đồng, trong đó các khoản tăng thu 174 tỷ đồng, giảm chi 2.671 tỷ đồng, kiến nghị khác 9.347 tỷ đồng. Đặc biệt, sau khi tiêu chí tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại chất lượng Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn KTNN [4] được ban hành vào tháng 11/2016, trong 2
LVTS Quản lý kinh tế
41
năm thực hiện (năm 2017,2018), KTNN chuyên ngành IV đã kiến nghị xử lý tài chính 10.118 tỷ đồng, chiếm 488% so với tổng số kiến nghị năm 2015, 2016.
Ba là, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
- Tổng hợp kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán từ năm 2016 đến năm 2018 được thể hiện như sau: Kiến nghị xử lý tài chính đã được thực hiện 3.381/201.722 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 61,1% tổng số kiến nghị.
- Như vậy so với tỉ lệ thực hiện kết luật, kiến nghị của KTNN chuyên ngành IV thấp hơn nhiều so với tỉ lệ chung của KTNN 77,3% (số liệu nêu ở mục 3.1.1.3). Nguyên nhân là do chưa tăng cường công tác kiểm tra thực hiện các kiến nghị kiểm toán để đảm bảo tính hiệu lực của Báo cáo kiểm toán.
Bốn là, về đối tượng, đơn vị được kiểm toán:
- Thực tế, từ năm 2012 trở lại đây, KTNN chuyên ngành IV chỉ thực hiện các nhiệm vụ chính như sau:
+ Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước ở các công trình giao thông (gồm công trình đường bộ; công trình đường sắt;
công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay);
+ Kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia thuộc các lĩnh vực: giao thông – vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Đối với lĩnh vực doanh nghiệp, từ năm 2014 KTNN chuyên ngành IV không thực hiện kiểm toán do các doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hóa, vốn nhà nước chiếm tỷ lệ không chi phối (dưới 50%).
+ Yếu tố này đã ảnh hưởng đến cơ cấu nhân lực, việc làm của KTNN chuyên ngành IV do các KTV có bằng kỹ sư thường được phân kiểm toán các dự án đầu tư, KTV có bằng về tài chính thì kểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.
LVTS Quản lý kinh tế
42
Năm là, Đánh giá kết quả thực hiện
- Mặc dù đã có những bước phát triển quan trọng nhưng trước yêu cầu ngày càng cao, hoạt động kiểm toán cũng còn một số hạn chế cần phải khắc phục, thể hiện trên một số điểm chủ yếu sau:
+ Trình độ và năng lực kiểm toán viên chưa đồng đều, một số kiểm toán viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kiểm toán, một số kiểm toán viên còn lúng túng trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận nội dung, phương pháp kiểm toán đối với dự án ODA.
+ Hầu hết các dự án được kiểm toán là các dự án lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia. Các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA với hệ thống quy định riêng của nhà tài trợ, một phần hồ sơ tài liệu là tiếng anh. Trình độ tiếng anh của KTV nhà nước còn hạn chế, nên khó khăn trong công tác kiểm toán.
+ Các đơn vị được kiểm toán phân bố rộng trên địa bàn cả nước.
+ Nhận thức của các đơn vị được kiểm toán về Luật Kiểm toán nhà nước còn hạn chế, Luật Kiểm toán nhà nước chưa có chế tài xử phạt nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước nói chung và KTNN chuyên ngành IV nói riêng.
+ Hiệu lực kiểm toán chưa cao, việc thực hiện kiến nghị kiểm toán, nhất là việc xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm chưa đầy đủ, kịp thời và nghiêm minh, số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật còn ít chưa tương xứng với kết quả kiểm toán.
- Những hạn chế và bất cập nói trên do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, trong đó có một số nguyên nhân chính như: (1) Cơ cấu nhân lực chưa hoàn chỉnh, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KTNN chuyên ngành IV; (2) Nhiều vấn đề có tác động ảnh
LVTS Quản lý kinh tế
43
hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTNN đang trong quá trình hoàn thiện, chế độ chính sách đãi ngộ cho KTV; (3) ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán còn hạn chế (4) Công tác đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chưa được chú trọng đúng mức.
3.3.2.2. Phân tích thực trạng tình hình nhân lực
* Về trình độ đào tạo: Hiện nay KTV, công chức KTNN chuyên ngành IV chủ yếu được đào tạo tại các trường đại học công lập của Nhà nước và được đào tạo ở nước ngoài nên có chất lượng khá cao.
Bảng 3.7. Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực KTNN chuyên ngành IV Đơn vị: Người Thứ
tự Trình độ đào tạo
Số liệu
Số người Tỉ lệ (%)
1 Tiến sĩ 4 4,8%
2 Thạc sĩ 27 32,5%
3 Đại học 52 62,7%
4 Cao đẳng, trung cấp 0 0,0%
Tổng cộng 83
Nguồn: Báo cáo KTNN chuyên ngành IV Theo Bảng 3.6 cho thấy, hiện nay, số công chức, viên chức của KTNN chuyên ngành IV có trình độ đại học trở lên chiếm hơn 100%; 37% công chức, viên chức có trình độ sau đại học, trong đó có 4 tiến sĩ.
Như vậy, nếu sử dụng cơ cấu nhân lực theo trình độ đào tạo là một tiêu chí đo lường chất lượng công tác quản lý thì nguồn nhân lực của KTNN chuyên ngành IV tính đến ngày 31/12/2018 là 100% đều được đào tạo từ đại học trở lên; trong đó, nhân lực có trình độ sau đại học chiếm hơn 37%, trình độ tiến sĩ chiếm 4,8%. Với trình độ đào tạo như trên, KTNN chuyên ngành IV được coi là đơn vị có trình độ chuyên môn cao so với mặt bằng chung của các đơn vị trực thuộc kiểm toán nhà nước (theo thống kế tại bảng 3.5, NNL chung của KTNN: đại học trở lên chiếm hơn 98%; 31,3% công chức, viên chức có
LVTS Quản lý kinh tế
44
trình độ sau đại học, tiến sĩ chiếm 1,61%) và so với mặt bằng chung các bộ, ngành khác.
* Về số lượng nguồn nhân lực theo các năm 2015 đến năm 2018
Biểu đồ 3.2. Tổng số nhân lực theo năm
Nguồn: Báo cáo KTNN chuyên ngành IV Nhìn vào biểu 3.2 tổng số nhân lực giảm theo các năm, năm 2018 chỉ còn 83 người, trong khi năm 2015 tổng số biên chế là 93 người. Nguyên nhân là do công chức luân chuyển đến các đơn vị trong ngành và công chức đến tuổi nghỉ hưu (5 người). Số cán bộ nữ không thay đổi theo các năm.
Về chuyên ngành đào tạo: Tính đến thời điểm hiện nay đơn vị có 83 cán bộ, công chức; 100% cán bộ, công chức của đơn vị đều có trình độ đại học và trên đại học; tỷ lệ cơ cấu ngành nghề kỹ sư/tài chính là 50/33.
93 76
17 91
74
17 83
66
17 83
66
17 0
20 40 60 80 100
Tổng số Nam Nữ
Tổng số 93 91 83 83
Nam 76 74 66 66
Nữ 17 17 17 17
2015 2016 2017 2018
LVTS Quản lý kinh tế
45
-
B
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu nhân lực theo chuyên ngành đào tạo Nguồn: Báo cáo KTNN chuyên ngành IV
- Nhìn vào Biểu đồ 3.3 cho thấy, chuyên ngành khối kinh tế (tài chính, kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng) chiếm 40%, chuyên ngành khối kỹ thuật (xây dựng, giao thông, thủy lợi kiến trúc) chiếm 60%.
Như phân tích ở trên các cuộc KTNN chuyên ngành IV chủ yếu là các cuộc kiểm toán Dự án đầu tư nên các công việc chính đều do các KTV là các kỹ sư chuyên ngành về giao thông, xây dựng (do hiện nay KTNN chuyên ngành IV không còn thực hiện các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính Doanh nghiệp) do vậy tỉ lệ tài chính chiếm 40% là nhiều, chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực vào nhiệm vụ chính trị được giao.
* Về kỹ năng chuyên môn: Đa số KTV nhà nước có kỹ năng lập chương trình kiểm toán; kỹ năng thu thập, phân tích thông tin, thu thập bằng chứng kiểm toán để đưa ra các kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán; có kỹ năng lập biên bản, thuyết trình, thảo luận và các kỹ năng bổ trợ cần thiết khác phục vụ cho công việc kiểm toán. Đối với KTV giữ vai trò trưởng đoàn, phó trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán có kỹ năng
0%
60%
40%
Tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng
Xây dựng, giao thông, thủy lợi, kiến trúc
Luật, hành chính, quản trị kinh doanh, tin học, quản lý kinh tế
LVTS Quản lý kinh tế
46
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán của đoàn kiểm toán, của tổ kiểm toán; có kỹ năng lập báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán, biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán; có kỹ năng phân tích, tổng hợp và xử lý những vấn đề phức tạp trong hoạt động kiểm toán.
- Tuy nhiên trình độ ngoại ngữ của các KTV chưa đáp ứng được môi trường hội nhập, đa số các KTV còn lúng túng khi kiểm toán các dự án ODA có các tài liệu bằng tiếng anh. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các KTV còn chưa đồng đều, các phát hiện kiểm toán phần lớn đều tập trung ở một số KTV có kinh nghiệm, chịu khó học hỏi và hăng hái trong công việc, còn một bộ phận không nhỏ KTV chưa có ý thức học hỏi, còn có tư tưởng ỷ lại.
* Về cơ cấu giới tính
Do đặc thù công tác kiểm toán thường xuyên công tác xa nhà, xa cơ quan dài ngày trên địa bàn rộng trong phạm vi cả nước nên tỷ lệ nữ công chức của KTNN chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam giới.
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu nhân lực theo giới tính của KTNN Nguồn: Báo cáo KTNN chuyên ngành IV
Qua Biểu 3.4 cho thấy, tỷ lệ nữ công chức KTNN chuyên ngành IV chỉ chiếm 20%. Điều này cho thấy với đặc thù công tác kiểm toán thường xuyên
20%
80%
Nam Nữ
LVTS Quản lý kinh tế
47
phải công tác xa nhà, xa cơ quan dài ngày trên địa bàn rộng trong phạm vi cả nước nên không thật sự hấp dẫn đối với nữ giới.
* Về cơ cấu độ tuổi
Là một ngành mới được thành lập, KTNN đang sở hữu NNL trẻ và có xu hướng tăng nhanh là một lợi thế đối với sự phát triển của KTNN.
Bảng 3.8. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi lao động (tính đến ngày 31/12/2018)
Đơn vị tính: Người Độ tuổi Số lựợng tuyệt đối Tỷ lệ (%)
Dưới 30 1 1,2%
Từ 30 đến dưới 50 73 88%
Từ 50 đến 60 9 10,8%
Tổng số 83 100%
Nguồn: Báo cáo KTNN chuyên ngành IV Từ cơ cấu nhân lực theo độ tuổi nêu trên cho thấy: Hiện nay, độ tuổi cán bộ, công chức của KTNN chuyên ngành IV dưới 50 tuổi chiếm 89.2%; trong đó, KTV nhà nước có độ tuổi phổ biến từ 30 tuổi đến 40 tuổi (chiếm gần 80%
tổng số KTV). Với cơ cấu độ tuổi như vậy, công chức, KTV nhà nước đang ở giai đoạn đỉnh cao về thể lực và nhiệt huyết công tác. Độ tuổi này cho phép công chức, KTV nhà nước tích lũy được nhiều kinh nghiệm công tác, có khả năng xét đoán nghề nghiệp tốt nên kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, số công chức trẻ này còn thiếu kinh nghiệm công tác, kỹ năng nghề nghiệp và tác phong làm việc chưa ổn định…
Ngoài ra, số lượng công chức ở độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 10,8%, phần lớn là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đây là lực lượng lãnh đạo nòng cốt, có vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ quan KTNN, họ là những người hội đủ các yếu tố về trình độ, kinh nghiệm, năng lực công tác, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng.
LVTS Quản lý kinh tế
48
3.3.2.3. Công tác quy hoạch cán bộ
KTNN chuyên ngành IV đã hoàn thành công tác lập quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp của cơ quan cho 2 giai đoạn ( 2016 –2021 và 2021 - 2026) trong đó: giai đoạn 2016 - 2021, KTNN đã quy hoạch 8 công chức vào vị trí vị trí lãnh đạo cấp vụ, 40 công chức vào vị trí lãnh đạo cấp phòng; giai đoạn 2021 - 2026, KTNN đã quy hoạch 2 công chức vào vị trí lãnh đạo KTNN, 10 công chức vào vị trí lãnh đạo cấp vụ, 50 công chức vào vị trí lãnh đạo cấp phòng.
Việc hoàn thành quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp đã tạo điều kiện cho công tác cán bộ của KTNN chuyên ngành IV đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, vừa bảo đảm cho nhiệm vụ trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng NNL trong thời gian tới. Tuy nhiên chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số trường hợp chưa thật sự gắn kết công tác quy hoạch với công tác bổ nhiệm cán bộ do hiện nay phần lớn các KTV đều được quy hoạch (75/83 công chức) lên các vị trí cao hơn dẫn đến tình trạng
“quy hoạch treo”. Chưa gắn kết được công tác quy hoạch với việc đào tạo, bồi dưỡng và thử thách qua thực tế để rèn luyện cán bộ.
3.3.2.4. Công tác dự báo nhân lực và xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nhân lực
(1) Về thực trạng nhân lực so với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020:
Về định biên nhân lực: Theo chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 thì KTNN chuyên ngành IV được quy hoạch 120 biên chế. Tuy nhiên tính đến nay, KTNN chuyên ngành IV hiện có 83 biên chế. Như vậy số lượng nhân lực còn thiếu nhiều so với kế hoạch phát triển.
Về cơ cấu theo lĩnh vực công tác, hiện nay KTNN chuyên ngành IV có 100% công chức bổ nhiệm ngạch KTV, lực lượng tham gia kiểm toán mỗi đợt
LVTS Quản lý kinh tế