CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.7. Sản xuất chế phẩm đơn dòng nấm Trichoderma sp
Nấm Trichoderma được nuôi trên môi trường PDA dùng làm nguồn để nhân sinh khối.
Bào tử nấm Trichoderma dùng làm nguồn nhân sinh khối sẽ được chuyển vào môi trường nhân sinh khối là thóc, gạo hoặc ngô. Môi trường nhân sinh khối được hấp khử trùng trong 45 phút ở 1210C với tỷ lệ nước và gạo là 250g:150ml và tỷ lệ thóc và nước là 200g:250ml, tỷ lệ ngô và nước là 250g:150ml. Sau đó nguồn nấm Trichoderma sẽ được nuôi cấy trong điều kiện tốt nhất là đậy nút hở và đảo trộn 2 lần sau 3 ngày và 10 ngày, điều kiện ánh sáng xen kẽ 12 giờ sáng và 12 giờ tối tại nhiệt độ phòng trong vòng 15 ngày.
Sau 15 ngày nuôi cấy, nấm Trichoderma sẽ được phơi trong bóng râm cho đến khi khô. Chế phẩm sau đó được đóng gói trong túi nilon, được hút chân không và bảo quản tại nhiệt độ 280C. Quy trình sản xuất chế phẩm đơn dòng nấm đối kháng Trichoderma được nêu cụ thể trong hình 3.11.
Luận văn thạc sĩ Khoa học
Luận văn Thạc sỹ Trần Thị Thúy – KHMTK19
Hình 3.11. Quy trình sản xuất chế phẩm nấm Trichoderma sp.
Nấm Trichoderma được nuôi cấy giữ nguồn trên môi trường PDA
Bào tử nấm Trichoderma được tách khỏi bề mặt PDA và cấy vào môi trường nhân
sinh khối sau khi hấp để nguội
Lắc nhẹ túi nilon để đảo trộn, đảm bảo các bào tử nấm được phân bố đều trong môi trường nhân sinh khối và túi nilon để hở
Nấm Trichoderma được nuôi cấy trong điều kiện nhiệt độ phòng, và được đảo trộn sau 3 ngày, sau 10 ngày nuôi cấy. Thời gian nuôi
cấy là 15 ngày.
Chế phẩm sẽ được phơi trong bóng râm cho đến khi khô
Chế phẩm sẽ được đóng gói trong túi nilon, được hút chân không và bảo quản trong
điều kiện nhiệt độ 280 C
Môi trường nhân sinh khối thóc, gạo hoặc ngô được cho vào túi nilon và bổ sung nước
với lượng thích hợp sau đó được hấp khử trùng trong 45 phút ở 1210C
Luận văn thạc sĩ Khoa học
Luận văn Thạc sỹ Trần Thị Thúy – KHMTK19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Sau một thời gian nghiên cứu đề tài đã tuyển chọn được 2 dòng Trichoderma (Tr-tv và Tr-H) có hoạt độ enzyme Cellulase, Chitinase, β-Glucanase cao, có hiệu quả đối kháng cao (85,8 - 95,3%) với nấm Phytophthora gây bệnh thối đen quả ca cao trong điều kiện phòng thí nghiệm.
2. Nấm Trichoderma sp. tuyển chọn được phát triển thích hợp nhất trên môi trường PDA, sau 3 ngày đường kính đạt 8,0 – 8,3 cm, nhiệt độ thích hợp từ 25 - 300C, tốc độ tăng trưởng đạt 2,3 – 2,9 cm/ngày.đêm, mật độ bào tử cao nhất (34 - 48 x 108 bào tử/ ml).
3. Điều kiện ánh sáng xen tối là thuận lợi nhất cho nấm Trichoderma sinh trưởng và phát triển, pH thích hợp từ 5 – 6. Trên cả 4 loại môi trường là gạo, thóc, bột ngô, gạo trộn bột ngô cả 2 dòng nấm Trichoderma (Tr-tv và Tr-H) đều phát triển tốt. Tùy theo mục đích sử dụng để chọn môi trường nhân nuôi thích hợp.
4. Điều kiện tối ưu để sản xuất chế phẩm đơn dòng là: Môi trường gạo với lượng 250g gạo + 150ml nước cho mật độ bào tử cao nhất (40 - 44 x 108 bào tử/g), trên môi trường bột ngô với lượng 250g bột ngô + 150 ml nước, nấm phát triển tốt và cho lượng bào tử cao nhất (18 – 19 x 108 bào tử/g). Trên môi trường thóc với lượng 200g thóc + 250ml nước, đạt mật độ bào tử cao nhất (54 x 108 bào tử/g) và bào tử nấm đều xuất hiện sau 3 - 4 ngày nuôi cấy. Nấm Trichoderma sp.
phát triển tốt trong điều kiện sử dụng túi nilon buộc nút hở + Đảo trộn cấp khí 2 lần, sau 3 ngày và 10 ngày và ánh sáng cần 12 giờ sáng + 12 giờ tối, cho mật độ bào tử đạt cao nhất (54 – 58 x 108 bào tử/g). Chế phẩm nấm Trichoderma sp.được bảo quản trong điều kiện mát (280C) và đóng trong túi nilon được hút chân không.
Việc ứng dụng chế phẩm sinh học vào phòng trừ bệnh hại trên cây trồng vừa góp phần nâng cao năng suất cây trồng đồng thời bảo vệ môi trường.
Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá chế phẩm trên đồng ruộng để đưa ra kết luận chắc chắn hơn góp phần giảm thiểu sự gây hại của bệnh thối đen quả ca cao và hoàn thiện hệ thống quản lý bệnh hại tổng hợp cho ca cao.
Luận văn thạc sĩ Khoa học