Nghiên cứu lượng nước trong môi trường nhân sinh khối nấm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu tuyển chọn và sản xuất chế phẩm đơn dòng nấm đối kháng trichoderma phòng trừ tác nhân gây bệnh thối đen quả ca cao (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Nghiên cứu các điều kiện tối ưu để sản xuất chế phẩm đơn dòng nấm

3.5.2. Nghiên cứu lượng nước trong môi trường nhân sinh khối nấm

Các loại môi trường khi sử dụng để nhân sinh khối cần phải được hấp chín trước khi cấy truyền nấm Trichoderma. Lượng nước là yếu tố rất quan trọng để

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Luận văn Thạc sỹ Trần Thị Thúy – KHMTK19

đảm bảo cho nấm phát triển, vì vậy cần nghiên cứu lượng nước thích hợp cho từng loại môi trường.

3.5.2.1. Lượng nước cho môi trường gạo

Để xác định được lượng nước thích hợp cho môi trường gạo để nhân sinh khối nấm Trichoderma sp., chúng tôi tiến hành 4 mức nước khác nhau 50 ml, 100 ml, 150 ml, 200 ml trong thí nghiệm, kết quả được thể hiện trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng nhân sinh khối của nấm Trichoderma sp. trên môi trường gạo

Nguồn nấm Trichoderma

Công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi

Số bào tử/g Ngày xuất hiện bào tử (sau cấy)

Tr-tv

CT5 74 x 106 b 5 – 6

CT6 26 x 108 c 3 - 4

CT7 40 x 108 d 3 - 4

CT8 33 x 104 a 4 - 5

CV (%) 12,2

Tr-H

CT5 72 x 106 b 5 - 6

CT6 35 x 108 c 3 - 4

CT7 44 x 108 d 3 - 4

CT8 43 x 104 a 4 - 5

CV (%) 6,4

(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Ghi chú: - Các chữ khác nhau a, b, c, d chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.

CV: Độ biến động (%)

Lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nấm Trichoderma trên môi trường nhân sinh khối. Mức 250g gạo + 150ml (CT7) nước cho mật độ bào tử cao nhất (40 - 44 x 108 bào tử/g), sau 3 – 4 ngày nuôi cấy bào tử nấm xuất hiện, sau 7 – 10 ngày bào tử nấm mọc đều xanh kín sinh khối nhân nuôi, ở lượng nước gạo

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Luận văn Thạc sỹ Trần Thị Thúy – KHMTK19

nở vừa phải, khi lắc nhẹ vẫn có độ tơi xốp không bị dính. Ở mức 250g gạo + 50ml (CT5) nước cho lượng bào tử thấp (72 x 106 bào tử/g), nấm phát triển kém là do lượng nước ít, gạo không đủ độ nở, khi hấp xong rất khô. Sau cấy do nấm phát triển sợi kém, sau 5 – 6 ngày mới xuất hiện bào tử nấm trên bề mặt sinh khối nhân nuôi.

Sau đó nấm phát triển kém dần, sinh khối nấm có màu xanh nhạt. Ở mức 250g gạo + 200ml nước (CT8), lượng nước lúc này lại quá dư thừa, gạo nở tạo độ dính, môi trường nhân sinh khối rất bết, không thoáng khí, sợi nấm chỉ phát triển trên bề mặt, sau 4 – 5 ngày bào tử nấm xuất hiện nhưng không mọc lan tỏa được vào phía trong của môi trường nhân sinh khối. Nấm không phát triển được, môi trường nhiều nước sau cấy 6 – 7 ngày bị ôi thiu, thường có mùi chua, mật độ bào tử thấp nhất (43 x 104 bào tử/g).

Hình 3.7. Ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng nhân sinh khối của nấm Trichoderma trên môi trường gạo

3.5.2.2. Lượng nước cho môi trường bột ngô

Nghiên cứu lượng nước thích hợp cho môi trường bột ngô, tiến hành thí nghiệm với 5 mức nước khác nhau: 50 ml, 100 ml, 150 ml, 200 ml, 250 ml, kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.13.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Luận văn Thạc sỹ Trần Thị Thúy – KHMTK19

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng nhân sinh khối của nấm Trichoderma sp. trên môi trường bột ngô

Nguồn nấm

Trichoderma Công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi

Số bào tử/g Ngày xuất hiện bào tử (sau cấy)

Tr-tv

CT9 119 x 106 b 5 - 6

CT10 10 x 108 d 3 - 4

CT11 18 x 108 e 3 - 4

CT12 88 x 107 c 4 – 5

CT13 40 x 104 a 5 – 6

CV (%) 10,6

Tr-H

CT9 181 x 106 b 5 - 6

CT10 12 x 108 d 3 - 4

CT11 19 x 108 e 3 - 4

CT12 10 x 108 c 4 - 5

CT13 80 x 104 a 5 - 6

CV (%) 11,7

(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Ghi chú: - Các chữ khác nhau a, b, c, d chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.

CV: Độ biến động (%)

Lượng nước cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của nấm Trichoderma trên môi trường nhân sinh khối, ở mức 250g bột ngô + 150 ml nước (CT11), nấm phát triển tốt và cho lượng bào tử cao nhất (18 – 19 x 108 bào tử/g), ở công thức này ngô nở vừa đủ, cho độ tơi xốp, khi lắc không bị vón cục. Ở mức 250g bột ngô + 50ml nước (CT9), bột ngô thiếu nước cũng hạn chế sự phát triển của nấm Trichoderma, nên mật độ bào tử thấp (119 - 181 x 106 bào tử/g), ở mức 250g bột ngô + 250ml nước (CT13), lượng nước lại quá nhiều, ngô bết lại nấm

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Luận văn Thạc sỹ Trần Thị Thúy – KHMTK19

không mọc được, sau 5 – 6 ngày môi trường nhân sinh khối bị chua, lượng bào tử đạt thấp chỉ là 40 – 80 x 104 bào tử/g. Vì vậy đối với môi trường bột ngô chọn mức 250g bột ngô + 150 ml (CT11) nước để nhân sinh khối.

Hình 3.8. Ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng nhân sinh khối của nấm Trichoderma trên môi trường bột ngô

3.5.2.3. Lượng nước cho môi trường thóc

Môi trường thóc đã được nghiên cứu là thích hợp nhất cho nấm Trichoderma phát triển, tuy nhiên để xác định được lượng nước thích hợp cho môi trường nhân nuôi, tiến hành thí nghiệm hấp thóc với các mức nước khác nhau, kết quả thu được ở bảng 3.14.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

Luận văn Thạc sỹ Trần Thị Thúy – KHMTK19

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng nhân sinh khối của nấm Trichoderma trên môi trường thóc

Nguồn nấm

Trichoderma Công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu theo dõi

Số bào tử/g Ngày xuất hiện bào tử (sau cấy)

Tr-tv

CT14 41 x 106 a 5 – 6

CT15 10 x 108 b 4 – 5

CT16 31 x 108 c 3 – 4

CT17 53 x 108 d 3 – 4

CT18 44 x 107 a 3 – 4

CV (%) 13,6

Tr-H

CT14 55 x 106 a 5 – 6

CT15 11 x 108 c 4 – 5

CT16 31 x 108 d 3 – 4

CT17 54 x 108 e 3 – 4

CT18 59 x 107 b 3 – 4

CV (%) 11,4

(Viện Bảo vệ Thực vật, 2013) Ghi chú: - Các chữ khác nhau a, b, c, d chỉ sự sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.

CV: Độ biến động (%)

Kết quả cho thấy môi trường thóc yêu cầu lượng nước nhiều hơn so với môi trường gạo và bột ngô. Với lượng nước ít, thóc khô không nở, nấm phát triển kém, mật độ bào tử tăng theo lượng nước trong môi trường nhân sinh khối và thích hợp nhất ở mức 200g thóc + 250ml nước (CT17), đạt mật độ bào tử cao nhất (54 x 108 bào tử/g). Nếu lượng nước vượt quá ở mức 200g thóc + 300ml nước (CT18), thóc nở nhưng nhanh chua, khi thóc bị chua cũng ức chế sự phát triển của nấm. Đối với môi trường thóc dùng để nhân sinh khối chúng tôi khuyến cáo ở mức 200g thóc + 250ml nước (CT17).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu tuyển chọn và sản xuất chế phẩm đơn dòng nấm đối kháng trichoderma phòng trừ tác nhân gây bệnh thối đen quả ca cao (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)