CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC HÌNH THỨC TRÁNH THUẾ
3.1. Thực trạng áp dụng chính sách ƣu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài
3.1.3. Hạn chế của các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài
3.1.3. Hạn chế của các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài
Việc thực hiện những chính sách ưu đãi thuế nhằm kêu gọi và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã góp phần đáng kể trong việc gia tăng dòng vốn đầu tư. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những mặt hạn chế:
0.00 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00 3,500.00 4,000.00 4,500.00 5,000.00
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
LV thạc sĩ quản lý kinh tế
Thứ nhất, tác động của chính sách ưu đãi thuế đối với việc phân bổ nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào các địa bàn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Để thực hiện việc thu hút đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào các địa bàn kém phát triển, chính sách ưu đãi thuế ở mức cao đang được áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện đầu tư tại khu vực này. Chính phủ và chính quyền địa phương đã có những chính sách ưu đãi như giảm tiền thuê đất, miến giảm thuế; tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng hiệu quả của việc thu hút đầu tư là rất thấp. Những địa bàn kém phát triển gặp nhiều những khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài do những hạn chế về mặt địa lý, cơ sở hạ tầng còn yếu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Các tỉnh thành miền núi, vùng sâu, vùng xa như Tây Nguyên, Tây Bắc… chỉ chiếm gần 10% tổng vốn đầu tư của cả nước (Theo kết quả của bộ Kế hoạch và đầu tư). Mặc dù được hưởng mức ưu đãi thuế cao nhưng tỷ lệ bỏ trống và thu hút được ít vốn tại các vùng này vẫn còn cao. Theo số liệu của tổng cục Thống kê năm 2019 cho thấy đến hết năm 2017, chỉ có 4,7% vốn FDI được đăng ký đầu tư tại các vùng miền núi phía Bắc và trung du Bắc Bộ.
LV thạc sĩ quản lý kinh tế
Biểu đồ 3.4: Số dự án FDI theo vùng (luỹ kế đến tháng 9/2018)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Trong khi đó, các địa phương thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chủ yéu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai… những nơi mà đã có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, thuận lợi về mặt giao thông, gần những cảng biển lớn hay những nơi đã có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao hơn so với trung bình trung của cả nước. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2017 đã cho thấy, các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm gần 70% số dự án và tổng vốn đầu tư của cả nước.
Cụ thể có khoảng 27,7% vốn của nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký vào năm 2017 tại vùng Đồng bằng sông Hồng và 42,4% tổng số vốn FDI đăng ký tại vùng Đông Nam Bộ.
33%
3%
6%
52%
6%
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông cửu Long
LV thạc sĩ quản lý kinh tế
Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng vốn FDI theo vùng (luỹ kế đến tháng 9/2018) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Ngoài việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào những địa bàn đã phát triển thì số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2017 còn chỉ ra có đến hơn 80% trong tổng số dự án đầu tư tập trung vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, ít rủi ro như: điện tử điện lạnh, lọc hoá dầu, bưu chính viễn thông, khách sạn … Còn những lĩnh vực khác được khuyến khích phát triển nhưng có tỷ lệ sinh lợi thấp, rủi ro cao như nông, lâm, ngư nghiệp thì không mấy nhà đầu tư tỏ ra mặn mà. Đến nay, tỷ trọng thu hút vốn nhà đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực này còn thấp. Nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 15,3% GDP của cả nước năm 2017 nhưng tỷ trọng đầu tư vào ngành nông nghiệp thì chỉ chiếm 6% so với tổng số vốn đầu tư của toàn ngành (theo Tổng cục thống kê năm 2019).
29%
5%
17%
43%
6%
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
LV thạc sĩ quản lý kinh tế
Như vậy, những chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào những vùng sâu, vùng xa, địa bàn kém phát triển, vào những ngành hay lĩnh vực có tỷ lệ sinh lời kém, nhiều rủi ro… vẫn chưa đạt được kết quả và mục đích như kỳ vọng.
Thứ hai, có thể thấy một số hình thức ưu đãi thuế của ta còn chưa được rõ ràng, cụ thể dẫn đến việc trở thành những “kẽ hở” để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng để tránh thuế.
Các cách thức mà các nhà đầu tư nước ngoài thường lợi dụng sự ưu đãi của chính sách ưu đãi thuế để tránh thuế có thể kể đến như:
- Việc thành lập doanh nghiệp mới để hưởng ưu đãi thuế, đến khi hết thời hạn ưu đãi thuế lại giải thể doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp mới để kéo dài thời gian hưởng miễn giảm thuế.
-Việc chuyển thu nhập từ những dự án không hưởng ưu đãi sang những dự án được hưởng ưu đãi về thuế. Nhà đầu tư cố tình tạo ra những dự án đầu tư mới mang tính chất ngắn hạn,kém hiệu quả để được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi hoàn thuế cho khoản lợi nhuận để được sử dụng mục đích tái đầu tư.
-Thực hiện hành vi tránh thuế bằng hình thức chuyển giá và báo lỗ.
Mặc dù doanh nghiệp FDI luôn liên tục báo cáo lỗ nhưng vẫn liên tục đầu tư mới, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình trạng trục lợi từ chính sách ưu đãi về thuế trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục diễn ra là do chính sách ưu đãi thuế có thời hạn, ưu đãi về mặt thời gian được miễn giảm thuế do vậy thu hút các dự án đầu tư mang tính ngắn hạn thay vì các dự án đầu tư dài hạn và sau khi kết thúc kỳ hạn được miễn ưu đãi thuế.
Thứ ba, chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam khá cao so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực (theo nghiên cứu của Ngân hang thế giới năm 2012). Ưu đãi thuế cao đồng nghĩa với việc tạo ra gánh nặng cho ngân
LV thạc sĩ quản lý kinh tế
sách nhà nước với chi phí cơ hội cao về thất thu ngân sách. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã cho rằng việc mở rộng chính sách ưu đãi thuế cho là đầu tư nước ngoài chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giảm mức độ huy động ngân sách tại Việt Nam, trong khi đó ngân sách nhà nước đang rất thiếu để đáp ứng nhu cầu cho việc đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội. Việc lồng ghép các chính sách xã hội vào chính sách ưu đãi thuế cho nhà đầu tư nước ngoài vô hình làm chính sách thuế trở nên phức tạp. Chính vì sự phức tạp, khó kiểm soảt này dẫn đến việc chuyển giá, tránh thuế của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.