Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNTAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ
1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản cấp huyện
1.2.2. Nội dung quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng
1.2.2.1. Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước - Quản lý quy hoạch dự án:
Quản lý quy hoạch dự án là các hoạt động quản lý tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; quản lý tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; nhằm tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quản lý quy hoạch dự án xây dựng thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, các bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Công tác quản lý quy hoạch dự án đầu tư xây dựng có vai trò rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động đầu tư phù hợp với mục tiêu chiến lược giúp cho kinh tế xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, hiệu quả và bền vững.
Luận văn quản lý Kinh tế
15
Những căn cứ để lập quy hoạch dự án: Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng đã được phê duyệt; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quy hoạch phát triển ngành có liên quan, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong xây dựng.
Nội dung của công tác quy hoạch: Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, xác định các động lực phát triển địa phương, xác định hệ thống các đô thị, điểm dân cư, các khu công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ; xác định các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối như vị trí, quy mô; dự kiến các hạng mục ưu tiên phát triển, dồn nguồn lực thực hiện; dự báo các tác động môi trường vùng và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường trong các đồ án quy hoạch.
- Quản lý công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản:
Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản gồm kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm. Kế hoạch trung hạn được lập cho thời gian là 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm; kế hoạch phát triển hàng năm triển khai kế hoạch trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và cân đối đầu tư xây dựng cơ bản.
Lập kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn căn cứ vào tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn giai đoạn trước; định hướng phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương; quy hoạch phát triển của địa phương đã được phê duyệt; nhu cầu và dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH.
Lập kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm căn cứ vào kết quả, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH của địa phương; các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách mới phát sinh chưa có trong kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn; nhu cầu và khả năng bố trí vốn để đầu tư xây dựng trong năm kế hoạch.
Luận văn quản lý Kinh tế
16
Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn và hàng năm phải phù hợp với các mục tiêu địa phương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư XDCB và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; việc phân bổ vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư XDCB trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ, đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng; đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; kế hoạch đầu tư XDCB hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn đã được phê duyệt
- Quản lý Công tác thẩm định, phê duyệt dự án:
Thẩm định dự án là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt (theo khoản 36, điều 3, Luật Xây dựng 2014).
Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho công tác thẩm định (theo khoản 37, điều 3, Luật Xây dựng 2014).
Dự án được phê duyệt phải bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội; sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng; Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân
Luận văn quản lý Kinh tế
17
sách nhà nước thì nhà nước với tư cách vừa là chủ đầu tư, vừa là cơ quan quản lý chung các dự án thực hiện cả hai chức năng quản lý với chức năng là chủ đầu tư và quản lý với chức năng vĩ mô (quản lý nhà nước).
- Quản lý công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di chuyển nhà cửa, tài sản, cây cối, các công trình xây dựng trên đất và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định để trả lại mặt bằng thực hiện đầu tư xây dựng cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới các công trình để phát triển kinh tế xã hội.
Đây là công tác hết sức quan trọng, khởi đầu cho việc thi công xây dựng công trình; việc một dự án có thực hiện đúng mục tiêu đề ra ban đầu hay không thì khâu quản lý đền bù GPMB ban đầu này rất quan trọng.
Căn cứ Luật đất đai 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, các văn bản của Chính phủ, bộ ngành, của tỉnh; Việc quản lý công tác giải phóng mặt bằng bao gồm: đối tượng bồi thường, phạm vi bồi thường, giá trị bồi thường phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của nhà nước.
- Quản lý công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu:
Quản lý công tác đấu thầu là quá trình các cơ quan, đơn vị lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực gồm nhân lực, vật lực, tài chính để thực hiện được việc xây dựng các dự án công trình. Mục đích của việc đấu thầu là bảo đảm sự canh tranh minh bạch, khách quan, từ đó lựa chọn được nhà thầu có năng lực nhất tham gia xây dựng công trình. Việc lựa chọn đúng đắn nhà thầu sẽ mang đến hiệu quả dự án, tiết kiệm nguồn vốn cho ngân sách thông qua đấu thầu. Trình tự, thủ tục, thời gian từ phê duyệt kế hoạch đấu thầu, việc lập và thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
Luận văn quản lý Kinh tế
18
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là quá trình triển khai thực hiện xây dựng được công trình theo đúng theo quy hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra nhưng với chi phí hợp lý nhất mà không làm ảnh hưởng tới môi trường, xã hội. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình xem xét tới các nội dung liên quan đến tính phù hợp giữa quy mô, kế hoạch đầu tư các dự án.
Trong quá trình quản lý dự án phải nghiên cứu, xem xét, đưa vào các công nghệ tiên tiến, vật liệu mới, đảm bảo sự bền vững công trình. Quản lý dự án đầu tư phải lấy mục tiêu chiến lược phát triển xã hội theo từng thời kỳ làm mục đích, lấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, từng bước nâng cao đời sống nhân dân làm mục tiêu thực hiện.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đảm bảo các khoản chi phí cho đầu tư xây dựng phải được sử dụng đúng theo đơn giá, định mức quy định, đưa đến hiệu quả tốt nhất cho dự án, tránh các hiện tượng tham nhũng, thất thoát nguồn vốn nhà nước. Việc quản lý tốt chi phí đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Quản lý thi công xây dựng công trình:
Quản lý thi công xây dựng công trình là việc các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát quá trình thi công đảm bảo theo đúng theo hồ sơ thiết kế, dự toán được các cấp phê duyệt, đảm bảo tiến độ dự án trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Quản lý thi công xây dựng bao gồm: Quản lý khối lượng, Quản lý chất lượng, Quản lý tiến độ, Quản lý an toàn xây dựng, Quản lý vệ sinh môi trường.
Luận văn quản lý Kinh tế
19
- Quản lý công tác thanh quyết toán xây dựng công trình:
Tất cả các dự án của cơ quan, tổ chức sử dụng vốn ngân sách nhà nước sau khi hoàn thành đưa vào khai thức sử dụng phải được tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán đầu tư theo Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 quy định về quyết toán vốn hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
Việc thẩm tra quyết toán được thực hiện bởi cơ quan tài chính trực thuộc người có thẩm quyền phê duyệt dự án, đồng thời cũng là nơi phê duyệt quyết toán dự án.
- Quản lý công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong đầu tư xây dựng công trình:
Theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây dựng tại địa phương. Thanh tra chuyên ngành trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm: Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư xây dựng; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng.
Các sở chuyên ngành như Sở Giao thông vận tải, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở công thương … có trách nhiệm tổ chức thanh kiểm tra công trình theo chuyên môn; Sở tài chính tổ chức thanh kiểm tra công tác thanh quyết toán, việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình Thanh tra Nhà nước tổ chức kiểm tra theo chuyên đề, kế hoạch được phê duyệt.
1.2.2.2. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
* Các nhân tố bên trong:
- Tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý:
+ Hoạt động quản lý nước về đầu tư xây dựng phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý, sẽ không thể được quản lý tốt nếu tổ chức bộ máy quản lý không
Luận văn quản lý Kinh tế
20
hợp lý. Công tác tổ chức phải khoa học, hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý có được cái nhìn tổng thể. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan duy nhất, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý khác.
+ Công tác quản lý hành chính nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Thực tế cho thấy nếu quản lý nhà nước yếu kém, hành chính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cần phải đổi mới quản lý hành chính nhà nước.
- Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý:
+ Trình độ năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồm năng lực con người và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu năng lực con người và tổ chức bộ máy yếu thì không thể có hiệu quả cao trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tổ chức bộ máy tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản rất rộng, từ khâu lập quy hoạch kế hoạch, đến khâu thẩm định, phê duyệt dự án, tổ chức giải phóng mặt bằng, tổ chức quản lý dự án, thi công, nghiệm thu, thanh tra, quyết toán, đưa công trình vào sử dụng.
+ Nhân tố con người là hết sức quan trọng và có tính quyết định tới kết quả công việc. Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc thực hiện đúng theo trách nhiệm được giao. Người cán bộ làm công tác quản lý dù ở bất kỳ cơ quan nào hoặc cấp quản lý nào đều phải trang bị cho mình những kiến thức tổng quát và chuyên sâu trên các phương diện như kinh tế, kỹ thuật, luật pháp, quản lý cũng như những thông tin liên quan đến dự án.
Luận văn quản lý Kinh tế
21
* Sự tác động của các yếu tố bên ngoài:
- Sự phù hợp của các văn bản pháp luật liên quan:
Một hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành đầy đủ và phù hợp sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, không đồng bộ, chồng chéo, sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng của cả nước nói chung và của huyện Tam Nông nói riêng. Cơ quan ban hành luật, chính sách được xác định là Quốc hội, Chính phủ, các Bộ.
+ Sự tác động gián tiếp của hệ thống pháp luật tới hoạt động quản lý đầu tư thể hiện: Các chính sách quản lý của nhà nước đồng bộ tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trên phạm vi cả nước cũng như địa bàn huyện Tam Nông. Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và do vậy có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống chính pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản được xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy các chính sách pháp luật cũng cần được bổ sung sửa đổi khi mà bản thân nó không còn đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Luận văn quản lý Kinh tế