Lưu chứa nước mưa vào lòng đất để sử dụng lâu dài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu hiện trạng và đề xuất sử dụng an toàn nước mưa cho sinh hoạt tại một số huyện ngoại thành hà nộ (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất mô hình thu và lưu chứa nước mưa an toàn

3.4.5. Lưu chứa nước mưa vào lòng đất để sử dụng lâu dài

Sử dụng nước mưa để bổ sung nhân tạo vào lòng đất là một giải pháp lưu chứa nước cho mục đích tương lại. Qua khảo sát tại ba huyện Ứng Hòa, Đan Phượng và Phúc Thọ cho thấy chất lượng nước mưa về cơ bản là khá tốt. Các thông số không đạt so với QCVN 01:2009/BYT là pH, chỉ số pecmanganat, vi sinh vật. Nếu thiết kế hệ thống thu và lưu chứa nước mưa hợp lý có thể khắc phục được các thông số không đạt này.

So sánh chất lượng nước mưa trong bể lưu chứa và nước người dân đang sử dụng từ nguồn nước giếng tại huyện Ứng Hòa (kết quả xem phụ lục 4) lấy cùng thời điểm cho thấy: chất lượng nước từ nguồn giếng khoan có các thông số không đạt so với QCVN 01:2009/BYT nhƣ: NO2-, NO3-, NH4+, chỉ sốpecmanganat, vi sinh vật, Cl-, độ cứng tổng số. Tỷ lệ các mẫu đạt so với QCVN 01:2009/BYT theo bảng 23.

Qua so sánh chất lượng nước mưa và nước giếng, có thể thấy chất lượng nước mưa về cơ bản tốt hơn nước khai thác từ giếng mà các hộ dân đang sử dụng. Việc dùng nước mưa để bổ sung nhân tạo cho nước ngầm là hoàn toàn phù hợp.

Nước mưa sau khi được thu từ mái, loại bỏ phần nước đầu trận, qua hệ thống lọc bằng cát và được lưu chứa trong bể. Khi lượng nước mưa thu được lớn hơn khả năng lưu chứa của bể, lượng nước thừa sẽ được nạp vào lòng đất qua các giếng khơi, giếng khoang và qua hố thấm nước. Tùy theo điều kiện từng gia đình mà áp dụng các kiểu nạp khác nhau. Đối với những hộ gia đình không có hệ thống lọc nước mưa trước khi vào bể, việc sử dụng hố thấm có chứa các vật liệu lọc sẽ đảm bảo những mảnh tạp còn sót lại trong nước mưa thu được sẽ được giữ lại trên bề mặt lớp lọc và được định kỳ vệ sinh. Những hộ gia đình đang sử dụng giếng khoan hoặc giếng khơi thì nên có hệ thống lọc nước mưa trước khi nước được nạp vào lòng đất, việc lọc này sẽ loại bỏ

Luận văn thạc sĩ Khoa học

65

các mảnh tạp tránh làm tắc lớp lưới lọc của giếng khoan và tăng chất lượng nước nạp vào lòng đất.

Bảng 23. Tỷ lệ số mẫu đạt trong mẫu nước giếng của các hộ dân tự khai thác tại huyện Ứng Hòa

TT Các thông số chất lượng nước

Huyện Ứng hòa Tổng mẫu Số mẫu

đạt

Phần trăm

Mẫu Mẫu %

1 Độ đục 30 30 100

2 pH 30 29 96,7

3 NO2 30 18 60

4 NO3 30 22 73,3

5 NH4 30 18 60

6 Fe 30 29 96,7

7 Chỉ số pecmanganat 30 8 26,7

8 Clorua 30 27 90

9 Độ cứng 30 23 76,7

10 Asen 30 30 100

11 Tổng coliforms 30 5 16,7

12 E.coli 30 13 43,3

Luận văn thạc sĩ Khoa học

66

Mô hình sử dụng nước mưa thuđược bổ sung nhân tạo cho nước ngầm:

Hình 21. Mô hình sử dụng nước mưa bổ sung nhân tạo cho nước ngầm qua hố thấm

Hình 22. Mô hình sử dụng nước mưa bổ sung nhân tạo cho nước ngầm qua giếng đào

Luận văn thạc sĩ Khoa học

67

Hình 23. Mô hìnhsử dụng nước mưa bổ sung nhân tạo cho nước ngầm qua giếng khoan

Luận văn thạc sĩ Khoa học

68

Qua khảo sát thực tế và số liệu phân tích chất lượng nước mưa ở khu vực ba huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và Ứng Hòa có thể thấy các hệ thống thu gom và lưu chứa nước mưa của các hộ dân đang sử dụng rất đa dạng từ mái thu, đường ống dẫn, bể lọc đến bể lưu chứa nước. Đa số các hộ dân tận dụng điều kiện có sẵn của gia đình để thiết kế hệ thông thu và lưu chứa nước mưa. Mô hình đề xuất hệ thống thu gom và lưu chứa nước mưa kết hợp những điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu, những mô hình đã có sẵn và qua kết quả nghiên cứu. Mô hình thu nước mưa kết hợp bổ sung nhân tạo vào lòng đất qua hố thấm là kiểu kết hợp giữa hai mô hình đã đƣợc đề xuất là mô hình thu trữ nước mưa hộ gia đình vùng đồng bằng sông Cửu Longcủa Đoàn Thu Hà (2014) và bổ sung nước mưa nhân tạo vào lòng đất qua hố thấm của Đoàn Văn Cánh (2008), mô hình này phù hợp với những khu vực có khả năng thấm nước tốt của nền đất và những hộ gia đình có diện tích để xây dựng hố thấm. Mô hình thu gom và bổ sung nhân tạo nước mưa qua hố thấm sẽ không phù hợp với những khu vực mà nền đất khả năng thấm không tốt.

Mô hình thu gom và bổ sung nhân tạo nước mưa vào nước ngầm qua giếng đào phù hợp với những hộ gia đình có sẵn giếng đào. Mô hình này có khả năng bổ sung lượng nước lớn do khoảng không trong giếng lớn, nước mưa sẽ tích trong giếng và thấm dần vào tầng nước ngầm.

Mô hình thu nước mưa và bổ sung nhân tạo vào nước ngầm qua giếng khoan sẽ thuận lợi ở những hộ gia đình có diện tích không lớn, tầng tiếp nhận nước chưa bão hòa, có khả tiếp nhận nước qua giếng khoan. Mô hình này sẽ khó thực hiện ở những nơi có tầng nhận nước qua giếng khoan đã bão hòa hay tầng nhận nước này tiếp nhận nước chậm. Bổ sung nhân tạo qua giếng khoan sẽ dễ làm tắc lớp lọc của giếng nếu nước có nhiều cặn.

Tùy theo điều kiện của từng vùng cũng nhƣ của từng gia đình có thể sử dụng các mô hình thu gom và bổ sung nhân tạo nước mưa vào tầng nước ngầm khác nhau.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, tại khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội có thể áp dụng phù hợp hơn ở mô hình thu gom và bổ sung nhân tạo qua giếng khoan và qua giếng đào.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

69

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu hiện trạng và đề xuất sử dụng an toàn nước mưa cho sinh hoạt tại một số huyện ngoại thành hà nộ (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)